Top 8 câu nói đừng nên lỡ miệng nói ra khi giao tiếp nơi công sở

0
1716
Vật Phẩm Phong Thủy

Một lời nói thốt ra giống như viên đá ném xuống mặt hồ phẳng lặng. Hòn đá đã khuất khỏi tầm mắt nhưng những gợn sóng mà nó tạo ra vẫn lan dài và còn mãi…

Cuộc sống công sở thường được ví von như một xã hội thu nhỏ với những con người có tính cách, sở thích và quan điểm khác biệt. Cũng vì thế, những bất đồng và tranh cãi là điều khó tránh khỏi trong quá trình làm việc.

Một vài câu nói trong lúc vô tâm và giận dữ lại có thể là mồi lửa cho những trận chiến hay rạn nứt trong quan hệ đồng nghiệp sau này. Dưới đây là 8 câu nói cần tránh trong quá trình giao tiếp tại công sở.

1 “Cái này dễ vậy mà em làm không được sao?”
Hãy đặt mình vào trường hợp của người nghe, bạn sẽ cảm giác gì? Ngoài cảm giác tổn thương, còn là sự ức chế khi thấy mình bị coi thường và đánh giá thấp khi tìm việc làm.

Mỗi người có khả năng khác biệt nhau, nên đừng lấy chuẩn mực về “dễ” và “khó” của mình để đánh giá đồng nghiệp.

2 Tôi không thể
Thái độ “có thể” luôn là đức tính được đánh giá cao. Còn câu nói “Tôi không thể” thiếu cả sự tự tin và sự sẵn sàng nắm bắt cơ hội.

3 “Đó không phải việc của tôi”
Câu nói thể hiện rõ bản chất một nhân viên thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc. Sự thực là bạn không muốn làm điều đó hay công việc đó vượt quá khả năng của bạn? Tuy nhiên, nhà quản lý lại không cần xét đến nguyên do nào khác ngoài việc đánh giá thấp năng lực và sự nhiệt tình của bạn trong công việc. Bạn mất điểm rồi đó!.

Một khi các sếp đã có ý định “nhờ vả” bạn làm việc nào đó có nghĩa là họ đang tạo cơ hội tốt nhất cho bạn bộc lộ tài năng tháo vát, phản ứng nhanh nhạy và năng lực hợp tác của bạn. Nếu vẻn vẹn trả lời bằng câu nói trên, chắc chắn cơ hội lần hai sẽ không bao giờ mỉm cưởi với bạn khi tìm việc làm tphcm.

4 “Đừng đổ lỗi cho tôi, đó không phải là lỗi của tôi”
Cùng với câu nói này là bạn cố giấu sai lầm của mình bằng cách đổ tội cho người khác. Trốn tránh trách nhiệm không phải là việc làm thông minh nếu bạn muốn nhanh chóng thành công trong sự nghiệp. Điều đó cũng không giúp bạn thoát khỏi tình trạng lộn xộn, thậm chí còn khiến bạn rơi vào tình trạng rắc rối hơn: sếp không coi trọng, đồng nghiệp tỵ lạnh…

Mọi sai lầm đều là cơ hội tốt để học hỏi và đúc rút kinh nghiệm. Bạn sẽ mất nhiều hơn được khi từ chối cơ hội để hiểu rõ bản thân mình, lỗi lầm của mình. Điều đó chỉ chứng tỏ bạn sẽ chẳng bao giờ trưởng thành được mà thôi.

Do đó, hãy thẳng thắn và nghiêm khắc nhận lỗi do chính mình gây ra. Việc làm này luôn nhận được sự đánh giá “ngầm” rất cao của sếp cũng như đồng nghiệp.

5 Tôi sẽ cố
Một vài người cho rằng đây là câu trả lời chấp nhận được. Tức là chúng ta đều sẽ cố làm tốt nhất có thể. Nhưng nó sẽ khiến cấp trên của bạn cảm thấy không chắc chắn. Vì khi giao việc, họ đã tin tưởng vào bạn rồi, rằng bạn sẽ hoàn thành trong thời gian nhất định khi tìm việc làm thêm.

Hãy thử tưởng tượng bạn hỏi: “Ông sẽ ký duyệt lương cho tôi vào ngày 15 chứ?”, và sếp bạn trả lời “Tôi sẽ cố”.

Taking time to chat with colleague. Two cheerful business people discussing something and smiling

6 “Chị thấy em không có năng lực”
Không cần giải thích nhiều. Đây là câu nói có thể mang đến những rạn nứt sâu sắc trong mối quan hệ giữa đồng nghiệp.

Không ai muốn bị coi thường nên hãy đặt mình vào vị trí người nghe trước khi thốt ra những lời nói tiêu cực như trên.

7 “Tôi thấy anh/chị có làm gì đâu mà than bận?”
Mỗi người trong công sở sẽ có công việc khác nhau. Cách thức họ làm việc như thế nào là do họ quyết định, điều quan trọng là họ vẫn hoàn thành được mục tiêu.

Nếu bạn thấy đồng nghiệp mình rãnh rỗi, không có nghĩa là họ lười biếng mà trái lại, họ có thể biết cách làm việc hiệu quả và quản lý được thời gian hợp lý. Đừng bao giờ thể hiện sự coi thường đối với bất kỳ ai khi bạn chưa biết rõ về công việc của họ.

8 “Tôi đang bận. Anh nên giao việc đó cho chị B.”
Bốn điều không bao giờ nên nói trước mặt sếp là: “Tôi không thể”, “Tôi sẽ không làm”, “Điều đó không thể được”, “Anh/chị nên yêu cầu người khác làm việc đó” hoặc thở khó nhọc và bảo “Anh tự làm đi”.

Những câu phản ứng như trên chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến hình ảnh và thậm chí cả vị trí của bạn ở nơi làm việc. Thế nên, khi được giao việc, bạn cũng nên vui vẻ nhận nhiệm vụ và trao đổi lại với cấp trên khi nào thích hợp nếu bạn đang bị quá tải hoặc gặp khó khăn.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN