Con người là mối đe dọa lớn nhất đối với sự sống còn của các loài có nguy cơ tuyệt chủng thông qua nạn săn trộm, hủy hoại môi trường sống và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Dưới đây là 10 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng đáng báo động:
10. Chim Dodo nhỏ
Chủ yếu sống ở Samoa thuộc tây Thái Bình Dương với số lượng ít ỏi, chim Dodo nhỏ cũng có nguy cơ tuyệt chủng như chim Dodo lớn đã tuyệt chủng từ 400 năm trước.
9. Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc
Andrias davidianus là loài kỳ giông lớn nhất thế giới cũng như loài lưỡng cư lớn nhất, dài đến 180 cm, dù ngày nay nó hiếm khi đạt độ dài đó. Chúng là loài đặc hữu ở các suối núi đá và hồ ở Trung Quốc, nó được xem là loài cực kỳ nguy cấp do sự phá hủy môi trường sống, nạn ô nhiễm, khai thác quá mức cũng như nó được xem là loài bổ dưỡng và làm thuốc bắc. Loài này được ghi nhận ở Đài Loan có lẽ là do du nhập.[3] Nó được dự án nguy cấp toàn cầu và khác biệt về tiến hóa liệt kê như là một trong 10 loài trọng tâm hàng đầu năm 2008.
8. Hổ Siberi
Hổ Siberi hay hổ Amur là loài động vật thuộc họ mèo lớn nhất thế giới với cân nặng lên đến 300 kg. Khác với các loài khổ khác, hổ Siberi sống trong các các rừng cây bạch dương băng giá ở vùng Viễn Đông của Nga và ở Trung Quốc, Hàn Quốc. Chúng được xếp vào nhóm các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng lớn nhất thế giới. Số lượng hổ hiện nay trên thế giới chỉ còn khoảng 500 con.
7. Rùa biển Leatherback
Đây là loài rùa biển lớn nhất và là loài bò sát lớn thứ tư sau 3 loài cá sấu. Đây là loài duy nhất còn sống trong chi Dermochelys. Chúng rất dễ phân biệt với các loài rùa biển khác ngày nay vì chúng không có mai. Thay vào đó lưng của chúng được bao phủ bởi lớp da và thịt trơn.
Dermochelys coriacea là loài duy nhất tồn tại trong họ Dermochelyidae. Rùa da không có răng mà chỉ có các điểm trên rìa cắt sắc nhọn thuộc môi trên với các gai mọc ngược trong họng giúp nó nuốt thức ăn. Nó có thể lặn sâu đến 1.200 mét (4.200 feet). Chúng còn là loài bò sát di chuyển nhanh nhất thế giới và được ghi nhận năm 1992 bởi sách kỷ lục Guinness với tốc độ 35,28 kilômét một giờ (21,92 mph)(9,8 m/s) trong nước.
Hành vi trộm cắp trứng rùa, săn bắt trái phép và mất môi trường sống là nguyên nhân khiến loài rùa này đang dần biến mất.
6. Sao la
Sao la được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới tại Việt Nam vào tháng 5 năm 1992. Sau đó, các nhà khoa học đã tiếp tục tìm kiếm và phát hiện thêm 20 con sao la nữa cũng trong năm 1992.
Việc khám phá ra loài sao la đã gây chấn động trên thế giới vì giới khoa học đã cho rằng việc tìm thấy một loài thú lớn vào cuối thế kỷ 20 là chuyện khó có thể xảy ra. Sau này sao la cũng được tìm thấy ở các nơi khác trong phạm vi của rừng Trường Sơn thuộc các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam và nhiều tỉnh thuộc Lào.
Mãi đến năm 1996 người ta mới bắt và chụp ảnh được một con sao la còn sống tại Lào, nhưng sau đó vài tuần nó đã chết
5. Cá voi Northern Right
Loài cá này dài 30 mét và nặng 180 tấn hay thậm chí hơn nữa, nó là động vật lớn nhất còn tồn tại và nặng nhất từng tồn tại. Cơ thể cá voi dài và thon, có thể có màu hơi xanh-xám ở mặt lưng và sáng màu hơn ở mặt bụng.
Loài cá này không chỉ chứa nhiều dầu cá mà còn nổi lên mặt nước sau khi chết nên dễ xử lý. Mặc dù ngày nay cá voi Northern Right đã được bảo vệ, nhưng số lượng cá không ngừng giảm vì bị đánh bắt để phục vụ cho các mục đích thương mại.
4. Vượn cáo Northern Sportive
Có khoảng 100 loài linh trưởng sống trên đảo Madagascar, ngoài khơi bờ biển phía đông nam của châu Phi. Loài vượn cáo này hiện chỉ còn chưa đầy 20 cá thể sống. Hầu như tất cả trong số chúng đang giảm đáng kể về số lượng, chủ yếu là do mất môi trường sống vì khai thác gỗ trong các khu rừng nơi chúng sinh sống và sự săn bắn bất hợp pháp. Nhiều loài vượn cáo được liệt kê nguy cấp hoặc cực kỳ nguy cấp của Liên minh Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (IUCN).
3. Tê giác Java
Hiện nay, loài tê giác này đang ở trong tình trạng cực kỳ nguy cấp, với chỉ 2 quần thể được ghi nhận trong môi trường tự nhiên và không có con nào trong các vườn thú. Nó có thể là loài động vật có vú lớn hiếm nhất trên thế giới. 1 quần thể có ít nhất 40 con sống tại Vườn quốc gia Ujung Kulon trên đảo Java của Indonesia, và quần thể còn lại được xác nhận là đã tuyệt chủng ở Việt Nam vào năm 2011. Sự suy giảm của loài này được cho là do việc săn bắt trộm, chủ yếu để lấy sừng, một loại dược liệu có giá trị cao trong y học phương Đông truyền thống và có thể bán được với giá lên tới 30.000 đôla 1 kg tại các chợ đen.
2. Báo Amur
Nó là một trong những loài mèo hiếm nhất trên thế giới với một 30-35 cá thể ước tính còn lại trong tự nhiên. Chúng có bô lông dày để chống chọi với mùa đông. Thức ăn của chúng là dê núi, heo rừng và cả những xác của các con tuần lộc đã chết. Mỗi lần sinh sản, chúng chỉ sinh không quá ba con non nhưng chỉ có một con sống sót. Hiện nay loài báo này đang có nguy cơ tuyệt chủng là 90% vì nạn đói và mất môi trường sống.
1. Chim gõ kiến mỏ ngà
Chim gõ kiến mỏ ngà đã hoặc đang sống ở đông nam nước Mỹ và Cuba. Loài chim này từng được cho là đã tuyệt chủng. Tuy nhiên, một số báo cáo trong năm 2004 và 2006 lại cho thấy loài này xuất hiện trở lại ở Arkansas và Florida, Mỹ. Mặc dù vậy, các bằng chứng về sự tồn tại của loài chim gõ kiến này còn khá mơ hồ. Các chuyên gia cho rằng nếu còn tồn tại, số lượng chim cũng rất ít và chúng dễ bị tổn thương. Sự biến mất của loài này được cho là do sự xâm lấn của con người khiến hạn chế môi trường sống và hoạt động săn bắn lấy lông chim.