Top 10 ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng nhất tại miền Bắc

0
1475
Vật Phẩm Phong Thủy

Phong tục tín ngưỡng của người Việt vốn là đề tài được coi trọng từ xưa đến nay. Mọi người tin rằng đi chùa lễ Phật sẽ tích đức cho bản thân, cho con cháu, có thể chữa bệnh hay cầu tình duyên may mắn.

Để giúp bạn có được cái nhìn tổng quát về những ngôi chùa linh thiêng mà mọi người tìm đến nhiều nhất, hãy cùng điểm qua 10 ngôi chùa sau đây!

1. Chùa Hà – Hà Nội

Có lẽ đây là ngôi chùa nổi tiếng nhất trong các ngôi chùa ” cầu duyên” trong cả nước. Nằm tại phố chùa Hà, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ở đây, hầu như ngày nào cũng có nhiều người đến cầu tìn cảm, cầu tài lộc. Vào những ngày dằm, ngày lễ tết thì còn đông đúc hơn nữa.

Đa phần những người đến đây cầu khấn có độ tuổi còn trẻ. Ngoài nguyên nhân chính là còn đang cô đơn, lẻ loi, đường tình duyên trắc trở, gập ghềnh. Thì còn có những người đến chùa Hà để cầu mong cho tình duyên của mình đang đẹp sẽ bền chặt hơn. Hoặc cũng một vài người muốn cầu chúc cho hạnh phúc gia đình được yên ấm.

2. Chùa Duyên Ninh – Ninh Bình

Theo lịch sử ghi chép lại, Chùa Duyên Ninh là nơi các công chúa thời Đinh-Lê thường qua lại. Tại đây, công chúa Lê Thị Phất Ngân và tướng công Lý Công Uẩn đã thề hẹn ở đó mà sinh ra Lý Phật Mã (sau là vua Lý Thái Tông) vào năm 1000. Sau này khi Lý Thái Tông trở về đây dẹp loạn Khai Quốc Vương đã đổi tên chùa thành chùa Duyên Ninh. Cuối đời, Hoàng hậu Phất Ngân đã về đây tu hành và trông coi mộ phần thân phụ là Hoàng đế Lê Đại Hành. Tại đây, Hoàng hậu đã tác hợp cho nhiều đôi lứa thành đôi và từ đó Duyên Ninh trở thành ngôi chùa cầu duyên ở cố đô Hoa Lư.

3. Am Mỵ Châu – Hà Nội

Truyền thuyết về chùa nổi tiếng Hà Nội từ khi An Dương Vương thất thế ở thành Cổ Loa công chúa Mỵ Châu lên ngựa chạy về phía nam. Khi đến đèo Mộ Dạ (Diễn Châu, Nghệ An) thì sức cùng, lực kiệt, trước mặt là biển Đông sau lưng là quân thù. An Dương Vương đã cầu cứu thần Kim Quy, rùa thần hiện lên và nói: “Giặc ở sau lưng nhà vua đó!” vua liền rút gươm quyết định chém đầu Mỵ Châu. Trước khi chết Mỵ Châu quỳ gối ôm chân cha mà nói: “Oan cho con lắm. Nếu là kẻ bất trung có lòng hại cha khi chết thân xác con sẽ hoá thành tro bụi, bằng không hoá thành ngọc, thành đá trôi về hầu cha”.

Về sau nay, người dân Cổ Loa vẫn truyền nhau câu chuyện ly kì về dân chài quăng lưới trên sông Hoàng Giang kéo được bức tượng với hình người ngồi xếp bằng, hai tay để song song đặt lên đầu gối nhưng lại mất đầu. Cho rằng bức tượng không mấy gì đặc biệt nên dân chài lại thả xuống sống. Nhưng kỳ lạ là sau những lần quăng lưới, bức tượng lại lọt vào. Cảm thấy có điểm báo, người dân hò nhau kéo bức tượng lên bờ. Đồng thời làm lễ xin được rước về. Các cụ bô lão đức cao vọng trọng trong làng đã lên tiếng nói: Nếu có linh thiêng xin ở chỗ nào về chỗ đó để con cháu lập đền thờ. Quả nhiên sau khi gánh về chiếc võng đã đứt ngay tại vùng đất là Am Mỵ Châu ngày nay, nằm bên trái điện Di Quy.

4. Đền Chử Đồng Tử – Hưng Yên

Chử Đồng Tử là con trai của Chử Cù vân, hoàn cảnh gia đình hai cha con rất khó khăn. Sau khi nhà cháy, gia tài còn lại chỉ còn duy nhất một chiếc khố, hai cha con phải thay nhau mặc. Không may, cha Chử mất, chàng thương tiếc cha và mặc trên người cha chiếc khố vải đó. Chử Đồng Tử ở trần truồng và kiếm ăn vào ban đêm. Một hôm Chử Đồng Tử gặp công chúa Tiên Dung – con của vua Hùng Vương đời thứ 18, chàng và nàng đã kết duyên vợ chồng ngay tại nơi hai người gặp nhau. Cha Tiên Dung không đồng ý mối lương duyên này, công chúa quyết định bỏ nhà theo Chử Đồng Tử đi khắp nơi.

Một hôm, hai người được mách nước bán hàng, không ngờ hàng hóa của nàng bán ra được nhiều người yêu thích và trao đổi. Chử Đồng Tử quyết định theo Tiên Dung, một hôm chàng đi tới ngọn núi giữa biển tên Quỳnh Tiên, chàng quyết định ở lại học phép thuật của một người thầy là Phật Quang. Khi ra về, Phật Quang tặng chàng chiếc gậy và chiếc nón lá nói rằng đây là vật thần thông, chàng phải cất giữ cẩn thận.

Khi Chử Đồng Tử về nhà gặp vợ và nói hết mọi chuyện cho vợ, công chúa Tiên Dung quyết tâm bỏ việc buôn bán và theo chồng đi học đạo. Đến nửa đêm, hai người dừng chân tại chỗ không có nơi nghỉ ngơi, chàng bèn úp nón vào chiếc gậy, bỗng chống thành quách nguy nga, lính tráng theo hầu la liệt xuất hiện. Người dân thấy lạ bèn dâng hương hoa lên cúng tế và xin làm tôi tớ. Từ đó, nơi đây bỗng chốc phát triển như một nước riêng.

Vua Hùng nghĩ rằng, con định làm phản và cho quân phục kích. Tiên Dung thấy vậy chỉ cười không nói gì, chỉ sau một đêm, thành quách biến mất và chỗ đó như một bãi đầm rất lớn. Dân làng thờ cúng là gọi đó là Nhất Dạ Trạch (Đầm Một Đêm). Kể từ đó, đền Chử Đồng Tử được lập nên và thờ cúng đến tận ngày nay.

5. Đền Bắc Lệ – Lạng Sơn

Đền Bắc Lệ nằm trên quả đồi giữa khu nam của phố Bắc Lệ. Tuy nhiên, hiện nay thời gian ngôi đền xuất hiện vẫn chưa có thông tin cụ thể, người ta chỉ căn cứ vào bia đá để xác định thời gian. Đền Bắc Lệ đã trải qua 5 lần tu sửa mới có kiến trúc như hiện nay.

Du lịch đền Bắc Lệ chỉ trong vòng 1 ngày duy nhất là bạn có thể tham quan đến cảnh sắc núi đồi tại đây. Hơn thế nữa, đi vào những dịp lễ lớn của đền, hãy dành cho mình một khoảng thời gian tương đối lớn để cùng hòa mình trong không khí lễ hội tấp nập tại đây. Cùng thưởng thức một bữa đại tiệc lấy may mắn cho cả năm.

6. Chùa Trấn Quốc – Hà Nội

Trấn Quốc không phải là tên gọi đầu tiên của ngôi chùa lâu đời này mà ban đầu chùa có tên là Khai Quốc. Qua rất nhiều lần đổi tên, từ đời vua Lê Hy Tông, người dân vẫn quen gọi chùa là Trấn Quốc và được lưu giữ đến tận ngày nay. Ngôi chùa đã từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý – Trần, vua và các quan thường chọn Trấn Quốc làm nơi vãn cảnh và ngự giá đến cúng lễ vào những dịp đặc biệt trong năm như lễ, Tết. Đến bây giờ, nơi đây vẫn là điểm đến của không ít người bởi không gian trầm mặc an nhiên làm người ta như buông bỏ hết mọi sân si khi đi qua cánh cửa đưa chân đến thiền môn.

7. Phủ Tây Hồ – Hà Nội

Nằm trên bán đảo lớn của làng Nghi Tàm, nhô ra giữa Hồ Tây, Phủ Tây Hồ là nơi thờ Bà chúa Liễu Hạnh, một trong bốn nhân vật truyền thuyết trong lịch sử Việt Nam (Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh). Chuyện kể rằng bà vốn là công chúa Quỳnh Hoa – con gái của Ngọc Hoàng. Vì làm vỡ ly ngọc quý của cha nên nàng đã bị đày xuống hạ giới. Sau cuộc hành trình vi vu khắp mọi miền trần gian, nàng đã bị đắm say trước vẻ đẹp mênh mang, thơ mộng trữ tình ở đảo Tây Hồ. Nàng quyết định dừng chân và tọa lạc giữa thiên nhiên sông nước đẹp đẽ này. Trong suốt thời gian sinh sống tại đây, nàng đã tung hoành ngang dọc giúp nhân dân trừ gian diệt ác, an cư lập nghiệp, bảo vệ dân chúng khỏi những mối nguy hiểm đe dọa khôn lường.

Trong một lần dạo chơi trên hồ, Trạng Nguyên Phùng Khắc Khoan tình cờ ghé qua ngôi nhà nhỏ của Tiên chúa. Giây phút hai con người gặp gỡ nhau đã trở nên thân thiết lạ thường, họ cùng nhau làm thơ, chơi cờ, ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên đẹp đẽ. Sau khoảng thời gian lên kinh thành bái kiến vua quan trở về, trạng nguyên trở lại tìm người thương nhưng nàng đã rời đi. Để nguôi ngoai nỗi nhớ thương trong lòng, Trạng đã cùng người dân nơi đây lập đền thờ nàng công chúa Liễu Hạnh. Và từ đấy, phủ Tây Hồ được xây dựng và lưu truyền cho tới ngày hôm nay.

8. Chùa Quán Sứ – Hà Nội

Chùa Quán Sứ nằm ở trung tâm Thủ đô nên rất thuận tiện cho việc đi lại vãn cảnh, cúng bái của khách thập phương. Vào những ngày rằm, ngày mồng một, ngày lễ tết, đặc biệt là ngày Phật đản… các Phật tử, các thiện nam, tín nữ kéo về đây rất đông, tấp nập cả một đoạn đường Quán Sứ.

Đa phần những người đến đây đều mong muốn cầu chúc một năm may mắn, hạnh phúc đủ đầy. Những chuyện dữ qua đi, chuyện lành sẽ đến đối với bản thân họ và gia đình. Những người còn đang cô đơn thì cầu nhân duyên cập bến. Đang yêu nhau thì cầu cho đối lứa bền chặt, bên nhau mãi mãi.

9. Chùa Đồng – Yên Tử

Chùa Đồng – Yên Tử là một trong những ngôi chùa nổi tiếng cho thiền phát tu phật Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập. Tương truyền rằng với những ai hướng Phật chỉ cần thành tâm, tích đức. Ba năm liền leo bộ lên chùa Đồng thì sẽ viên mãn, cầu gì được nấy. Chính vì thế, đối với nhiều bạn trẻ , nhất là những bạn còn đang lận đận chuyện tình duyên. Hằng năm họ hay đến chùa Đồng để cầu khấn, hy vọng đạt được mong muốn cho tình cảm của mình.

10. Chùa Ba Vàng – Quảng Ninh

Sự mầu nhiệm của mảnh đất thiêng liêng nơi có chùa Ba Vàng vẫn được người dân nơi đây nhắc đến đó là sự tích về giếng thần cổ. Mặc dù nằm ở độ cao 340m so với mặt nước biển, nhưng giếng không bao giờ hết nước và mạch nước này từ trong lòng núi chảy ra, quanh năm xanh mát.

Tương truyền, vào đúng đêm giao thừa, nếu ai có duyên phúc uống được một ngụm nước trong lành nơi đây thì sẽ tiêu trừ nhiều bệnh tật trong người. Các phong thuỷ gia nói rằng, giếng được đặt tại mắt rồng của linh địa này. Du khách sau khi hành hương ở chùa Ba Vàng có thể tới giếng uống nước miễn phí.

Bên cạnh đó, chùa Ba Vàng sở hữu vị trí rất đẹp ở phía Tây thành phố Uông Bí. Phía trước chùa là Bạch Đằng giang uốn lượn, phía xa là thành phố cảng Hải Phòng, hút tầm mắt là biển Đồ Sơn với muôn trùng sóng. Bên trái là dãy núi Thanh Long trùng điệp chầu về, bên phải là dãy núi Bạch Hổ hùng vĩ phục xuống.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN