Phương pháp chữa bệnh “lấy độc trị độc” vốn được sử dụng trong y học từ lâu đời. Chất độc của một loại động vật hay thực vật nào đó đủ để giết chết một sinh mạng, nhưng tận dụng đúng cách, chúng vẫn có thể chữa được các bệnh nguy hiểm như ung thư.
Việc sử dụng phương pháp chữa bệnh này cần có điều kiện khoa học an toàn, sử dụng dưới sự chỉ dẫn chủa chuyên gia, nhà khoa học. Vì vậy, bạn nên đọc để biết chứ không nên tự thử chữa bệnh tại nhà.
1. Cây Mao Địa Hoàng
Cây hoa mao địa hoàng (Digitalis purpurea), xuất xứ miền Tây Châu Âu, là một loài cây mọc thành những lùm, cây nhỏ cao chỉ khoảng 50cm, thân đơn trục thẳng, ngọn cây có thể dài gấp 3 lần so với thân gốc, lá rộng hình lưỡi mác hoa hình chuông màu hồng tím hat màu trắng nở thành cụm dài. Chính vì sự xinh xắn của cây và sự sặc sỡ của hoa mà chúng rất hay được trồng làm cảnh ở các nước phương Tây, tại các vị trí ven cửa ra vào.
Cây mao địa hoàng có tác dụng rất bổ cho các bệnh về tim. Bệnh tim trở nên xấu hơn khi khả năng duy trì tuần hoàn thông thường giảm đi. Chất cardiac glycosides giúp tim đập mạnh hơn, chậm hơn và đều hơn mà không cần nhiều oxy. Cùng một lúc, cây kích thích sự sản xuất nước tiểu, điều này làm hạ lượng máu và giảm sự vận chuyển đến tim.
Nếu dùng quá liều có thể gây tử vong. Chỉ dùng khi có sự hướng dẫn của bác sĩ. Cây này bị cấm sử dụng ở một số quốc gia.
2. Độc cần
Độc cần được xếp vào danh sách những loài thực vật độc nhất thế giới. Nó độc đến mức có thể gây chết người ngay cả khi con người ăn phải thịt con vật từng nuốt phải hạt cây này.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết một số thành phần của độc cần được sử dụng trong điều trị chứng động kinh, rối loạn tâm thần, ho gà… Nó cũng làm giảm cơn đau mọc răng ở trẻ em và các triệu chứng của người mắc bệnh Parkinson.
3. Cây thanh tùng
Đây là loài cây có độc tính rất mạnh, nó là loại cây thường được trồng ở các nghĩa địa, nhà thờ ở Anh. Một số học giả tin rằng truyền thống này bắt đầu khi những người theo đạo Kitô đầu tiên kết hợp một số loại cây vào lễ giáo tâm linh của họ. Ngày nay loài cây này không những là biểu tượng của cái chết mà còn là sự bất tử của linh hồn.
Thủy tùng thường cao 18,3 đến 21,3 mét, tuy sống nhiều nhất ở Anh nhưng ở miền nam Hoa Kỳ cũng xuất hiện loại cây này. Thành phần độc trong cây là alkaloids taxine, nó có ở tất cả mọi bộ phận trừ lớp vỏ ngoài của hạt. Độc có thể dẫn đến những triệu chứng nghiêm trọng như chóng mặt, khô miệng, giãn đồng tử, suy nhược, nhịp tim bất thường và dẫn đến tử vong.
Các nhà nghiên cứu đã dùng thủy tùng cho các chất kháng u mạnh. Ngoài ra cây còn để chiết xuất sản xuất ra thuốc paclitaxol và Taxol – những loại thuốc làm chậm sự phát triển của ung thư buồng trứng, vú, phổi.
4. Cây bạch anh
Cây bạch anh hay còn gọi là cây Deadly Nightshade (cái chết trong đêm), cây bạch anh gây ngộ độc khi bạn ăn phải quả, lá hoặc bộ phận nào đó của cây bạch anh. Biểu hiện sau khi ăn là nói lắp, ảo giác, nôn mửa hoặc tử vong…
Tuy vậy, chiết xuất chất độc từ loài cây này lại được sử dụng để điều trị hen suyễn, bệnh gút, động kinh. Ngoài ra, nó còn có khả năng ngăn chặn xung đột thần kinh, nghĩa là điều chỉnh một số phản xạ cơ thể, như làm chậm nhịp tim trong khi phẫu thuật.
Bạn còn biết thêm những loài cây có độc nào dùng để chữa bệnh nữa thì chia sẻ với chúng tôi nhé!