Top 10 cách dạy con ngoan mà không hề phải dùng roi vọt

0
1477
Vật Phẩm Phong Thủy

Trẻ em luôn học hỏi từ chính cuộc sống hàng ngày và cách hiệu quả nhất để dạy bọn trẻ là làm mẫu và đối xử với chúng theo cách mà bạn muốn chúng đối xử với người khác, bằng tình thương và sự thấu hiểu chứ không phải la mắng hay sử dụng các biện pháp kỷ luật.

1 Điều chỉnh cảm xúc của bản thân

Đó cũng là một điểm bọn trẻ sẽ học từ bạn. Đừng hành động nóng vội khi đang tức giận hay chán nản. Hãy hít thở thật sâu, đợi đến khi bạn bình tĩnh hơn và làm chủ được tình hình.

2 Học cách thấu hiểu

Bạn phải hiểu rằng khi bọn trẻ nóng giận thì chúng không thể học được gì. Thay vì giảng giải, hãy đưa chúng đến một nơi yên tĩnh, giúp chúng bình tĩnh lại. Đó không phải là một hình phạt mà là một cơ hội để bạn hiểu con hơn. Nếu trẻ vẫn tỏ ra sợ hãi và hoảng sợ, đừng cố giải thích về lỗi lầm của con. Thay vào đó, bạn hãy tạo cho trẻ một cảm giác an toàn và được yêu thương. Sau đó, khi con cảm thấy bình tĩnh hơn, bạn có thể gần gũi con và nói cho con hiểu vấn đề.

3 dạy con, bất ngờ,
Thay vì quát mắng nặng lời, hãy thấu hiểu con bằng những cử chỉ yêu thương và lời nói nhẹ nhàng. (Ảnh minh họa)
Giúp đỡ con

Lấy ví dụ như việc tập ngồi bô, bạn sẽ phải giúp con ở những lần đầu. Nhưng khi con đã làm nhiều lần, chúng sẽ tự tin hơn và có thể tự làm. Điều này cũng tương tự như khi bạn dạy con nói lời Cảm ơn, Đợi đến lượt, Không làm quên đồ, Làm bài tập về nhà và nhiều điều khác nữa. Tạo thói quen là một điều rất quan trọng giúp trẻ có những khung hướng dẫn xây dựng những kỹ năng cơ bản, giúp hình thành tính cách. Bạn có thể nổi điên với việc trẻ liên tục quên áo khoác nhưng việc la mắng không giúp trẻ ghi nhớ.

4 Kết nối trước khi đưa yêu cầu

Trước khi bạn đưa ra những hướng dẫn hay những yêu cầu đối với con, hãy cho trẻ thời gian để làm quen với bạn, đánh thức ham muốn học hỏi từ trẻ. Hãy nhớ rằng trẻ sẽ cư xử sai khi chúng cảm thấy tiêu cực về bản thân và không có sự kết nối với người xung quanh.

5 Nhất quán

Triết lý đằng sau kỹ thuật nhất quán là chúng ta không muốn châm ngòi cho những cuộc tranh cãi và cuộc chiến với con cái mình. Kỹ thuật này cực kỳ hiệu quả miễn là bạn kiên định với nó và nhớ sử dụng bất cứ khi nào có thể. Kỹ thuật này nên sử dụng tốt nhất khi một đứa trẻ mè nheo, gào thét hay nằn nì. Nó có thể được sử dụng để dập tắt hầu hết các hành vi không tích cực. Kỹ thuật này có thể hiệu quả với trẻ nhỏ, trẻ lớn, thậm chí cả các em tuổi teen.

Thực hiện nó như thế nào? Bố mẹ đáp lại hành vi tiêu cực của trẻ với một thông báo đơn giản và bình tĩnh. Khi trẻ tiếp tục hành vi đó, bố mẹ nhắc lại câu thông báo chính xác với ngữ điệu đều đều. Bố mẹ phải giữ được sự bình tĩnh và kiên định.

Ví dụ:

Trước khi thực hiện kỹ thuật nhất quán:

Con: Con muốn kẹo! (gào lên)

Bố mẹ: Không, chúng ta đi thôi.

Con: Nhưng con muốn kẹo (khóc)

Bố mẹ: Thôi nào, không kẹo kiếc gì. Đặt nó xuống. (mức độ cáu tăng lên)

Con: Con muốn kẹo, con muốn kẹo!

Bố mẹ: Chúng ta cần về nhà ngay bây giờ. Nào, đi thôi.

Con: Nhưng con muốn kẹo này cơ. (giậm chân xuống đất)

Bố mẹ: Được rồi, được rồi, mẹ sẽ mua. (rất khó chịu)

Khi thực hiện kỹ thuật kiên quyết:

Con: Con muốn kẹo!

Bố mẹ: Hôm nay không mua kẹo. (giọng bình tĩnh)

Con: Nhưng con muốn kẹo!

Bố mẹ: Hôm nay không mua kẹo. (vẫn điềm tĩnh)

Con: Con muốn kẹo! Con muốn kẹo cơ!

Bố mẹ: Hôm nay không mua kẹo. (vẫn điềm tĩnh)

Và cuối cùng, trẻ phải từ bỏ. Qua thời gian, kỹ thuật này sẽ ngày càng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.

Kỹ thuật nhất quán hiệu quả vì trẻ sẽ chán nản và học được rằng rên rỉ và mè nheo không giúp chúng có được điều mình muốn.

6 Là người quyết định

Khi đối phó với tình huống khó, chúng ta phải duy trì sự kiên quyết trong vai trò làm cha mẹ của mình. Cuộc chiến bố mẹ-con có thể cực kỳ dễ tổn thương, vì thế không có gì khó hiểu vì sao chúng ta dễ dàng đầu hàng. Liệu chúng ta sẽ thốt lên bằng lời rằng mình bỏ cuộc hay chỉ để ý nghĩa đó tồn tại trong đầu và bọn trẻ có thể nhận ra? Con cái hiểu bố mẹ và có thể đọc được ta nghĩ gì. Trẻ sẽ có cách để biết liệu chúng sẽ thắng hay thua trong cuộc chiến với cha mẹ.

Girl standing in doorway of kitchen, arms folded, woman standing behind, arms extended.

Với quyết tâm, chúng ta sẽ có thêm sức mạnh để dập tắt các hành vi tiêu cực. Nó không đòi hỏi phải cằn nhằn hay la mắng nhưng nó huy động sức mạnh nội lực – khi bố mẹ là người có quyền trong các tình huống. Một tình trạng khá phổ biến là bố mẹ lo lắng hay căng thẳng về việc tranh giành quyền quyết định với con cái, nhưng bằng sự quyết tâm trong lòng chúng ta có thể ngăn chặn điều đó.

7 Tập trung vào mặt tích cực và phớt lờ sự tiêu cực.

Chỉ cần đến siêu thị gần nhà bạn có thể thấy những ví dụ về việc bố mẹ thưởng cho sự la hét của con bằng những hình thức chú ý. Thường thứ trẻ muốn nhất chỉ là thu hút được sự chú ý của bố mẹ. Bao nhiêu tiếng khóc là thật sự và bao nhiêu chỉ là giả vờ?

Một thống kê cho thấy chỉ có 75% bà mẹ và khoảng 50% các ông bố ôm con tuổi đến trường hằng ngày. Điều đó không có gì ngạc nhiên khi trẻ quyết định phải hành động ra ngoài khuôn khổ để lôi kéo sự chú ý của bố mẹ mình. Bằng cách tập trung chú ý đến con khi chúng cư xử tốt, bạn sẽ giảm được việc chúng cảm thấy cần phải “làm gì đó” để chúng ta phải chạy tới và nói chuyện với con. Tập trung vào con khi chúng tốt, và ít chú ý khi chúng bộc lộ quá khích sẽ giảm các hành vi thể hiện khao khát như mè nheo.

8 Nói những điều bé chấp nhận

Nhiều khi bé nhất quyết đòi đi chơi, trong khi cả bạn và bé chưa ăn cơm, hãy nói: “Khi nào con ăn xong thì chúng ta đi chơi”, hay “ Chúng ta ăn cơm trước rồi sẽ đi chơi”…Hãy để bé hiểu đó là việc mà bé cần hoàn thành trước khi làm những việc khác. Hãy khuyên bé về những điều bạn lo lắng, như : “Con đừng chơi gần hồ, mẹ lo lắm đấy, nguy hiểm lắm”…
Thông báo trước: Thay vì bắt con phải dừng chơi gì đó ngay, hãy thử nói: “Sắp đến giờ về rồi. Con chuẩn bị chào tạm biệt các bạn nhé”.
Gọi tên bé: Khi đề nghị bé điều gì, bạn hãy gọi tên bé, ví như: “Bin, lấy giúp mẹ cốc nước”.

9 Tạo thói quen cho bé

Tạo cho bé một thói quen tốt là bạn đang “nhàn hóa” việc chăm con đấy, thay vì phải lôi kéo, nịnh nọt, thậm chí quát mắng để con ngồi vào bàn ăn mỗi bữa, hãy cùng bé ghi nhớ những điều cần làm bằng cách lặp đi lặp lại những câu nói như: “Phải rửa tay trước khi ăn”, “Phải đeo dép, đội mũ khi đi ra ngoài” , “Thắt dây an toàn khi ngồi trên xe”…Bạn hãy làm và từ từ cảm nhận thành quả “hạnh phúc” này nhé.

10 Tỏ thái độ dứt khoát với bé

Nếu bé cứ khăng khăng không chịu làm theo những gì bạn muốn, bé tỏ ý hờn dỗi, khóc ỉ ôi đòi bạn phải làm theo ý bé, đừng chiều theo vì sẽ khiến bé dần hình thành tính cách kiêu căng và bướng bỉnh. Hãy kết thúc cuộc tranh cãi bằng cách dứt khoát: “Mẹ sẽ không thay đổi quyết định của mình”. Nhưng cũng đừng nên dừng lại ở đấy nhé, hãy lựa chọn thời điểm khi bé đã bình tĩnh lại để giải thích cho bé hiểu tại sao bạn làm thế.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN