Top 8 điều không nên làm nơi công sở để không phải tạo nghiệp nơi công sở

0
2141
Vật Phẩm Phong Thủy

Bạn muốn một cuộc sống bình yên nơi công sở, bạn muốn tập trung phát triển sự nghiệp của bản thân tại nơi làm việc, bạn không muốn “tạo nghiệp” với bất kỳ một ai ở văn phòng. Tất cả những gì bạn ao ước sẽ thành sự thật nếu biết cách né tránh các điều “tối kỵ” dưới đây.

1 Không bao giờ nhận xằng công lao của người khác:
Nhưng cũng đừng để người khác nhận xằng công lao của mình. Một thái độ trung thực và rõ ràng trong công việc sẽ được bạn bè đồng nghiệp và sếp quý mến khi tìm việc làm. Đồng thời sếp cũng sẽ đánh giá rất cao việc bạn biết cách đứng ra bảo vệ quyền lợi của mình, vì chỉ khi bạn biết cách bảo vệ quyền lợi của mình bạn mới có thể bảo vệ được quyền lợi cho cơ quan khi được thăng tiến.

2 Không can thiệp vào công việc của người khác:
Mỗi người đều có phương pháp và cách giải quyết vấn đề khác nhau, vì thế họ không cần bạn chỉ đạo họ phải làm thế này hay thế kia. Khi bạn can thiệp vào công việc của người khác đồng nghĩa với việc bạn thiếu tôn trọng họ và rất dễ bị mất lòng. Trường hợp duy nhất bạn có thể can thiệp là khi làm việc nhóm hoặc hoạt động tập thể. Hãy nhớ, đừng “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, hãy ngoan ngoãn hoàn thành tốt phần việc của mình, thế là đủ.

3 Không chú ý tới lời nói của mình
Chắc hẳn bạn đã nghe câu “Suy nghĩ trước khi nói”. Nếu không cẩn thận, những câu nói của bạn có thể ảnh hưởng tới người khác hay thậm chí là cả công ty tìm việc làm tphcm. Bạn phải chịu trách nhiệm với những lời nói của mình. Vì vậy, hãy luôn suy nghĩ kĩ trước khi nói.

4 Không chú ý tới lời nói của mình
Chắc hẳn bạn đã nghe câu “Suy nghĩ trước khi nói”. Nếu không cẩn thận, những câu nói của bạn có thể ảnh hưởng tới người khác hay thậm chí là cả công ty. Bạn phải chịu trách nhiệm với những lời nói của mình. Vì vậy, hãy luôn suy nghĩ kĩ trước khi nói.

5 Quá nhiệt tình
Nhiệt tình chỉ dẫn một người mới hoặc học hỏi từ những người cũ là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, ban đầu, bạn chỉ nên dừng lại ở mức vừa đủ, đủ để họ thấy sự thành tâm của bạn đối với công việc. Không nên lúc nào cũng nhiệt tình bắt chuyện, nhiệt tình hỏi han, nhiệt tình nhờ vả…

Cái gì cũng cần có thời gian, ở một mức độ thân thiết nào đó, sự nhiệt tình đó là bình thường, nhưng khi tiếp xúc với các đồng nghiệp mới, tính cách có phần “quá đà” này lại dẽ khiến họ dè chừng vì sợ rằng có một “âm mưu” nào đó ở đằng sau khi tìm việc làm thêm.

6 “Tám” chuyện riêng tư của người khác
Hãy nhớ rằng bạn được thuê để làm việc, không phải để “buôn dưa lê” về người khác. Những nhân viên thích soi mói đời tư của mọi người thường để lại ấn tượng vô cùng xấu trong mắt các lãnh đạo. Hơn nữa, đây cũng là khởi nguồn của nhiều mâu thuẫn nơi công sở. Đừng dại dột mà đánh mất lòng tin của một ai đó chỉ vì vài ba phút “trà dư tửu hậu”.

7 Lớn tiếng với đồng nghiệp
Ngay cả khi bạn tức giận vì lỗi sai của một đồng nghiệp nào đó trong công ty, hãy cố gắng kiềm chế cơn tức của bản thân để tránh lớn tiếng với họ, đặc biệt là ở nơi đông người. Hình tượng của bạn trong mắt mọi người ngay lập tức sẽ biến thành “bà la sát”, người nóng tính và kết quả tệ nhất là chẳng ai muốn được làm việc cùng với bạn về lâu dài.

8 Than phiền về áp lực công việc
Đây là một chủ đề bạn không nên thảo luận với đồng nghiệp. Khi than thở về áp lực công việc, bạn đang truyền đi một thái độ tiêu cực và người khác có thể đánh giá bạn là một kẻ lười biếng. Đồng nghiệp cũng có chung môi trường làm việc giống bạn, mọi người chịu áp lực công việc như nhau, vì vậy đừng than thở, kêu ca.

Khi đến với môi trường làm việc, bạn không nên biểu hiện cảm xúc thật ra ngoài quá nhiều để người ta phát hiện được con người thật của bạn. Đôi khi, những điều bạn thể hiện có thể vô tình bị lợi dụng, gây bất lợi cho chính bạn.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN