Top 6 địa điểm mà bạn nên ghé thăm khi đặt chân đến Long An

0
1507
Vật Phẩm Phong Thủy

Từ lâu, Long An đã nổi tiếng với nhiều địa danh lịch sử đặc sắc, danh lam thắng cảnh đẹp và vô số khu vui chơi thú vị. Và top những địa điểm du lịch Long An dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết cho du khách những điểm đến nổi tiếng mà không ai có thể bỏ qua khi đến tham quan thành phố xinh đẹp này.

1. Cần Đước
Nhắc đến Cần Đước không thể không nói đến đờn ca tài tử bởi nơi đây được xem là một trong những cái nôi của loại hình nghệ thuật này. Hiện nay trong huyện Cần Đước có đình Vạn Phước, là nơi thờ linh vị của ông Nguyễn Quang Đại. Nhạc quan Nguyễn Quang Đại được xem là ông tổ của nhạc tài tử Nam Bộ và cải lương ngày nay. Theo như tìm hiểu của Viet Fun Travel, thời phong trào Cần Vương chống Pháp nửa cuối thế kỷ 19 nổ ra, nhạc quan Nguyễn Quang Đại của triều đình Huế từ bỏ cung đình vào đất phương Nam tham gia kháng chiến. Trong thời gian ở mảnh đất phương Nam, ông là người cách tân nhạc lễ cung đình kết hợp với âm nhạc miền Trung để tạo ra đờn ca tài tử như ngày nay.

2. Ngôi nhà 100 cột
Cần Đước-Long An không những là vùng đất được biết đến với đặc sản gạo nàng thơm Chợ Đào mà còn là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa.Có dịp về Cần Đước, bạn đừng quên ghé thăm một công trình kiến trúc điêu khắc cổ ở xã Long Hựu Đông mà nhân dân địa phương thường gọi là Nhà Trăm Cột ( vì có trên 100 cột).
​du-lich-mien-tay-nha-tram-cot-long-an.jpg

Chủ nhân đời thứ 3 ,ông Trần Văn Ngộ kể rằng ngôi nhà này do ông nội ông, ông Trần Văn Hoa lúc ấy là Hương Sư làng Long Hựu, tổng Lộc Thành Hạ ,tỉnh Chợ Lớn xây dựng vào những năm 1901-1903 do một nhóm thợ miền Trung thực hiện.

Với diện tích 882m2, Nhà Trăm Cột tọa lạc trên một khu vườn rộng 4.044m2 ,chính diện quay về hưóng Tây Bắc. Nhà hoàn toàn bằng gỗ (cẩm lai, gõ đỏ, gõ mật), mái lợp ngói âm dương, nền nhà bằng đá tảng cao 0,9m, mặt nền lát gạch Tàu lục giác. Nhìn trên bình đồ Nhà Trăm Cột có kiểu chữ quốc ( ) , 3 gian , 2 chái.
Nhà gồm có hai phần: phần trước là phần nội tự – ngoại khách,phần sau là phần để ở và sinh hoạt. Lẫm lúa ở sau cùng đã tháo dở (1952), nay chỉ còn nền móng. Kết cấu chính của Nhà Trăm Cột kiểu xuyên trính ( còn gọi là nhà đâm trính, nhà rường) ,khung sườn kiểu bát trụ, định vị theo hướng Tây – Đông, Tiền – Hậu. Các bộ phận của kết cấu chính như trính, trổng đều chạy chỉ , uốn cong kiểu nhà rường ở miền Trung. Tiếp giáp giữa bộ phận trính và trổng để đỡ đòn dông nóc nhà được cách điệu hình ”chày cối”,tượng trưng cho âm dương hòa hợp (nên còn gọi là kiểu nhà chày cối).Đây là kiểu nhà truyền thống có nhiều ưu điểm bởi bộ khung rất chắc chắn. Không gian ”rộng lòng căn” được tạo ra ở giữa nhà do không có hàng cột giữa thích hợp để thờ tự.

3. Cần Giuộc
Cần Giuộc, cái tên đậm chất phương ngữ Nam Bộ đã được nhiều thế hệ người Việt biết đến qua bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, một trong những tác phẩm văn học bất hủ của nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Cần Giuộc hôm nay hiện ra là một vùng đất trù phú, nhiều tiềm năng, với hệ thống các di tích lịch sử – văn hóa đang được bảo tồn, gìn giữ.

Ngược dòng lịch sử, Cần Giuộc thuộc đất Gia Định xưa, là nơi hình thành nước Phù Nam vào thế kỷ thứ nhất và bị Chân Lạp chinh phục vào thế kỷ VI. Các kết quả khảo cổ tại di tích lịch sử khảo cổ học Chùa Núi thuộc xã Đông Thạnh cho thấy, vùng đất Cần Giuộc 2.000 – 3.000 năm về trước đã có người sinh sống nhưng do địa thế đất đai chưa ổn định nên đến cuối thế kỷ XVI hầu hết vùng này vẫn còn là rừng rậm hoang vu… Đến năm 1698, khi Nguyễn Hữu Cảnh được cử vào Nam kinh lý, địa bàn Cần Giuộc chính thức thuộc huyện Tân Bình, phủ Gia Định. Năm 1832, vua Minh Mạng chia Gia Định thành 6 tỉnh – “Lục tỉnh Nam Kỳ”, gồm: Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên thì địa bàn Cần Giuộc nằm trong huyện Phước Lộc, thuộc phủ Tân An, tỉnh Phiên An (tỉnh Phiên An sau này lại được đổi tên thành Gia Định).

4. Chùa Tôn Thạnh
Long An là vùng đất mang đậm nét đặc trưng của vùng sông nước đồng bằng Sông Cửu Long với những cánh đồng mênh mông và vườn trái cây trĩu quả do hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây bồi đắp.

Có thể nói, Long An là một điểm đến hết sức lý tưởng của du khách bởi nơi đây có một nền văn hóa đã hình thành và phát triển rất lâu đời trên châu thổ sông Cửu Long từ thế kỉ I đến thế kỉ VI sau Công Nguyên. Đó là nền văn hóa Óc Eo của Vương quốc Phù Nam, ảnh hưởng từ tinh hoa văn hóa Ấn Độ

Chùa Tôn Thạnh tọa lạc ở tỉnh lộ 835, cách trung tâm huyện Cần Giuộc Long An khoảng 3 km, nhìn bề ngoài cũng như hầu hết những ngôi chùa bình dị khác. Tuy nhiên ít ai biết được rằng, đây chính là ngôi chùa cổ nhất của tỉnh Long An và ngay chính tại nơi đây nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã từng sống làm thơ, làm thầy thuốc và sáng tác bài Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc hào hùng.

5. Cụm di tích Bình Tả
Cụm di tích kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Bình Tả bao gồm Gò Xoài, Gò Ðồn và Gò Năm Tước nằm cách thị xã Tân An 40km theo hướng đông bắc. Nơi đây có các đền thờ thần Siva với kiến trúc độc đáo. Cụm di tích Bình Tả nằm trong một tổng thể di chỉ khảo cổ ở Ðồng Tháp Mười và vùng phù sa cổ Ðức Hoà.

6. Vườn thanh long và ruộng dưa hấu ở Châu Thành
Đến với huyện Châu Thành, du khách sẽ không thể bỏ qua cụm vườn Châu Thành ở xã Tân An. Nơi đây không những nổi tiếng với trái thanh long ruột đỏ ngọt thanh mà còn nổi tiếng với giống dưa hấu Thanh Trì đỏ ruột với vị ngọt đậm.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN