Top 10 kỹ năng phát triển sự nghiệp cho nghề Luật Sư

0
1835
Vật Phẩm Phong Thủy

Kiến thức luôn là nền tảng vững chắc cho việc phát triển sự nghiệp nhưng đồng hành với kiến thức còn có kỹ năng. Kỹ năng ở một không gian và phạm vi nào đó có thể nói là kiến thức hẹp hơn những kiến thức căn bản đã được chúng tôi đề cập tới. Luật sư triển vọng phải có khả năng chứng minh những kỹ năng nhất định để vừa thành công trong vai trò một nhà cố vấn pháp luật/ luật sư đồng thời đem lại hiệu quả trong cạnh tranh chuyên nghiệp của giới kinh doanh.

1. Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp có thể được xem là hoạt động quan trọng nhất của con người. Chúng ta giao tiếp hay truyền thông tin bằng lời nói hàng ngày, mọi lúc, mọi nơi và việc giao tiếp tốt thúc đẩy rất tốt hiệu quả công việc. Trong ngành luật kỹ năng giao tiếp tốt mang đến cho luật sư một lợi thế trong việc xây dựng lòng tin với khách hàng cũng như việc thuyết phục họ trong việc ra quyết định.
Kỹ năng giao tiếp quan trọng đến mức mà chính con người chúng ta đẩy kỹ năng này lên thành một nghệ thuật. Chúng ta vẫn thường nghe câu Nghệ thuật giao tiếp trong cuộc sống hay Nghệ thuật giao tiếp trong kinh doanh. Nếu xem giao tiếp là một môn nghệ thuật thì luật sư nên trở thành một nghệ sỹ trong việc này. Và đây được xem là bước đi quan trọng trong việc mang lại thành công cho luật sư.

2. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trong cuộc sống hay công việc không phải lúc nào công việc cũng chuyển động theo ý của luật sư. Khi cùng tham gia vào một sự việc thì mỗi người tham gia trên quan điểm cá nhân đều có ý kiến rất khác nhau về mỗi sự việc. Hoặc trạng thái của sự việc khiến luật sư cảm thấy không ổn. Đây chính là lúc người theo nghề luật sư cần vận dụng kỹ năng giải quyết vấn đề để đưa sự việc không theo kế hoạch về đúng lộ trình mà luật sư đã định.
Để thành thạo kỹ năng này luật sư phải có kiến thức, sự hiểu biết về nghề. Điều quan trọng không kém là luật sư phải nhìn vào đúng bản chất của sự việc. Có khả năng phân định rõ đúng sai của sự việc. Nếu luật sư nhìn thấy mình sai hoặc mình hiểu sai sự việc thì cần rút kinh nghiệm và tránh tư duy bảo thủ. Chỉ có khi nhìn đúng bản chất sự việc, nhìn đúng bản chất vấn đề luật sư mới có khả năng tìm được cách giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.

3. Kỹ năng làm việc nhóm

Đôi lúc trong khi hành nghề để có sự hỗ trợ tốt luật sư cần phải có đồng đội. Đồng đội hay những người làm cùng luật sư sẽ tạo thành một nhóm làm việc. Luật sư phải biết vận dụng sức mạnh của từng người trong nhóm đặc biệt nếu luật sư là trưởng nhóm hoặc partner thì kỹ năng này lại càng cần phải rèn luyện. Kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp luật sư làm việc hiệu quả hơn nhất là một công việc lớn cần sự phối hợp công việc của mỗi người.
Điều quan trọng trong kỹ năng làm việc nhóm đối với các luật sư là sự đoàn kết. Mỗi luật sư là một cá thể có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm khác nhau nên không dễ để các luật sư đi đến một ý kiến chung thống nhất. Tuy nhiên, sau khi các luật sư đã thống nhất được ý kiến thì việc triển khai sẽ được diễn ra cực kỳ nhanh chóng và chuẩn xác.

4. Kỹ năng làm việc độc lập

Ngược lại với hoàn cảnh làm việc nhóm. Trong không ít trường hợp nghề luật sư phải hoạt động độc lập trong một đống hỗn độn của công việc. Nếu thiếu kỹ năng này luật sư sẽ hoa mắt và đi vào bế tắc của sự u mê. Kỹ năng làm việc độc lập cần sự phân định rõ từng vấn đề. Đầu tiên luật sư phải phân định được việc gì là quan trọng nhất hay cần gấp và sắp xếp công việc theo thứ tự quan trọng nhất và giảm dần thứ tự ưu tiên. Khi phân định được việc này rồi thì hãy thật vững tâm để giải quyết từng công việc một.
Kỹ năng làm việc độc lập sẽ giúp luật sư hoàn thiện năng lực của luật sư. Vì đôi lúc trong công việc nhóm có được sự trợ giúp của đồng đội làm luật sư thiếu sự quyết tâm hay rơi vào trạng thái dựa về cảm xúc và tinh thần. Hãy suy nghĩ độc lập và hành động độc lập nếu luật sư cần phải làm thế. Đây là cơ hội để luật sư chứng tỏ mình trong công việc. Đừng thiếu quyết đoán kể cả luật sư có ít hy vọng nhất.

5. Kỹ năng thuyết phục và đàm phán

Đây có thể xem là kỹ năng tối quan trọng đối với nghề tư vấn nói chung và nghề luật sư nói riêng. Dù luật sư có kiến thức chuyên sâu đến mấy, đưa ra được nhiều phương án giải quyết vấn đề nhưng luật sư không thuyết phục được khách hàng hoặc đối tác ký kết hợp đồng thì hiệu quả cuối cùng của luật sư vẫn chỉ là con số không.
Đàm phán chưa bao giờ là dễ dàng. Để kết thúc được một thương vụ thì việc thuyết phục và đàm phán phải trải qua rất nhiều hình thái từ việc thuyết phục hay đàm phán trực tiếp, qua điện thoại, qua email… Người theo nghề Luật sư chỉ có thể thành công khi luật sư thực sự làm chủ được kỹ năng này.

6. Đáng tin cậy và chính trực

Khách hàng hi vọng luật sư làm việc với tiêu chuẩn đạo đức cao, gồm cả sự chính trực của một chuyên gia và chuẩn mực đạo đức theo luật, vì họ sẽ chỉ cung cấp tài liệu cho những nhà cố vấn pháp luật mà họ tin tưởng. Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của luật sư là những nguyên tắc chỉ đạo nghiêm ngặt đảm bảo luật sư luôn hành động vì lợi ích tốt nhất của khách hàng; bí mật khách hàng và đặc tính nghề nghiệp là rất quan trọng trong việc bảo vệ thanh danh và chuẩn mực của một luật sư chuyên nghiệp.

7. Hoài bão

Các luật sư tham vọng có cực kỳ nhiều hoài bão, được xác định rõ ràng cũng như sự cố gắng để đạt được nó. Trong một doanh nghiệp cạnh tranh như vậy, bạn nên có một chiến lược rõ ràng và thực tế về việc tưởng tượng sự nghiệp của mình sẽ ở đâu trong vòng 5 đến 10 năm tiếp theo, cho dù nguyện vọng của bạn có là trở thành một thành viên của một hãng luật hay một cố vấn cao cấp tại một công ty hàng đầu thế giới.

8. Lòng nhiệt huyết và năng lượng

Hãy chứng minh rằng bạn là một khoản đầu tư chính xác đối với công ty mà bạn xin việc và phù hợp với cách vận hành của họ. Hãy nói về niềm say mê của bạn đối với công ty cũng như những lý do cho vị trí bạn muốn ứng tuyển một cách sôi nổi! Bạn sẽ tạo được một ấn tượng nhất định trong mắt nhà tuyển dụng, ứng viên năng nổ có thể phù hợp cũng như làm việc tốt tại công ty.

9. Cam kết cống hiến cho sự nghiệp của một Luật sư

Với sự cạnh tranh khốc liệt cho vị trí này, nó vô cùng quan trọng, sinh viên có thể chứng minh sự cam kết dài hạn đối với sự nghiệp nghề luật, điều này có thể được thể hiện qua kinh nghiệm làm việc. Rất quan trọng khi bạn có được kinh nghiệm ở cả lĩnh vực pháp lý và môi trường kinh doanh, nó chứng tỏ được sự hứng thú đối với nghề, niềm hăng say và động lực theo đuổi sự nghiệp Luật sư của bạn.

10. Cá tính riêng

Hãy luôn là chính mình và đừng cố gắng trở thành ai đó, người mà bạn cho rằng các công ty đang tìm kiếm. Doanh nghiệp không muốn tuyển dụng những cá thể giống hệt nhau trên đường đua sự nghiệp buồn tẻ đâu! Họ muốn nhìn thấy thật nhiều cá tính khác nhau cùng những đặc điểm sinh động. Tại các cuộc phỏng vấn, hãy luôn nhớ đưa ra những câu trả lời độc đáo của riêng mình, việc đó tốt hơn là trả lời theo cách mà bạn nghĩ nhà tuyển dụng muốn nghe!

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN