Top 6 tác hại ít ai biết của bệnh tiểu đường

0
1747
Vật Phẩm Phong Thủy

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) được xếp vào tốp những bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Giống như ung thư hay HIV, bệnh tiểu đường cũng phát triển một cách thầm lặng, âm ỉ, khi bệnh có biểu hiện ra bên ngoài thì lúc đó dường như đã quá nặng.

1 Biến chứng cấp tính
Xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn, có thể hôn mê, thậm chí rất dễ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Nguyên nhân có thể do quá liều thuốc hạ đường huyết hoặc insulin, ăn uống kiêng khem quá mức hoặc không ăn nhưng vẫn dùng thuốc, uống rượu nhiều, tập luyện quá sức… Bệnh nhân sẽ cảm thấy cồn cào, run rẩy, vã mồ hồi, choáng váng, đánh trống ngực.

Nếu hạ đường huyết ở thể nhẹ hay trung bình có thể chỉ cần cho bệnh nhân ăn cháo loãng, súp hay uống một cốc nước đường và nằm nghỉ ngơi, khi tỉnh táo lại thì cần bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

Hạ đường huyết nặng cần đưa bệnh nhân nhanh chóng đi cấp cứu và tiêm tĩnh mạch dung dịch ngọt ưu trương 30%…

Trường hợp tăng đường huyết quá cao có thể đưa bệnh nhân vào tình trạng hôn mê do nhiễm toan ceton hay hội chứng tăng áp lực thẩm thấu. Khi bệnh nhân rơi vào tình trạng này đòi hỏi phải theo dõi sát và điều trị kịp thời.

2 Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến mắt
Một biến chứng tương đối phổ biến của bệnh tiểu đường là bệnh võng mạc tiểu đường.

Như với tất cả các biến chứng, tình trạng này được gây ra bởi một vài năm sau của bệnh tiểu đường nếu không kiểm soát hoặc không kiểm soát được. bệnh võng mạc tiểu đường có một số triệu chứng .

Bệnh võng mạc là do các mạch máu ở phía sau của mắt (võng mạc) bị sưng. Huyết áp cao cũng là một yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ cho bệnh võng mạc tiểu đường.

Bệnh võng mạc tiểu đường có thể được điều trị vì vậy tốt nhất là phát hiện nó càng sớm càng tốt. Cách tốt nhất để làm điều này là cần khám bệnh, sàng lọc bệnh lý võng mạc.

3 Bệnh tim mạch
Theo thống kê của Chương trình phòng ngừa bệnh tiểu đường Quốc gia, trên 65% số ca tử vong ở người bệnh tiểu đường là do bệnh tim mạch và đột quỵ. Lượng đường trong máu cao làm tăng sự lắng đọng mỡ ở thành mạch và chậm dòng chảy của máu. Từ đó khiến các mạch máu bị hẹp không thể bơm đủ máu đến tim, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch và gây huyết áp cao.

4 Bệnh nướu răng
Người bị tiểu đường dễ bị bệnh nha chu, một nhiễm trùng nướu răng và xương có thể dẫn tới nhai đau và mất răng. Điều này là do lượng đường huyết tăng cao làm thay đổi collagen trong tất cả các mô, cũng như tăng nhẹ sự mẫn cảm với nhiễm trùng các loại. Hai tình trạng này có mối liên kết mạnh mẽ đến mức chỉ đơn giản bị bệnh nướu răng cũng có thể là dấu hiệu của tiểu đường típ 2.

Trong một nghiên cứu của Trường Y tế công cộng Mailman, ĐH Comumbia về 9.000 người bị mắc bệnh nha chu nặng. Những người này dễ bị mắc bệnh tiểu đường trong 2 thập kỷ tiếp theo gấp 2 lần những người không bị bệnh nướu răng, sau khi đã hiệu chỉnh độ tuổi, hút thuốc, béo phì và chế độ ăn. Thật không may, đó là một vòng xoắn tiêu cực: bệnh tiểu đường không chỉ khiến bệnh nướu răng nặng hơn mà bệnh nướu răng, đặc biệt là viêm nướu hoặc phát triển các ổ áp xe có thể làm tăng đường huyết và khiến bệnh tiểu đường khó kiểm soát. Để ngăn ngừa viêm nha chu, hãy đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày và cân nhắc việc sử dụng nước súc miệng sát khuẩn nhẹ như Listerin để loại bỏ các mảng bám dai dẳng.

5 Nhiễm trùng
Bệnh nhân tiểu đường cũng rất dễ bị nhiễm trùng và có thể bị nhiễm trùng ở bất cứ bộ phận nào điển hình như: răng miệng, lợi, nhiễm trùng da gây mụn nhọt, nấm, nhiễm trùng đường tiểu bàng quang, thận hay bị đau dạ dày

Biến chứng của tiểu đường thực sự rất nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn các biến chứng trên nếu kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu.

6 Hạ đường huyết
Xảy ra khi đường huyết xuống dưới 3.6 mmol/l (65 mg/dl), nguyên nhân có thể là: quá liều thuốc hạ đường huyết; ăn uống kiêng khem quá mức hoặc không ăn nhưng vẫn dùng thuốc; tập luyện quá sức hay uống quá nhiều rượu… Dấu hiệu nhận biết: đói cồn cào, mệt mỏi, run chân tay, bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực

Cách xử trí: Khi có dấu hiệu hạ đường huyết nhẹ và trung bình, người bệnh phải nhanh chóng ăn nhẹ như cháo loãng, súp hoặc uống một cốc nước đường, hay ăn 1 chiếc kẹo và nằm nghỉ ngơi yên tĩnh. Khi tỉnh táo trở lại, nên được ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong trường hợp hạ đường huyết nặng cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức để được xử trí kịp thời.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN