Top 7 cách từ chối với đồng nghiệp hay nhờ vã

0
2062
Vật Phẩm Phong Thủy

Thật khó từ chối khi có ai nhờ vả bạn giúp điều gì đó, nhất là khi người nhờ bạn lại là một đồng nghiệp hay một vị sếp. Bạn đang bận nhưng lại không biết nên từ chối thế nào để người kia không phật lòng, mà cũng để mình khỏi áy náy. Càng khó từ chối hơn khi bạn là người “cả nể”. Không giúp có thể mang tiếng xấu, nhưng dễ tính quá thì có thể bị coi thường hoặc bị lợi dụng. Bạn cần biết đánh giá việc gì nên làm giúp đồng nghiệp, việc gì không. Nếu từ chối cũng phải khéo léo và tế nhị.

1 Thay đổi cách nghĩ
Suy nghĩ phổ biến mọi người thường mang là họ sợ sẽ bỏ lỡ cơ hội thăng tiến khi đưa ra lời từ chối nhiệm vụ được giao. Hãy thay đổi suy nghĩ trong chính bản thân mình! Thật ra “từ chối” không đồng nghĩa với việc bạn không thể hiện hết mình trong công việc. Nghĩ theo một hướng khác, từ bỏ những công việc không liên quan là một cách tiết kiệm thời gian giúp bạn thật sự tập trung vào những mục tiêu quan trọng. Hiểu rõ bản thân để quyết định việc gì cần ưu tiên thực hiện sẽ là một yếu tố dẫn lối đến thành công rực rỡ về sau khi tìm việc làm.

2 Biết rõ việc được nhờ.
Chúng ta có thể quyết định ngay mà lại không biết “lượng” sức mình có giữ đúng lời hứa hay không. Tuy nhiên, từ chối “thẳng thừng” thì lại kém tế nhị. Hãy “hoãn binh” một lúc để “chọn” từ ngữ, giọng nói và thể ngữ (ngôn ngữ cơ thể) cho hợp lý để tránh căng thẳng cho cả hai.

Ngoài ra, trước khi đưa ra câu trả lời, hãy hỏi rõ xem công việc người đó định nhờ là gì. Nếu quá sức hoặc không đúng chuyên môn thì dù có rảnh rỗi cũng không nên giúp, kẻo lại mang họa vào thân.

3 Tránh động đến lòng tự trọng của người khác, để họ giữ thể diện của mình
Con người ai cũng có lòng tự trọng. Khi một người có yêu cầu đối với người khác thì ít nhiều họ cũng có tâm lí bất an. Nếu ngay lập tức nói “không được” thì sẽ chạm đến lòng tự trọng của họ, khiến cho họ càng lo lắng, mất bình tĩnh, tạo ra những cảm xúc trái chiều, từ đó gây ra những hậu quả không tốt.

Do vậy, không nên ngay lập tức trả lời thẳng “không được” mà nên tôn trọng thành ý của đối phương. Trước hết bạn cần bày tỏ sự quan tâm, đồng cảm với người nói, sau đó nói rõ về hoàn cảnh thực tại của bạn, lí do bạn không thể nhận lời. Bởi đã nói trước như vậy nên người nghe có thể đồng cảm với bạn, họ sẽ tin lí do bạn đưa ra, tin việc bạn từ chối là bất khả kháng.

Khi từ chối một ai đó, không những bạn phải xem xét trạng thái phản ứng có thể xảy ra của họ mà còn cần chuẩn bị cách diễn đạt chính xác và hợp lí. Ví dụ khi bạn từ chối một ai đó mà lại kể ra tất cả những khuyết điểm của họ thì sẽ làm tổn thương rất lớn đến lòng tự trọng của họ. Trái lại, bạn có thể khen những ưu điểm của họ trước, sau đó mới chỉ ra các khuyết điểm, nói rõ lí do không thể không xử lí như vậy. Từ đó, họ sẽ dễ dàng lắng nghe bạn hơn, thậm chí còn rất cảm kích giúp bạn tìm việc làm tphcm.

4 “Thật xin lỗi bạn, tôi bận mất rồi”
Bạn có thể chọn cách từ chối nhẹ nhàng, lịch sự để cả hai bên cùng cảm thấy vui vẻ và thoải mái nhưng tuyệt đối câu trả lời của bạn phải thẳng thắn, trực tiếp vào ý chính, tránh để họ hiểu sai nghĩa. Đừng để họ hy vọng hay hiểu nhầm bằng những lời nói bóng gió như “có thể,” “tôi cần kiểm tra lại lượng công việc của tôi” hay “tôi sẽ xem xét xem còn thời gian không”.

5 Không vấn đề gì, nhưng mà có thể đợi em được không?
Có lúc đồng nghiệp nhờ giúp đỡ, mà mối quan hệ giữa cả hai rất tốt, thậm chí họ còn từng giúp đỡ bạn, lúc này không tiện từ chối.

Giả sử bạn nói thật là thời gian để hoàn thành việc của bản thân đang không đủ, sẽ dễ khiến đối phương phật ý, mất đi tình cảm giữa hai người.

Lúc đấy bạn có thể nói: “Chị/anh X, em xin lỗi em đang phải giải quyết việc này hơi gấp một chút. Đợi em làm xong rồi làm ngay việc của anh/chỉ được không ạ. Nhất định tối nay em sẽ hoàn thành xong, anh/chị xem có được không.”

Cách nói này, ban đầu nói không làm ngay được, là hạ kỳ vọng của đối phương xuống thấp, sau đó lại đẩy tâm trạng lên bằng cách nói sẽ giúp họ, nhưng không phải bây giờ, xem đối phương có thể chấp nhận điều kiện thỏa hiệp này không.

Nếu không mở ra phương án “sẽ giúp sau” mà chỉ trực tiếp từ chối giúp đỡ, dù bạn nói lý do không giúp là gì đi nữa, cũng sẽ khiến người nhờ vả thấy không thoải mái. Còn với cách nói này, đồng nghiệp sẽ thấy được bạn từ chối bây giờ, nhưng vẫn có thành ý giúp đỡ bạn tìm việc làm thêm.

6 Đừng quên lời “Xin lỗi”
Vốn dĩ “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, hà cớ gì bạn không nói một lời “xin lỗi” với đồng nghiệp khi bạn không thể giúp họ hoàn thành công việc? Bạn rất muốn giúp mọi người nhưng vì điều kiện và khả năng không cho phép nên bạn sẽ đề nghị được giúp đỡ một vài hạng mục trong quá trình họ thực hiện công việc. Nhưng bạn hãy lưu ý rằng việc bạn đồng ý nhận toàn bộ công việc rất dễ dẫn đến sự nhờ vả những lần khác vì thế bạn nên cân nhắc kỹ khi nhận lời giúp đỡ bạn nhé!

7 Cân nhắc xem có nên giúp đỡ hay không
Những công việc được nhờ vả không đồng nhất với tốn thời gian và sức lực. Đôi khi chúng lại mang đến cho bạn những cơ hội tốt. Bạn có thể cải thiện, phát triển các kĩ năng mới, nâng cao kiến thức ngoài lĩnh vực của mình, mở rộng mạng lưới quan hệ, được nhiều người biết tới… Nghe có vẻ thực dụng nhưng khi người khác nhờ bạn giúp đỡ, thay vì từ chối ngay lập tức, hãy cân nhắc: “Việc này sẽ đem lại cho mình những gì?” Vừa có thể thắt chặt quan hệ với sếp, đồng nghiệp, vừa có thêm những kinh nghiệm mới, tại sao bạn từ chối giúp đỡ họ?

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN