Top 7 thói quen giúp bạn trở thành người giao tiếp giỏi

0
3212
Vật Phẩm Phong Thủy

Học cách giao tiếp tốt sẽ có rất nhiều điều lợi trong cuộc sống: giúp chúng ta có nhiều ý tưởng thú vị, giúp phát triển các mối quan hệ, hiểu rõ những điều đối phương muốn nói, giúp công việc gặp nhiều thuận lợi, gia đình vui vẻ sum vầy và tình cảm lứa đôi được vun đắp. Giao tiếp là hình thức trao đổi thông tin, quan điểm sống và sự sẻ chia giữa người với người. Giao tiếp không chỉ thông qua lời nói mà còn bằng hành động và các ngôn ngữ hình thể khác. Bạn giao tiếp tốt hay chưa tốt đều bắt nguồn từ nền tảng gia đình và môi trường sống xung quanh. Sự hình thành tính cách của bạn từ bé cũng sẽ tác động không nhỏ đến các kỹ năng giao tiếp của chính bạn.
Giao tiếp tốt trước hết phải xuất phát từ chính con người bên trong của chúng ta vì sự chân thành hay thật giả đều có thể được nhận biết qua cách ta tiếp xúc và phản hồi với sự việc và hiện tượng trong những tình huống khác nhau của cuộc sống. Giao tiếp là một kỹ năng và kỹ năng này có thể được học hỏi và rèn luyện mỗi ngày. Học giao tiếp là học những bài học về kỹ năng. Nếu sự học hỏi và rèn luyện về kỹ năng của bạn là đều đặn, chúng sẽ trở thành thói quen, đồng thời giúp định hình phong cách sống. Một lối sống tích cực với nhiều thói quen tốt sẽ giúp bạn thu hoạch được nhiều điều bổ ích.

1 Thói quen đọc sách báo, bao gồm cả báo in lẫn báo mạng
Trong thời đại ngày nay, thông tin không phải là vàng, mà là “kim cương”. Bạn có càng nhiều thông tin bao nhiêu, trí thông minh của bạn càng có cơ hội được củng cố và phát triển bấy nhiêu. Nếu bạn không có cơ hội “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, hãy chu du khắp nơi bằng những cuốn sách đã được đúc kết từ kinh nghiệm của kẻ khác và bằng những trang mạng với đầy ắp thông tin của thế giới. Khi chúng ta đọc những câu chuyện của người khác, ít nhiều chúng ta cũng sẽ rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân: cách xử lý tình huống, cách giao tiếp hiệu quả và cách sống tích hơn… Sách báo còn cho chúng ta nhiều kiến thức bổ ích khác về các nền văn hóa khác nhau, là cơ sở giúp chúng ta đúc kết ra được cách giao tiếp và ứng xử nào là phù hợp nhất ở từng vùng miền, lãnh thổ khác nhau sẽ dễ tìm việc làm hơn.

2 Lắng nghe nhiều hơn
Để có thể giao tiếp giỏi điều quan trọng nhất là bạn phải có kỹ năng lắng nghe. Nhưng thật không may, lắng nghe lại là một kỹ năng mà không nhiều người có được, hầu hết mọi người đều muốn nói nhiều hơn lắng nghe. Để có thể làm được điều đó, bạn cần nhiều nỗ lực và năng lượng để thực sự quan tâm đến người khác.

3 Không nói quá nhiều về bản thân
Những người giỏi giao tiếp không can thiệp vào chủ đề khi không cần thiết. Headlee cho rằng: nếu ai đó nói về việc mất một người trong gia đình, đừng bắt đầu nói về thời gian bạn gặp chuyện buồn tương tự.

“Nếu họ đang nói về sự cố họ gặp phải trong công việc, đừng nói với họ về mức độ chán ghét công việc của bạn. Nó không giống nhau”. Cô nói “Nó không bao giờ giống nhau. Tất cả các kinh nghiệm là của cá nhân. Và, quan trọng hơn, nội dung câu chuyện không phải là về bạn. Bạn không cần phải mất thời gian để chứng minh bạn tuyệt vời như thế nào và bao nhiêu khó khăn bạn đã phải chịu đựng. Các cuộc trò chuyện không phải là cơ hội để bạn tự quảng cáo bản thân mình” khi tìm việc làm tphcm.

4 Kỹ năng đọc ngôn ngữ cơ thể
Những người giao tiếp giỏi biết rằng thái độ không phải lúc nào cũng nói lên cảm xúc của một người. Thay vào đó, họ học cách nhận biết những dấu hiệu tinh tế hơn. Một người giao tiếp xuất sắc biết đọc các dấu hiệu rất nhỏ trên khuôn mặt, có khi chỉ kéo dài khoảng một giây.

5 Luôn luôn mỉm cười
Hãy thử nở một nụ cười với người khác trong lần đầu tiên gặp mặt, cảm giác xa cách giữa hai người lạ sẽ được thu hẹp lại. Những nụ cười trong lúc nói chuyện cũng hàm ý “Tôi thích bạn đấy, và chúng ta đang nói chuyện thật vui”. Và người đối diện cũng sẽ hiểu bạn đang hứng thú, và họ sẽ càng hào hứng hơn với cuộc nói chuyện khi tìm việc làm thêm.

6 Nhớ tìm hiểu về đối phương trước khi gặp mặt
Dù ít, dù nhiều, cũng hãy nhớ tìm hiểu xem người mình sắp gặp gỡ, chuyện trò cùng là ai. Họ đến từ đâu, có chức vụ gì, vai trò gì. Họ thích gì, có thói quen gì đặc biệt không, có kiêng kị gì không… Những điều đó sẽ tránh cho bạn bị rơi vào tình thế bị động khi đang giao tiếp. Và dĩ nhiên rồi, bạn cũng sẽ không bị làm khó nữa.

7 Luôn thể hiện rằng bạn thấy hứng thú với họ
Điều đơn giản nhất mà bạn có thể làm để một người có ấn tượng tốt với bạn là hãy thể hiện sự quan tâm, thích thú với họ. Nếu bạn quan tâm tới những điều người A đang phát biểu, thì hãy thể hiện nó bằng ngôn ngữ cơ thể (gật đầu tâm đắc, ánh mắt tập trung vào người đó), hoặc đứng lên và chia sẻ sự đồng cảm. Nếu bạn rất ấn tượng với phong cách trang phục người B thì tại sao không thử tới, tặng người ấy một lời khen (và nói một chút về chuyện đó, nếu có thể). Bản chất của con người là luôn luôn dành nhiều sự chú ý cho những người hứng thú với mình trong một đám đông

Tuy nhiên, hãy đưa ra những lời khen, sự hào hứng thành thật để tránh dẫn đến kết quả ngược lại nhé!

8 Thừa nhận những điều mình không biết
“Một người giỏi giao tiếp không sợ thể hiện những điều mình chưa hiểu” Mark Levy, chủ tịch công ty Xây dựng thương hiệu Levy Innovation và tác giả của cuốn sách Accidental Genius: Using Writing to Generate Your Best Ideas, Insight and Content cho biết. Ông nói có rất nhiều người “tự bắn vào chân mình”, bởi vì họ cố tỏ ra là một người biết tuốt và hoàn hảo, nhưng cho phép người khác thể hiện trong lĩnh vực bạn chưa hiểu biết chính là một cách để ngợi khen họ.

Levy cũng gợi ý câu hỏi khi bạn lúng túng, bạn có thể nói “Tôi không chắc là tôi hiểu ý bạn, bạn có thể giải thích thêm được không?”. Trả lời những câu hỏi như vậy sẽ khiến người nói cảm thấy thích thú, không chỉ bởi vì điều đó chứng minh bạn thật sự chú ý đến lời họ nói, mà còn cho phép họ trình bày lại câu chuyện theo một cách khác thú vị hơn.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN