Top 10 công dụng hữu ích của nha đam với đời sống con người

0
1555
Vật Phẩm Phong Thủy

Cây nha đam hay còn được gọi là cây lô hội là loại cây dễ trồng và dễ sinh sôi. Con người tận dụng nó trong việc làm đẹp, sơ cứu vết thương, chế biến món ăn, và quan trọng hơn nữa là dùng nha đam để chữa bệnh.

Dưới đây là 10 công dụng được mọi người tin dùng nhất:

1. Trị bệnh tiểu đường

Sử dụng nha đam như thuốc chữa bệnh theo 3 cách sau:
+ Cách 1: Cắt bỏ phần gai nhọn của lá, nấu sôi để nguội. Bỏ tất cả vào máy xay đều lấy nước uống ngày 3 lần, mỗi lần dùng khoảng 1 muỗng canh, nên nhớ uống trước bữa ăn khoảng 15 phút.
+ Cách 2: Nếu không muốn uống xay có thể dùng ăn như rau luộc. Nấu sôi để nguội sau đó bạn có thể ăn lá nha đam và uống nước đã nấu chín, ngày ăn 3 lần trước bữa ăn.
+ Cách 3: Nếu có thể ăn sống, ngày ăn 1 đến 2 lá ăn kèm với muối, mỗi ngày 3 lần
Nếu kiên trì trong nhiều tháng sẽ có kết quả khả quan, hãy thử nghiệm và theo dõi kết quả thế nào nhé.

2. Bệnh cao huyết áp

Người cao huyết áp, không bị tiểu đường có thể sử dụng 3 cách làm trên và ăn thêm với đường hay đường phèn.

3. Bệnh xơ gan cổ chướng

Đây là loại bệnh nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao, nếu phát hiện sớm người bệnh có khả quan cứu chữa kịp thời, và chính vì vậy nha đam cũng sẽ trở thành một phần để hỗ trợ người bệnh trong việc chữa xơ gan cổ chướng.

Với cách làm như sau: Lấy một nắm lá rửa sạch, gọt vỏ. Dùng nửa lít mật ong nguyên chất, xay đều với nha đam, sau đó uống hàng ngày trước mỗi bữa ăn 15 phút, mỗi lần uống chừng 20 ml ngày uống 3 lần và cần phải kiên trì trong nhiều tháng để có được kết quả khả quan nhất, cũng như cảm thấy được sự chuyển biến sức khỏe.

4. Chống béo phì

Trong nha đam có chứa chất Aloin, rất hiệu nghiệm trong việc giảm cân. Và nếu muốn giảm cân cấp tốc hãy bổ sung nước ép vào thực đơn mỗi ngày của bạn, không chỉ giúp giữ gìn vóc dáng mà còn bảo vệ sức khỏe chống mọi bệnh tật. Những người mắc bệnh béo phì, rất khó để giảm cân vì vậy sử dụng nha đam như một món ăn không thể thiếu để có thể giảm cân hiệu quả.

5. Chữa vết bỏng

Vì đặc tính chứa nhiều nước, lại là thực phẩm tự nhiên nên khi áp dụng lên da sẽ mang lại cảm giác mát mẻ, từ đó làm dịu vết bỏng, giảm sưng, giảm tấy đỏ. Chỉ cần làm dập lá đắp lên vết bỏng, và thay liên tục nếu lá đắp đã khô nước để ngăn chặn tối đa vết thâm sau khi bỏng.

6. Trị viêm loét dạ dày

Uống nhựa tươi lá nha đam. Cứ vài giờ uống một muỗng nhựa tươi lúc bụng không có thức ăn giúp làm lành vết viêm loét dạ dày. Lưu ý một ngày bạn không nên ăn quá 400 mg lá tươi, hãy kiên trì để có được kết quả tốt nhất.

7. Trị vết thâm tím, trầy xước

Nha đam tươi giúp làm săn da, giúp xe khít lỗ chân lông. Bôi nhựa tươi lên mặt có tác dụng ngừa nám, mịn da, ngăn ngừa mụn… Nhiều nghiên cứu cho thấy thạch trong lô hội có khả năng làm lành vết thương, chỗ loét, vết bỏng. Đắp thạch lô hội vào vùng cần chữa, sẽ giúp làm lành vết nhanh hơn.

8. Làm mát gan, chữa hen suyễn, khớp, và mất ngủ

Các công dụng này của nha đam được phát huy tốt nhất khi sử dụng là nguyên liệu nấu ăn. Các món ăn từ nha đam có thể là: nước nha đam đường phèn, chè nha đam đậu xanh, chè nha đam hạt sen,… vừa mát gan, giải nhiệt cơ thể mà còn trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người.

9. Tác dụng xổ, nhuận trường

Đặc tính nha đam có vai trò quan trọng của nhuận trường, nhuận gan, điều kinh, nếu sử dụng đúng liều sẽ giúp chữa được các bệnh khác nhau như:
+ Liều thấp: 20-50 mg nhựa lá nha đam khô có tác dụng trong việc kiện tỳ vị, nhuận gan.
+ Liều vừa: 100 mg (từ 3-5 lá tươi): Có tác dụng sát trùng đường ruột, điều kinh, nhuận trường và xổ.
+ Liều cao: 200-500 mg (10 đến 20 lá): Sẽ bị sổ mạnh.

10. Chữa các bệnh ngoài da

Nha đam có thể điều trị triệu chứng các loại bệnh do vi rút gây ra như: Thủy đậu, sởi, tay chân miệng,… hay làm dịu làn da cháy nắng.

Tuy nhiên, đừng vì nhiều lợi ích như vậy mà lợi dụng nha đam quá nhiều. Một lá nha đam chỉ nên dùng 2-3 lần là tốt nhất. Bởi nếu sử dụng lá nha đam cũ sẽ dẫn đến một số tác dụng phụ như:

– Dị ứng da. Bôi gel nha đam và ra nắng có thể gây phát ban và kích ứng hoặc đỏ và bỏng da.
– Độc với gan.
– Khó chịu dạ dày. Nhựa Nha đam có thể gây co thắt quá mức, đầy bụng và đau bụng. Tránh uống nước ép Nha đam, đặc biệt là nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về dạ dày.
– Mất cân bằng điện giải. Tiêu thụ một lượng lớn nước ép Nha đam có thể gây ra yếu vận động, tiêu chảy và đau bụng dẫn đến mất nước và mất cân bằng điện giải.
– Suy thận.
– Hạ đường huyết.
– Nguy hiểm với người mới phẫu thuật…

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN