Top 6 loại ký sinh trùng đáng sợ và nguy hiểm nhất thế giới

0
2677
Vật Phẩm Phong Thủy

Không những chỉ gây hại, những ký sinh trùng này còn có khả năng tấn công, hạ gục thậm chí cướp đi sinh mạng của vật chủ.

1. Ký sinh trùng Cymothoa exigua ăn lưỡi vật chủ

Đây là loài ký sinh cá. Chúng đi vào mang cá, bám vào cuống lưỡi và sau đó chính nó trở thành lưỡi vật chủ và cá có thể sử dụng nó như cái lưỡi thật sự đổi lại việc nó hút máu và chất nhầy của cá. Ngoài việc thay thế lưỡi cá và hút một ít máu thì loài này không gây hại gì khác cho cá. Đây là trường hợp duy nhất được biết đến về một loại ký sinh có thể thay thế và đảm nhiệm chức năng của một bộ phận sinh học trong vật chủ.

2. Giun Guinea

Con người bị nhiễm khi uống phải nước có chứa bọ chét nước bị nhiễm trứng giun guinea. Khởi đầu bệnh không có triệu chứng. Khoảng một năm sau, người bệnh có cảm giác đau rát khi giun cái tạo nốt phồng da, thường ở chi dưới. Rồi trong vài tuần, con giun chui ra khỏi da. Trong thời gian này, người bệnh có thể đi lại khó khăn hoặc không thể làm việc.

Không có thuốc hay vắc xin phòng chống bệnh. Trong vài tuần, có thể dùng que để quấn cuộn giun rồi kéo ra từ từ. Vết loét do giun chui ra có thể bị nhiễm trùng. Đau có thể còn tiếp tục trong nhiều tháng sau khi kéo giun ra.

3. Nấm ký sinh biến vật chủ thành thây ma


Những con kiến Thái Lan bị nhiễm nấm ký sinh thuộc họ Ophiocordyceps sẽ biến thành những chú kiến Zombie. Khi đó, những chú kiến không còn kiểm soát được hành vi và hành động của mình.

Những chú kiến Zombie sẽ bị sai khiến, đi lang thang khắp nơi và sẵn sàng cắn xé bất cứ loài vật nào mà nấm (có cấu trúc hình ống) ra lệnh.

Sau đó, loại nấm ký sinh này điều khiển và tiêu diệt vật chủ, giải phóng bào tử của mình và truy tìm đối tượng mới.

4. Giun ký sinh khiến dế tự tử điên cuồng

Sau khi xâm nhập vào vật chủ, giun con phát triển trong vài tháng. Sau đó, chúng kiểm soát cả tâm trí của vật chủ, khiến vật chủ “tự nguyện” nhảy xuống nước.
Đó là môi trường cần thiết để giun bờm ngựa sinh sản nên chúng tìm mọi cách để vật chủ tự kết liễu đời mình bằng cách này.
Giun mẹ sẽ chết ngay sau khi đẻ xong khoảng 15 triệu quả trứng.
Loài giun này có thể phát triển tới chiều dài 2 mét, nhưng cơ thể chúng rất mảnh.
Chúng không chỉ định cư trong bụng dế và các loài côn trùng khác, mà còn ăn thịt chúng khi còn sống, gây ra cử động loạng choạng, có thể khiến các con côn trùng bị ngã xuống nước.

5. Giun chỉ

Ấu trùng của loài ký sinh trùng này tồn tại trong cơ thể loài muỗi, lây nhiễm vào con người khi muỗi đốt. Các ấu trùng này di chuyển đến các hạch bạch huyết, chủ yếu là ở chân và vùng sinh dục, và trưởng thành trong khoảng một năm. Chúng thường gây bệnh giun chỉ nhiệt đới, nhưng trong những trường hợp hạn hữu có thể gây ra bệnh về da. Triệu chứng nhiễm giun chỉ thường là sốt, ớn lạnh, nhiễm trùng da, đau đớn các hạch bạch huyết. Giun chỉ gây tắc nghẽn các mạch bạch huyết làm sùi da, sưng và bị bệnh “chân voi”, “tay voi”.

6. Ký sinh trùng ăn nhãn cầu

A. castellanii xâm nhập vào cơ thể thông qua mắt, mũi họng, đường hô hấp, kính áp tròng, hay các vết thương bị viêm loét da trên cơ thể…

Sau khi trú ngụ được trên cơ thể, chúng sẽ vỗ béo mình bằng cách ăn vi khuẩn tồn tại trong mắt kính áp tròng bẩn, vết thương hở.

Nếu A. castellanii “lọt” vào cơ thể qua đường hô hấp, chúng sẽ xâm nhập vào các mô liên kết, dần tiến thẳng tới trung khu thần kinh trung ương thông qua hệ tuần hoàn.

Sự tấn công này sẽ khiến người bệnh dễ mắc chứng viêm não dạng u hạt do amip (granulomatous amebic encephalitis – GAE) hay bệnh lý nhiễm trùng toàn thân. Cùng với đó, A. castellanii sẽ khiến bệnh nhân suy giảm hệ miễn dịch, phù não nghiêm trọng, dẫn đến tử vong.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN