Cho dù bạn học chuyên ngành gì đi chăng nữa thì đều phải trải qua quá trình thực tập trước khi tốt nghiệp. Đó không chỉ đơn thuần là điều kiện cần để tốt nghiệp nữa mà là sự đánh giá về năng lực cũng như bước đầu làm quen với môi trường làm việc, đó cũng là một cách để bạn tìm việc làm cơ hội việc làm sau này.
Vậy lần đầu tiên bắt tay vào công việc có gì khác so với những gì ở giảng đường đã học, nhà quản lí sẽ đánh giá bạn dựa trên những yếu tố nào? Bạn cần phải làm những gì để chứng minh được năng lực của bản thân? Đó là những câu hỏi đặt ra mà bạn cần phải hoàn thành những điều đó để có một kì thực tập thành công.
1 Thay đổi phong cách ăn mặc
Điều này là một trong những sai sót mà những sinh viên rất thường mắc phải, bạn là sinh viên, bạn thích mang quần jean, thích đi giày converse và thích những bộ quần áo nổi bật. Nhưng khi đi thực tập tức đã là một phần của công ty và bạn cần phải thay đổi sao cho phù hợp với công việc của mình. Mặc dù bạn có cả tủ quần jean nhưng dân văn phòng cần những bộ cánh lịch sự hơn, phong cánh ăn mặc cũng là một phần thể hiện bản thân mình. Không cần phải quá trau chuốt về ngoại hình nhưng phải thay đổi để đáp ứng đúng nhu cầu công việc, đó cũng là cách bạn thể hiện trách nhiệm của mình với công việc và công ty tuyển dụng.
2 Có sự định hướng trước khi tìm chỗ thực tập
Trước khi bắt tay vào tìm chỗ thực tập, bạn nên có một sự định hướng cụ thể rõ ràng, chọn nơi thực tập phù hợp với ngành nghề mà bạn muốn gắn bó trong tương lai. Điều này rất quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng đến CV của bạn sau khi ra trường. Chẳng hạn như, bạn đang theo học ngành kế toán và mong muốn sau này trở thành một nhân viên phòng kế toán thì nên chọn thực tập trong lĩnh vực kế toán. Sự tiếp xúc với công việc thực tế sẽ giúp bạn tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho công việc mà sau này bạn quyết định sẽ gắn bó.
3 Tìm hiểu kỹ công ty mình sắp làm việc
Mỗi ngày bạn sẽ ở với những người đồng nghiệp (mà nếu may mắn sẽ trở thành những người bạn mới) từ 8 đến 10 tiếng/ngày. Làm sao có thể dành 1/3 thời gian trong ngày với những người bạn không quen biết. Website, facebook fanpage, tài khoản LinkedIn của công ty, FB của chủ đầu tư hay những yếu nhân hay thậm chí là những nhân viên bình thường trong đó, cựu thực tập sinh sẽ là những nguồn thông tin quan trọng với bạn. Những trong những câu hỏi thường gặp là: em biết gì về công ty chúng tôi? Đâu là đối thủ cạnh tranh của công ty? Đâu là những đối tác của công ty? Chúng tôi làm được gì nổi trội trong thời gian qua?
4 Chuẩn bị kỹ phỏng vấn
Đây chính là cơ hội để bạn “chinh phục” nhà tuyển nhân viên tương lai. Hãy ăn mặc phù hợp (các phong cách phá cách, hippie, hip hop, xăm trổ lộ liễu,..) không phù hợp với đại đa số nhà tuyển dụng. Nhìn thẳng vào người phỏng vấn. Trả lời ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề. Đặt ra những tình huống giả tưởng trước khi đi phỏng vấn như: tôi có thể làm gì cho công ty, tôi biết công ty phải đối mặt với những ai, tôi mong muốn học được gì ở quý công ty. Hãy chân thành và trung thực.
5 Coi thực tập như đi làm thật
Nếu bạn muốn sếp nhìn nhận bạn nghiêm túc thì bạn cũng phải đối xử với công việc thật nghiêm túc. Đừng biện lý do mình là sinh viên nên không cần phải có trách nhiệm giống những người fulltime khác. Cho dù lương là bao nhiêu thì hãy đối xử với nó thật nghiêm túc.
6 Kỹ năng làm việc nhóm
Một trong những kỹ năng quan trọng không chỉ cần thiết cho bạn trong quá trình thực tập mà còn liên quan mật thiết đến công việc bạn sau này. Đây được xem là một trong những điểm yếu của sinh viên Việt Nam khi rất nhiều bạn dù có tấm bằng đẹp, ngoại hình ổn nhưng lại thất bại trong việc tìm kiếm công việc cho mình. Rất nhiều công ty, đặc biệt là các doanh nghiêp nươc ngoài rất quan tâm đến kỹ năng làm việc nhóm. Làm teamwork hiệu quả sẽ là một lợi thế lớn cho bạn, không chỉ giúp bạn gây ấn tượng trong kỳ thực tập mà còn giúp bạn tự tạo cơ hội cho bản thân để có được vị trí chính thức tại công ty trong tương lai.