Top 6 tựa sách hay của Tô Hoài được nhiều người mua nhất hiện nay

0
2081
Vật Phẩm Phong Thủy

Nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống của mình, bạn sẽ phải làm những điều khác biệt. Tuy nhiên, đôi khi chỉ vài cuốn sách truyền cảm hứng cũng có thể thay đổi hoàn toàn cái nhìn của bạn và khiến cuộc sống của bạn bước sang trang mới. Dưới đây là 6 tựa sách hay của Tô Hoài được nhiều người mua nhất hiện nay

1 Dế Mèn Phiêu Lưu Ký

“Dế mèn phiêu lưu kí” là tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Ban đầu truyện có tên là “Con dế mèn” (chính là ba chương đầu của truyện) do Nhà xuất bản Tân Dân, Hà Nội phát hành năm 1941.

Sau đó, được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, Tô Hoài viết thêm truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” (là bảy chương cuối của chuyện”. Năm 1955, ông mới gộp hai chuyện vào với nhau để thành truyện “Dế mèn phiêu lưu kí” như ngày nay.

2 Chiều Chiều
Chiều Chiều là con sông dài, qua bao nhiêu ghềnh thác vẫn tiếp tục xuôi dòng hồi ức 80 năm của Tô Hoài, mà vẫn chưa hò hẹn ngày xuống đồng bằng hay đổ ra biển cả. Vậy Chiều Chiều đã mang lại cho người đọc những cảm thụ gì mới? So với những tự truyện trước, Chiều Chiều nặng phần phê phán thời đại mà tác giả đã trải qua; ở các tác phẩm trước, Tô Hoài thường bao che, bào chữa, như là một hồi ký bao cấp.

Đến Chiều Chiều, giọng kể nghiêm nghị hơn về đời sống chính trị và văn nghệ ngột ngạt những năm 1955-1970, về những sai lầm trong chính sách Cải cách ruộng đất, về những đợt học tập chiếu lệ ở trường Đảng cao cấp là trường Nguyễn Ái Quốc, về đời sống Hà Nội từ những ngày tiếp thu qua những đợt sơ tán, đặc biệt là những ngày nhà văn Tô Hoài, trưởng khu phố (1965-1972) phải đi mai phục “bắt gái điếm”, và “những người giặt xi líp thuê cho gái điếm”, “bắt những anh Hà Nội, buổi trưa thuê phòng chơi gái”, hay cảnh diệt chuột, bắt mê tín, thậm chí cả việc “trông nom hơn hai trăm cái hố xí hai ngăn của thành phố”.

Hà Nội thanh lịch của Tô Hoài trong các hồi ký trước, đến Chiều Chiều bỗng sực mùi bẩn thỉu, hôi hám suốt mười trang rất hiện thực mà lần đầu tiên, Tô Hoài đã dành cho “việc ỉa đái của đất Kẻ Chợ”. Ngôn ngữ này sẽ làm ngạc nhiên nhiều độc giả vì lạ lẫm ở hành văn Tô Hoài, một tác giả duy mỹ, có cả một chủ trương về chữ nghĩa, mà từ 1959 anh đã gọi là “chủ nghĩa tiếng nói”.

3 Chuyện Cũ Hà Nội

“Chuyện cũ Hà Nội còn có thể coi là một tập điều tra xã hội học về Hà Nội thời nửa đầu thế kỷ XX bằng văn chương. Bất luận bạn đọc ở giới nào cũng có thể tìm được những điều mình cần biết mà chưa biết. Chuyện cũ Hà Nội được giải thưởng Thăng Long có lẽ còn vì lẽ đó.”

4 Quê Người

Nhà văn Tô Hoài đã viết một bộ tiểu thuyết gồm ba tác phẩm: Quê người, Mười năm, Quê nhà. Mỗi tiểu thuyết, câu chuyện, hoàn cảnh và nhân vật đều khác nhau, nhưng tất cả được nối tiếp có hệ thống về các sự kiện lịch sử và xã hội của một vùng nhất định.

Câu chuyện về một địa phương, đấy là các làng mạc ở Hà Đông và Sơn Tây, vùng Tây Bắc thành phố Hà Nội xưa kia, nơi nhà văn Tô Hoài sinh ra và lớn lên. Ở cả ba tiểu thuyết trên đều in dấu vết những nhân vật trong đó có tác giả và gia đình, bè bạn ở sự việc, ở hoàn cảnh, ở những kỷ niệm hồi thơ ấu và đương thời. Bộ ba tiểu thuyết này đã được liệt kê trong danh sách các tác phẩm của Tô Hoài vinh dự được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học đợt 1 (1996).

Tiểu thuyết Quê Người (viết 1941) cũng một khung cảnh ấy, những vùng Hà Nội đã bị chiếm đóng. Cảnh điêu linh và khốn cùng diễn ra, biết bao nhiêu người đã phải tha hương. Đi phu, đi làm đường, vào Nam, sang Tân Đảo và các thuộc địa Pháp ở ngoài châu Đại Dương, làm cu li đồn điền. Trong cảnh khốn đốn, phải đi “đất khách quê người”. Tiểu thuyết Quê người đã được tác giả viết trước nhất, cách đây nửa thế kỷ, từ khi nhà văn Tô Hoài mới bắt đầu cầm bút. Điều đó chứng tỏ đề tài của vấn đề đã nung nấu lâu dài trong tâm tư và tình cảm tác giả theo bước với sự phát triển của số phận cuộc sống và lịch sử.

Đến nay, hơn năm mươi năm đã qua, để thấy được nguyên nhân sâu xa những điều tâm huyết của Tô Hoài với một vùng đất ông từng gắn bó; trải qua ba mươi năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ ngày nay đương bước vào giai đoạn xây dựng đất nước hùng vĩ chưa bao giờ từng có, Phương Nam Books xin được tái bản cuốn tiểu thuyết này.

5 Mười Năm

Tiêu biểu cho những người “anh hùng trong đời thường” trong 10 NĂM là Lạp, Trung, An, Nhàn, Hai Tâm… Họ có hòan cảnh xuất thân, trình độ văn hóa và nhận thức xã hội khác nhau, nhưng tất cả có chung một lý tưởng cách mạng: đánh đuổi thực dân Pháp, phát xít Nhật xâm lược và bọn quan lại phong kiến để có một cuộc sống mới độc lập, tự do. Trong quá trình tham gia cách mạng, họ vẫn bộc lộ những cá tính, thói quen, cách xử sự tốt lẫn chưa tốt, có khi như tách biệt khỏi tập thể, nhưng đã vào việc thì họ luôn làm hết mình, đòan kết và biềt gạt tình riêng để lo toan cho việc chung.

Là tác phẩm có chủ đề về lịch sử cách mạng, nhưng người đọc vẫn tìm thấy đây đó trong tiểu thuyết 10 NĂM những nét đẹp của đất trời và tình người trong lúc khốn khó trước ách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp, những hình ảnh lãng mạn của tình yêu giữa Lạp và Nhàn ở những phút cuối cùng trong một đêm mùa thu, để rồi sau đó Nhàn vĩnh viễn ra đi trong vòng tay người yêu…

” Trời lại dần dần vào mùa thu. Có những đêm thời tiết đột ngột đổi, gió nổi rào rào trên ngọn xoan, ngọn tre, những người đói trong làng nằm thúng thắng ho. Già lão chỉ đợi trở trời như vậy, là chết. Một đêm ông lão Vựng, bố anh Lê, ngồi chết ở gốc cây mít ngoài góc chợ với mấy người nữa. Thế là lại một ông thợ cửi già dệt lĩnh mười bàn giỏi nhất làng Hạ không còn.

Mặt trăng nẫu vàng như một cái lỗ thủng chuyển động trên vòm trời mù sương. Đêm thăm thẳm hút vào một vùng chết chóc.

Bảy đồng rưỡi bạc một đấu gạo. Mà một ngày quảy thuê không được nổi năm hào công. Khảo giá với nhau thế thôi, chứ gạo ở chợ làng cũng không có, phải nửa buổi lên chợ Cầu hoạ may mới được nhìn mặt hạt gạo. Đồng bạc với mấy hào giắt lưng chỉ mua nổi nắm nộm củ chuối ăn dần. Quần áo lướp tướp như khoác lá chuối. Cũng không còn biết xấu hổ. Lắm lúc người đói dường như người dở hơi, cả ngày nằm ngách xó luồn bắt con kiến, con muỗi mắt, cắn mấy con chấy vuốt trên đầu xuống nhấm ăn. Có lần, một mụ ở chợ ngắm Nhàn, bảo: “Cô này khéo lắm chỉ hai phiên nữa thì được về với các cụ”. Nhàn tất tưởi, vừa đi vừa khóc. Nhàn nắn cổ tay, cổ chân, vuốt má, vuốt mặt. Nhàn không bao giờ ngỡ mình đã phù nề. Có lúc ra bờ ao, soi mặt xuống nước, vuốt tóc, cười. Má phị, nặng, mọng, đùng đục, soi bằng được, Nhàn hơi nhích cười. Nhàn chỉ trông thấy cái cười.

Những lúc ấy, Nhàn nhớ Lạp.

Nhàn lại lần xuống nhà mẹ Lạp. Mẹ Lạp không phải người vùng này. Ở làng Hạ trước kia, cuối năm thường có những bác thợ khâu tay đến may quần áo Tết cho các nhà. Một bà thợ khâu già và cô cháu gái, hai bà cháu năm nào cũng từ Phủ Đình ra khâu đồ Tết ở làng Hạ. Mẹ Lạp ngày trước là cô cháu gái bà thợ khâu già ấy…”.

6 Quê Nhà

Tiểu thuyết Quê nhà (viết 1985) nói về sự việc hai lần quân Pháp tấn công chiếm Hà Nội cách nay đã hơn một thế kỷ. Tuy nhiên, những nhân vật lịch sử của các trận đánh: Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Hoàng Kế Viêm, Lưu Vĩnh Phúc, các tướng tá Pháp như Phơ răng xi Gácniê, Hăng ri Rivie không phải là các nhân vật chủ yếu. Mà ở đây tác giả đã miêu tả tình hình các phường xóm và làng quê trong thành ngoại nội mà nhân dân – các anh hùng vô danh, đã dũng cảm nổi lên chống quân xâm lược như thế nào.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN