Top 6 địa điểm chụp ảnh cưới đẹp nhất Hà Giang cho các cặp đôi sắp cưới

0
2068
Vật Phẩm Phong Thủy

Có thể nói, đất nước ta là một studio ngoại cảnh khổng lồ với hàng ngàn góc chụp và là thiên đường chụp ảnh cưới cho các cặp đôi cũng như các nhiếp ảnh gia. Trong đó, Hà Giang là nơi sở hữu rất nhiều trong những địa điểm chụp ảnh cưới đẹp nhất Việt Nam.

1 Vườn Hoa Tam Giác Mạch

Hoa Tam giác mạch ban đầu khi mới nở hoa có màu trắng, sau đó chuyển dần sang màu tím nhạt, và cuối cùng, hoa chuyển dần sang màu tím đậm. Tam giác mạch có 2 màu hồng trắng li ti, cánh chụm lại thành hình chóp nón, có ba mặt tam giác, giữ ở giữa hạt giống nhấp nháy đen và e ấp những tay lá bé bỏng vây quanh, cũng mơ hồ ba góc xanh xanh. Ngoài ra, hạt của hoa tam giác mạch còn để làm bánh, nấu rượu.

Hoa tam giác mạch đã mang đến vùng đất Nghĩa Đàn một sự hấp dẫn mới, hy vọng, trong tương lai không xa, ngành du lịch địa phương sẽ mở rộng thêm nhiều vườn hoa tam giác mạch, tạo thêm điểm nhấn mới cho du lịch, góp phần thu hút khách du lịch đến với vùng núi huyện Nghĩa Đàn.

2 Phố Cổ Đồng Văn

Từ lâu, khu phố cổ Đồng Văn luôn là điểm đến khó có thể bỏ qua của những du khách đến với tỉnh Hà Giang.
Đặt chân đến đây, bạn còn có cơ hội khám phá và tìm hiểu khu chợ cổ với nét văn hóa truyền thống hay những quán cà phê mang đậm sắc thái cổ có từ lâu đời.
Trải qua nhiều giai đoạn Lịch sử, đến nay Đồng Văn vẫn còn lưu giữ được khoảng 40 ngôi nhà có tuổi đời trên dưới 100 năm.
Trong đó, cổ nhất là tòa nhà của gia đình họ Lương, được xây dựng vào năm 1890.
Nhìn khái quát kiến trúc các ngôi nhà cổ ở Đồng Văn đều được xây dựng theo lối kiến trúc hai tầng, móng và nền nhà làm bằng đá xanh, sàn và cột kèo làm bằng gỗ, tường trình bằng đất nện, dầy tới 50-60cm, mái nhà được lợp ngói âm dương.

3 Mã Pì Lèng

Mã Pì Lèng (có âm đọc Mã Pí Lèng) là tên gọi của cung đường đèo hiểm trở thuộc Hà Giang, dài khoảng 20 km, nằm trên con đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang, huyện Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc. Mã Pì Lèng gọi theo tiếng Quan Hỏa chỉ “sống mũi con ngựa” theo nghĩa đen, nói rộng ra miêu tả sự hiểm trở của đỉnh núi, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa. Con đường đèo uốn lượn qua những vách núi, vượt qua đỉnh Mã Pì Lèng ở độ cao 2000 mét, dưới chân là vực sâu sông Nho Quế như xẻ đôi một bên là đỉnh Mã Pì Lèng và một bên là Săm Pun (Sam Pun), nơi có cột mốc biên giới và cửa khẩu thông sang Điền Bồng, Trung Quốc.

4 Dinh nhà họ Vương

Được xây dựng vào năm 1919, hoàn thành năm 1928, toàn bộ dinh thự có diện tích gần 3.000m2, nằm trên một khu đất nổi cao như hình mai rùa giữa thung lũng, xung quanh là một dải núi hình vòng cung, tạo nên địa thế phòng thủ kiên cố. Dinh được bao bọc bởi hai bức tường thành xây bằng đá, dày khoảng 60cm đến gần 1m, cao từ 2,5 đến 3m. Cả hai vòng thành đều bố trí nhiều lỗ châu mai.

Đoạn đường dẫn vào dinh thự dốc thoai thoải, được lát bằng những phiến đá hoa cương vuông vức, bằng phẳng. Hai bên lối vào là hai hàng cây sa mộc hàng trăm năm tuổi cao vút, thẳng tắp. Bước lên 15 bậc đá vào trong dinh, ngay cổng đầu tiên du khách sẽ thấy tấm hoành phi sơn son, thếp vàng đề chữ “Biên chinh khả phong” (“Chính quyền biên cương này mạnh”) được vua Nguyễn ban phong cho Vương Chính Đức. Vào bên trong, khu dinh thự thu hút du khách bởi kiến trúc độc đáo, có sự ảnh hưởng của 3 nền văn hóa: Trung Quốc, Pháp và dân tộc Mông Việt Nam.

Được dựng bằng đá xanh, gỗ thông, gỗ pơmu và “ngòi” đất nung, toàn bộ khu dinh thự dài 56m, rộng 20m, cao 10 – 12m, gồm 4 nhà ngang và 6 nhà dọc, đều có kết cấu 2 tầng với 64 phòng dành cho 100 phòng ở. Dinh thự được chia làm 3 khu là tiền dinh, trung dinh và hậu dinh. Tiền dinh là nơi ở của quân lính và người giúp việc, còn trung dinh và hậu dinh là nơi sinh hoạt và làm việc của dòng dõi nhà họ Vương. Tường nhà được xây bằng đá, trong ốp ván, cột kèo gỗ, sàn lát gỗ, mái ngói máng, có hàng hiên lợp ngói ống trang trí hoa văn chữ Thọ. Bố cục khu nhà thấp dần từ ngoài vào trong. Ngôi nhà chính quay mặt ra phía cổng, và còn có các ngôi nhà phụ như: bếp, bể nước, nhà kho và chuồng ngựa… Giữa các dãy nhà là một khoảng sân rộng đầy ánh sáng. Bao quanh khu nhà là vườn cây với nhiều loại cây như sa mộc, quế, đào, lê… Dinh còn có 2 lô cốt để phòng thủ, có kho cất giữ tài sản…

Một trong những nét đặc sắc của dinh thự là nghệ thuật điêu khắc tinh xảo, nhiều chi tiết được chạm khắc cầu kì, khéo léo mang các biểu tượng thể hiện sự phồn vinh, hưng thịnh.

5 Quản bạ

Với cảnh sắc thiên nhiên hữu tình cùng khí hậu mát mẻ, Quản Bạ đẹp tựa khu vườn cổ tích của vùng núi Tây Bắc, sở hữu những câu cầu treo lãng mạn bắc ngang qua dòng sông Miên xanh biếc. Những đồng cỏ mênh mông phủ đầy sắc hoa lấp lánh dưới ánh mặt trời luôn có sức hút khó cưỡng đến các bạn trẻ yêu thích chụp ảnh và các cặp đôi muốn thực hiện album cưới phong cách lãng mạn.

6 Cánh đồng lúa

Là biểu tượng du lịch nổi tiếng của vùng núi Tây Bắc, những cánh ruộng bậc thang vàng óng trải dài trùng điệp từ sườn núi này qua sườn núi khác tạo nên khung cảnh diệu kỳ đẹp đến mê hoặc lòng người, khiến bất kỳ du khách nào cũng bị “choáng ngợp” khi được chứng kiến. Không gian hùng vĩ với những cánh đồng lúa ngút ngàn sẽ là bối cảnh lý tưởng dành cho các cặp đôi yêu thiên nhiên, mong muốn chụp album cưới lãng mạn mang sắc thái cổ tích.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN