Điều ám ảnh nhất đối với sinh viên mới ra trường chính là phải đi tìm việc làm. Mà để có được một công việc ưng ý thì phải “trày vi tróc vảy” đi phỏng vấn xin việc.
Mọi rắc rối bắt đầu từ đây. Hầu hết mọi người sẽ cảm thấy cực kì căng thẳng và lóng ngóng, không biết phải ngồi dáng nào, đứng ra sao, ăn nói kiểu gì để không mất điểm trong mắt các nhà tuyển dụng.
1 Hãy kiên nhẫn và tích cực trong tìm việc.
Bạn đang tìm kiếm một công việc, bạn thất vọng khi bạn mất quá nhiều thời gian để làm việc đó. Bạn hãy có một danh sách các công ty bạn muốn hướng tới. Hãy kiên trì theo đuổi mục tiêu bởi vì nếu lỡ mất một cơ hội bạn vẫn còn một số công ty khác để tiếp tục. Một chiến lược khác là phải kiên trì trong việc làm cho các nhà quản lý tuyển dụng theo dõi bạn, sau khi bạn đã gửi hồ sơ hoặc đã đến tham gia một cuộc phỏng vấn, hãy cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn quan tâm thực sự đến công ty của họ nhưng không được thể hiện sự thiếu kiên nhẫn hay thô lỗ. Gọi điện cho họ một hoặc hai lần mỗi ngày sẽ không giúp bạn có được bất kỳ ưu đãi nào. Hãy nhớ rằng quá trình tuyển dụng thường lâu dài , và các công ty rất cẩn trọng trong việc đưa ra quyết định của mình. Hãy tìm hiểu kỹ những công ty tiềm năng của bạn và luôn luôn phấn đấu hết mình, giữ tinh thần lạc quan khi tìm việc làm.
2 Đừng đánh giá thấp sức mạnh của ấn tượng đầu tiên
Khi bạn ứng tuyển vào bất kì vi trí nào thì ấn tượng đầu tiên của bạn đối với nhà tuyển dụng cũng rất quan trọng. Cố gắng để lại ấn tượng đầu tiên thật tốt cho dù đó là với thư ký hay nhà tuyển dụng. Nếu bạn muốn mình khác biệt các ứng cử viên khác, bạn phải để lại ấn tượng tốt hơn, thể hiện quyết tâm và sư nghiêm túc muốn có được công việc . Bạn phải cho họ biết sự cố gắng của bạn: ví dụ bạn đến sớm hơn, ăn mặc thông minh, được chuẩn bị kĩ càng hơn.
3 Nghe nhiều hơn nói
Nếu bạn dùng nhiều hơn 20% thời gian của buổi phỏng vấn để nói thì bạn đã không cho ứng viên cơ hội nói về họ. Mục đích của buổi phỏng vấn là nhằm giúp bạn hiểu rõ về ứng viên thông qua lắng nghe câu trả lời của họ. Vì vậy bạn cần giành thời gian để lắng nghe ứng viên nói về họ, càng nhiều càng tốt khi tìm việc làm tphcm.
4 Tránh các câu hỏi quá “chuẩn”
Mọi người đều biết các câu hỏi phỏng vấn điển hình: Anh/chị dự đoán mình sẽ ở vị trí nào trong năm năm tới? Điểm mạnh và điểm yếu của anh/chị là gì? Hãy kể về anh/chị? Đối với các câu hỏi này, rất nhiều ứng viên sẽ dành thời gian để chuẩn bị sẵn câu trả lời. Và những câu trả lời soạn sẵn sẽ chẳng có ích gì cho bạn. Thay vào đó bạn cần tìm những câu hỏi có tính thách đố để buộc ứng viên phải suy nghĩ và đưa ra câu trả lời chân thực. Nhờ vậy, bạn sẽ biết rõ những điểm mạnh và hạn chế của ứng viên. Bạn có thể sử dụng các câu hỏi phân tích tình huống như yêu cầu ứng viên trình bày họ sẽ làm gì trong những tính huống điển hình nào đó để bạn có được bức tranh chính xác nhất về năng lực của ứng viên.
5 Hãy tận dụng ngôn ngữ cơ thể
Thành viên Zambelli Sylar Federico gợi ý rằng bắt chước cử động của người phỏng vấn sẽ giúp bạn lấy được niềm tin từ họ (đương nhiên đừng quá lộ liễu).
“Bằng cách bắt chước những cử động, tông giọng nói, cử chỉ, nhịp thở và những thứ tương tự, bạn đang cho thấy sự đồng điệu với người đối diện, qua đó tạo niềm tin nơi họ” – Federico cho biết.
Tuy nhiên hãy lưu ý rằng họ làm gì, bạn phải làm ngược lại. “Họ gãi mũi bằng tay trái, bạn chạm vào mặt bằng tay phải. Họ ngồi chéo chân, bạn chéo chân theo hướng ngược lại.”
“Sau khi cảm thấy tự tin với ngôn ngữ cơ thể, bạn có thể sẽ muốn bắt chước nhịp độ nói. Nên nhớ rằng, có những người nói rất nhanh, một số người thích nói chậm rãi, và một số khác lại có nhịp điệu riêng của mình khi tìm việc làm thêm.”
6 Thở sâu, chậm rãi, đều đặn
Dù thời gian là thứ quan trọng nhất, nhưng điều này không có nghĩa là bạn phải hối thúc cuộc phỏng vấn trôi qua nhanh như ma đuổi.
Bearry chia sẻ: “Tôi từng có một ông sếp rất thích ngồi thiền, và sau này ông nói với tôi rằng, ông rất thích cách tôi thở sâu và chậm rãi trong cuộc phỏng vấn. Ông biết rằng tôi có thể giữ được cái đầu lạnh dưới áp lực và tạo cho ông cảm giác bình tĩnh.”
Khi bạn thở ngắn, nhanh và gấp, bạn đã vô tình để lộ sự lo lắng cho người đối diện.
Ngoài ra, khi trả lời một câu hỏi, không ai bắt bạn phải nói ngay lập tức, đặc biệt là những câu khó nhằn. Theo thành viên Tim Chi, đôi khi nhà tuyển dụng sẽ thích cách bạn dành một ít thời gian để suy nghĩ về câu hỏi. Điều này vừa giảm bớt căng thẳng, vừa nâng cao sự tự tin ở bản thân.
7 Đừng tự phụ
Thái độ đóng một vai trò quan trọng trong thành công của cuộc phỏng vấn. Sẽ rất cần sự tự tin, chuyên nghiệp và khiêm tốn. Ngay cả khi bạn là một người rất giỏi thì sự tự tin thái quá sẽ mang lại hiệu quả ngược lại đáy.
8 Đừng tỏ ra tuyệt vọng
Khi bạn phỏng vấn với phương pháp “làm ơn, xin hãy thuê tôi”, bạn có vẻ tuyệt vọng và kém tự tin. Đây là một sai lầm mà bạn nên tránh. Dù bạn có lo lắng thì cũng che đậy cảm xúc ấy để nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt về bạn.