Thường xuyên phải đi công tác xa – đó là đại kỵ của người lớn, các bậc phụ huynh. Bởi họ sợ nhiều chuyện không hay xảy ra với con cái những lúc xa nhà, sợ không chăm lo được cho gia đình, rồi thì đi công tác nhiều vất vả,…
Đó là định kiến không hay về những ngành nghề cần sự tương tác, liên hệ giữa nhiều vùng, nhiều khu vực. Nói vậy không phải phủ nhận ý kiến của phụ huynh, chỉ là, ngành nghề nào mà chẳng phải vất vả, người trẻ chọn làm nghề còn vì đam mê và bên cạnh đó những nghề này còn … kiếm được kha khá lương bổng.
Dưới đây là 5 ngành nghề có đặc thù công việc là thường xuyên đi làm xa để bạn tham khảo và đưa ra quyết định có nên theo đuổi hay không.
1. Phóng viên
Khác với nhà báo là những người viết bài lên báo, có thể ngồi nhà viết, Phóng viên là Những người xông pha ra đường tìm kiếm tin tức để viết báo.
Phụ thuộc vào mảng hoạt động (chính trị, kinh tế, văn hóa, thể thao) hay loại hình báo chí (truyền hình, truyền thanh, báo mạng…) mà công việc của họ có thể đa dạng, khác nhau.
Phóng viên thường dành thời gian ngoài thực địa, thực hiện phỏng vấn và điều tra. Họ thường dành rất ít thời gian ở văn phòng và chủ yếu đi đến những nơi có các sự kiện để liên lạc và thu thập truyện.
Phóng viên có thể thực hiện cả những tin tức quốc tế trong và ngoài nước vì vậy họ thường xuyên phải đi công tác xa. Công việc tại những nơi có dịch bệnh hay chiến tranh có thể đặt người phóng viên vào tình thế nguy hiểm.
Hầu hết phóng viên, nhà phân tích thông tin làm việc toàn thời gian, yêu cầu tốc độ làm việc nhanh để đáp ứng thời hạn công việc và để trở thành người đầu tiên đăng tin tức hay sự kiện mới. Người phóng viên phải làm việc nhiều giờ và có lịch trình thay đổi thường xuyên.
2. Hướng dẫn viên du lịch
Nhiều người xem nghề Hướng dẫn viên là nghề vừa làm vừa chơi. Bởi Hướng dẫn viên du lịch được đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, ở khách sạn “nhiều sao” và thưởng thức nhiều món ăn hấp dẫn.
Chính việc dẫn khách đi tham quan, HDV cũng được đi du lịch miễn phí khắp mọi nơi, được tìm hiểu về phong tục, tập quán của những vùng đất mới. Cơ hội được gặp gỡ với nhiều người giúp HDV mở rộng được nhiều mối quan hệ, làm quen với những người bạn mới, có thể là “người bạn đời” của bạn sau này.
Hướng dẫn viên du lịch là nghề được hưởng một mức lương khá hấp dẫn. Ngoài khoản tiền lương cố định, HDV còn nhận được tiền “Tip” của du khách… Khi hướng dẫn viên đã hết lòng vì công việc thì những khoản tiền “Tip” như thế này cũng góp phần động viên tinh thần cho các HDV du lịch.
Thời gian làm việc là một yếu tố gây khó khăn cho những HDV nữ đã có gia đình. Bởi HDV có khi phải thức dậy lúc 1 – 2 giờ sáng để đi đón khách, luôn phải xa nhà nhiều ngày nên ít có thời gian dành cho gia đình.
Nghề HDV yêu cầu lúc nào bạn cũng phải tươi cười trước mặt khách, cho nên dù tâm trạng không tốt thì khi gặp khách cũng phải tươi cười. Hướng dẫn viên còn phải chịu khá nhiều áp lực, phải chăm sóc từ miếng ăn, giấc ngủ đến chuyện sức khỏe của khách, đôi khi phải hòa giải nhiều mối quan hệ cùng một lúc.
3. Tổ chức sự kiện
Tổ chức sự kiện rất đa dạng, từ một hội chợ triển lãm, hội thảo chuyên đề, lễ động thổ, lễ khánh thành, đến các buổi tiệc chiêu đãi, đám cưới, ra mắt sản phẩm hay một cuộc đi bộ gây quỹ giúp đỡ người nghèo, lễ hội văn hóa, thể thao, các hoạt động xã hội và gây quỹ. Dịch vụ tổ chức sự kiện thông thường được cung cấp theo hình thức trọn gói và người tổ chức sự kiện phải lo tất cả từ khâu xin giấy phép cho tới tổ chức, tiếp đón và dọn dẹp.
Ngành sự kiện là một ngành rất đặc biệt với vô số hào quang sân khấu vây quanh. Nhưng rất ít người có thể đạt được thành công và sống lâu dài với ngành này nếu không có sự cố gắng và đam mê cháy bỏng. Bằng cách nâng cao chuyên môn, nhận thức và thái độ đúng đắn với ngành, các nhà tổ chức sự kiện có thể đoàn kết và cùng nhau phát triển ngành tổ chức sự kiện tại Việt Nam – một ngành nghề sôi động và đầy thử thách.
4. Giao thông vận tải
Trong ngành GTVT có nhiều vị trí công việc với nghiệp vụ khác nhau và điều kiện làm việc cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, kỹ sư làm việc trong ngành này có đôi nét giống như ngành xây dựng, thường phải đi theo các công trình. Bởi vậy, điều kiện làm việc của họ khá linh hoạt, yêu cầu cao về sức khoẻ.
Ngành GTVT luôn được nhà nước chú trọng đầu tư bởi phát triển bởi đây vừa là điều kiện, vừa là nội dung cơ bản trong sự nghiệp phát triển công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Ngành đang rất cần những kỹ sư, nhà quản trị, chuyên gia giỏi để đảm bảo hoạch định chiến lược, xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật trong ngành, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội.
5. Công tác xã hội
Công tác xã hội là một nghề chuyên hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoặc những người bị đẩy ra ngoài xã hội (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già…). Sứ mạng của ngành công tác xã hội là nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu: Những rào cản trong xã hội, sự bát công và bất bình đẳng xã hội.
Với các bạn trẻ, con đường sự nghiệp của mỗi người luôn không phải lúc nào cũng bằng phẳng như lúc các bạn còn ngồi trên ghế nhà trường. Để trở thành một người giỏi trong bất kỹ lĩnh vực ngành nghề nào, bạn phải thực sự rất cố gắng, nắm bắt mọi cơ hội có được và có sự chuẩn bị tốt nhất cho con đường sự nghiệp của mình.