Phỏng vấn là một trong những bước quan trọng trong một quy trình xin việc làm hè. Được mời phỏng vấn nghĩa là CV của bạn đã gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn sẽ có được việc làm thêm đó đâu nhé! Để được nhận vào, bạn phải chứng tỏ được mình thực sự “khớp” với chỗ trống mà nhà tuyển dụng đang cần người để “điền” vào. Có thể xem phỏng vấn là cơ hội duy nhất để bạn khẳng định sự phù hợp của bản thân vào vị trí tuyển dụng việc làm đó.
Các câu hỏi sơ đẳng trong phần phỏng vấn nhằm giúp nhà tuyển dụng tìm hiểu về khả năng của bạn, trình bày yêu cầu – thời gian biểu của công việc, và cũng để hai bên tìm hiểu rõ hơn về công việc và lý lịch trích ngang của đôi bên.
1 “Xác minh” trước
Một vài ngày trước kỳ phỏng vấn, hãy gọi điện hoặc email cho nhà tuyển dụng để xác nhận rằng bạn sẽ đến cuộc phỏng vấn. Đây là cách chứng tỏ bạn vẫn rất hứng thú với công việc và để “gợi ấn tượng” với người phỏng vấn vốn có trăm công nghìn việc (và không chắc họ còn nhớ tới cuộc hẹn đó – nếu không nhìn vào sổ tay làm việc). Đôi khi bạn sẽ nhận được ngay lời đề nghị làm việc ngay lúc đó, điều này đã xảy ra với rất nhiều người.
2 Đi làm thêm chỉ để cho vui
Suy nghĩ của bạn khi tìm việc làm và công việc mình đang làm sẽ quyết định thái độ làm việc của bạn. Và chắc chắn chẳng một ai muốn có bạn trong đội ngũ nhân viên nếu bạn chỉ xem việc làm thêm như một cuộc vui để kiếm vài đồng tiền tiêu vặt. Hãy nghiêm túc và xem nó như một nhiệm vụ rất quan trọng. Hãy có trách nhiệm với công việc mình đang làm.
3 Chọn việc làm thêm gần với ngành nghề
Nếu có thể, hãy chọn việc làm thêm gần với ngành học của mình hoặc nghề nghiệp tương lai mà bạn theo đuổi. Việc này giúp bạn bổ sung kiến thức cho ngành nghề mình lựa chọn, giúp bạn hiểu hơn về nghề nghiệp tương lai của bản thân.
Một công việc làm thêm gần với ngành nghề sẽ là một điểm cộng trong bảng lịch sử kinh nghiệm làm việc của bạn. Sẽ là một điều tuyệt vời khi bạn vừa ra trường thì sơ yếu lý lịch đã có ngay một dòng thể hiện kinh nghiệm cho vị trí ứng tuyển.
Không dễ nhưng cũng không quá khó khăn để bạn tìm một việc làm thêm như vậy, chỉ cần bạn nhiệt tình và kiên nhẫn. Ví dụ như sinh viên ngành Ngữ văn – Báo chí thì có thể cộng tác với các tòa soạn báo; sinh viên trường Marketing, Kinh tế có thể trải nghiệm ở các vị trí PG, bán hàng thời vụ, cộng tác viên cho các sự kiện truyền thông; sinh viên ngành Xây dựng có thể thực tập không lương tại các công trường…
4 Hãy học hỏi phong cách chuyên nghiệp khi đi xin việc
Khi đã lựa cho cho mình một công việc yêu thích để tìm việc làm thêm, bước tiếp theo là bạn phải chuẩn bị một CV thể hiện khả năng chuyên môn của mình đối với nhà tuyển dụng.
Đừng bao giờ nghĩ rằng một công việc làm thêm bán thời gian thì cần gì phải chuẩn bị kỹ càng nhé, một ứng viên không chuyên nghiệp là điều mà nhà tuyển dụng rất ghét đấy.
Hãy trang bị cho mình một bộ hồ sơ tiêu chuẩn cơ bản, một CV thể hiện kỹ năng trình độ học vấn chuyên môn của bản thân phù hợp với vị trí ứng tuyển, và khi đi phỏng vấn hãy ăn mặc lịch sự gọn gàng đừng bao giờ mang dép lê để đầu xù tóc rối khi đến phỏng vấn bạn nhé.
5 Cẩn thận với thời gian thử việc
Các công ty hiện nay hay làm theo kiểu: bề ngoài thì tuyển một công việc rất hấp dẫn, tuy nhiên thời gian thử việc khá lâu, chỉ cần 2 tháng đã là lâu rồi. Mục đích của thời gian thử việc là họ muốn lợi dụng sức lao động của các bạn để làm việc không công cho họ.Trong thời gian thử việc đó công việc của bạn sẽ rất nặng nhọc, mục đích của họ ở đây là, sau thời gian thử việc bạn làm việc không công cho họ, sau đó bạn thấy mệt và khó khăn quá thì bạn sẽ phải xin nghỉ. Chính vì thế họ vừa bắt mình làm cho họ vừa chả mất đồng nào. Với mỗi công ty tuyển part time mà thời gian thử việc không lương quá lâu thì bạn nên xem xét lại. Đừng để bị lợi dụng nhé.