Top 8 loài gà (đặc hữu) chỉ sinh sống ở Việt Nam

0
2109
Vật Phẩm Phong Thủy

Mỗi quốc gia có hệ thống động vật cũng như những môi trường phù hợp cho sự phát triển cũng như sinh sống với các loài động vật và từ đó xuất hiện những loài động vật đặc hữu hay còn gọi là những động vật chỉ sinh sống tự nhiên ở một nơi . Và sau đây là những loài gà chỉ sinh sống tự nhiên tại nước ta.

1.Gà Bang Trới
Gà Bang Trới, còn gọi là gà Trới, là một giống gà bản địa của Việt Nam, có nguồn gốc ở khu vực làng Bang thuộc xã Thống Nhất và làng Trới xã Lê Lợi, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Ngày nay, giống gà này được nuôi khắp huyện Hoành Bồ, tập trung nhiều ở các xã: Thống Nhất, Lê Lợi, Sơn Dương, Đồng Lâm, Vũ Oai. Là một giống bản địa, xuất hiện từ rất lâu ở địa phương này, gà Bang Trới thích nghi cao, ít dịch bệnh và cho thịt, trứng thơm, ngon.

Đặc điểm đặc trưng của giống là: chân rất nhỏ và ngắn, da chân màu vàng ươm; khi mới nở, gà có một vệt lông màu đen kéo dài từ đầu cho tới đuôi, xung quanh lông màu vàng; gà trưởng thành có thân hình săn chắc, ngực nở, mình dài, phần lớn có chỏm lông đầu, chỏm lông râu dưới cằm. Nuôi chăn thả tự nhiên, 7 – 8 tháng mới được xuất thịt; khối lượng tối đa chỉ đạt 2 – 2,5 kg/con với gà mái và trên 3 kg/con với gà trống. Nuôi sinh sản cho sản lượng trứng đạt 15-25 quả/năm.


2.Gà lôi Beli
Gà lôi Beli (Danh pháp khoa học: Lophura nycthemera beli) là một phân loài của loài gà lôi trắng. Phân loài này có mặt ở Việt Nam.

Nơi sống và sinh thái, Nơi ở thích hợp là trong rừng thường xanh ở dạng nguyên sinh và thứ sinh có độ cao từ 500m trở lên. Đã gặp chúng ở độ cao từ 500 – 1000m và trên các đỉnh núi cao từ 1200 – 1800m. Kiếm ăn trên mặt đất và ban đên ngủ trên cây. Phân bố ở Việt Nam: Phân loài này chỉ có ở vùng Trung Bộ từ nam Quảng Trị đến Quảng Ngãi.

Chim đực trưởng thành có đặc điểm sai khác, là càng vào phía Nam Việt Nam lông đuôi cành ngắn dần, màu trắng của Bộ lông giảm và màu đen của bộ lông tăng lên. Gà lôi Beli giống như gà lôi Berli, nhưng đuôi trắng hơn. Mắt, mỏ và chân có màu tương tự gà lôi beli: mặt nâu, mỏ nâu xám xanh, da trần quanh mặt đỏ, chân đỏ.

Gặp chim đực khoe mẽ vào đầu tháng 2. Chân chắc, đầu không lớn, mỏ ngắn, khoẻ và hơi cong. Cổ ngắn nhắm thích nghi với điểu kiện kiếm ăn trên mặt đất và các bụi thấp. Cánh ngắn và rộng giúp cho chúng bốc nhanh lên khỏi mặt đất để tránh khỏi sự săn đuổi của kẻ thù tự nhiên.


3.Gà lôi lam đuôi trắng
Gà lôi lam đuôi trắng (danh pháp khoa học: Lophura hatinhensis) là một loài gà lôi được phát hiện năm 1964 và đặt tên khoa học chính thức năm 1975, động vật đặc hữu ở miền trung Việt Nam. Giống gà này sống ở tập trung xung quanh khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ ở tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Sinh cảnh ưa thích của chúng là các vùng rừng tre nứa, các vùng rừng thường xanh đất thấp (dưới 300m so với mặt biển).

Gà lôi đực trưởng thành có mào lông ở đỉnh đầu màu trắng với mút lông đen. Đầu, cổ ngực và trên đuôi đen có ánh tím thẫm. Lông cánh đen, bao cánh đen có ánh xanh. Các lông bao cánh, lông ở lưng và bao đuôi có vệt ngang đen nhung ở gần mút lông. Đuôi đen và có 4 lông, ở giữa màu trắng tuyền (đặc điểm sai khác chủ yếu với gà lôi lam màu trắng). Chim cái trưởng thành có kích thước nhỏ hơn chim đực và nhìn chung bộ lông có màu hung nâu tối. Chân đỏ. Da mặt đỏ. Mỏ đen sừng.


4.Gà lôi lam mào trắng
Gà lôi lam mào trắng (danh pháp hai phần: Lophura edwardsi) là một loài chim thuộc họ Trĩ (Phasianidae), đặc hữu tại các khu vực rừng mưa nhiệt đới của Việt Nam. Loài này có chiều dài 58–67 cm, chân và da mặt đỏ. Con trống chủ yếu có màu xanh da trời-đen còn con mái có màu nâu.

Loài này có 2 biến chủng. Chủng danh định L. e. edwardsi có mào và trên đuôi trắng, trong khi chủng phía bắc L. e. hatinhensis được tìm thấy với các lông bay ở đuôi màu trắng với số lượng biến thiên. Sự khác biệt này trong hai chủng có thể là do giao phối cận huyết của một quần thể bị hạn chế và phân mảnh tại khu vực đó, và cũng đã được nhận thấy ở các cá thể L. e. edwardsi nuôi nhốt và lai cùng dòng. Chủng phía bắc đôi khi được một số tác giả coi là loài riêng biệt, gọi là gà lôi lam đuôi trắng (Lophura hatinhensis) (như Võ Quý, 1975).

Cả hai chủng gà lôi lam mào trắng tại thời điểm năm 2012 đều được liệt kê như là loài cực kỳ nguy cấp, do bị săn bắn, phá rừng và việc sử dụng hóa chất làm rụng lá trong chiến tranh Việt Nam.

Người ta tin rằng trong tự nhiên còn 50-249 cá thể, chủ yếu là chủng danh định, nhưng nó vẫn đang ở tình trạng tốt trong điều kiện nuôi nhốt, nơi nó là đối tượng của bảo tồn không tại môi trường sống tự nhiên. Loài chim này được đặt tên khoa học theo tên nhà điểu học người Pháp Alphonse Milne-Edwards.


5.Gà lôi vằn
Gà lôi trắng Trung Bộ hay còn gọi là Gà lôi vằn (Danh pháp khoa học: Lophura nycthemera annamensis; Ogilvie Grant, 1906) là một phân loài của loài gà lôi trắng. Đây là loài chim đặc hữu của Việt Nam.

Phân loài gà lôi này phân bố ở các rừng Nam Trung bộ, cao nguyên Lâm Viên phía Bắc Plây-cu và phần Đông Bắc Nam bộ. Đây là loài chim đặc sản của Việt Nam. Tại Quảng Bình cũng đã phát hiện loài gà lôi trắng quý hiếm (có trong danh lục sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCN, BirdLife quốc tế) trong rừng Khe Nước Trong thuộc huyện Lệ Thủy.
Gà lôi trắng Trung Bộ dài từ 50–125 cm, con trống có bộ lông hai màu, trắng ở trên lưng và đen ở phía bụng, còn con mái có lông nâu, mào cong, chân đỏ, da mặt đỏ[1][2][3]. Mào dài, cằm, họng, toàn thể mặt bụng màu đen Một đặt điểm dễ thấy là một dải, rộng màu trắng chạy dọc theo hai bên cổ. Chúng có những lông dài ở ngực và sườn trắng lẫn đen. Mặt lưng có những vân đen mảnh xen kẽ với vân trắng, mỗi một lông có khoảng 6 tới 7 vân trắng hẹp. Cánh màu đen với một vài vân trắng, đuôi màu đen có nhiều vân trắng hẹp. Mắt màu nâu da cam hay vàng. Mỏ đen hoặc màu xám sừng. Da quanh mắt màu đỏ tươi, Chân đỏ tía.

Chim non 1 tuổi có mặt lưng màu nâu, có vân mảnh màu đen. Mào màu nâu thẫm có điểm nâu đen. Phần dưới cơ thể màu nâu lẫn nâu đen, ở ngực có vệt nâu trắng. Đuôi có vạch nâu đen và đen trắng, những lông đuôi giữa có vân mảnh màu nâu trắng. Chim cái: Nhìn chung toàn bộ lông có màu nâu tối. Đuôi màu nâu hạt dẻ sáng, cằm và họng màu xám nhạt. Mào dài và có màu nâu thẫm. Lông bao cánh, vai và toàn bộ mặt lưng có những vệt hình mũi mác màu xám nhạt, những vệt này ở phía trên lưng có mép màu tối đục. Mắt nâu. Mỏ ngà. Chân đỏ tía.Kích thước: Cánh (đực): 225 – 250; (cái): 202 – 245; đụội (đực): 310 – 355; (cái): 215 – 255; giò: 75 – 80; mỏ: 23 – 30mn.

6.Gà nhiều ngón Phú Thọ
Gà nhiều ngón là giống gà quý hiếm có từ lâu đời, gắn liền với sinh kế và văn hoá của dân tộc thiểu số ở tỉnh Phú Thọ, miền Bắc Việt Nam. Ngoài giá trị kinh tế, văn hóa, gà nhiều ngón còn là nguồn gen quý, có ý nghĩa quan trong cho đa dạng sinh học, đa dạng di truyền, phục vụ công tác giống trong phát triển chăn nuôi.

Đây là giống gà có khối lượng trung bình, thân hình cân đối, nhanh nhẹn. Đầu nhỏ, tròn, cổ cao, mắt linh hoạt, lông dày. Con trống chủ yếu có màu nâu đỏ; con mái có màu vàng nâu, vàng sẫm và màu xám. Mào chủ yếu là mào đơn, một số ít con có mào hoa hồng và mào khác. Chân có màu vàng là chủ yếu, còn lại là màu chì (đen).

Đặc trưng đặc biệt của giống gà này đó là có nhiều ngón, thường từ 6 – 8 ngón, một số ít có 5 hoặc 9 ngón. Ngón xuất hiện ngay từ khi gà con mới nở và tồn tại trong suốt cuộc đời. Theo quan niệm của người dân địa phương, gà càng nhiều ngón càng quý và có giá trị thương mại cao; gà 9 ngón rất hiếm và được xem như một báu vật.

7.Gà rừng Việt Nam
Gà rừng Việt Nam (Danh pháp khoa học: Gallus gallus jabouillei) là một phân loài của loài gà rừng lông đỏ Gallus gallus). Ở Việt Nam phân loài gà rừng Gallus gallus jabouillei này, còn được gọi đơn giản là gà rừng, có mặt nhiều tại các tỉnh miền núi. Chúng là đối tượng chim săn bắn lấy thịt, hiện nay chúng cũng được ưa chuộng để nuôi làm gà kiểng.

Gà rừng Việt Nam là phân loài chim lớn, cánh dài 200-250mm, nặng 1-1,5 kg. Chim trống có lông đầu, cổ màu đỏ da cam, lưng và cánh đỏ thẫm, ngực bụng và đuôi đen. Chim mái nhỏ thua chim đực và toàn thân màu nâu xỉn. Mắt nâu hay vàng cam. Mỏ nâu sừng hoặc xám chì. Mỏ thịt đỏ. Chân xám nhạt. Nhìn bề ngoài, gà rừng đẹp mã, lông đỏ, chân chì, cựa dài nhọn, đôi tai trắng phau. Gà rừng trưởng thành cân nặng khoảng 8 lạng, dáng dấp thon gọn và nhanh nhẹn. Gà rừng thường bị bệnh hô hấp vào mùa mưa[1].

Có những con gà rừng có tai trắng, chân chì với màu lông tía sặc sỡ. Gà rừng khác gà ta ở nhiều chi tiết như lông gà rừng có màu sắc rực rỡ hơn, đẹp hơn, chân màu đen, tích trắng, mồng lá nhỏ[1]. Phổ biến nhất trong các loại gà rừng đang được nuôi làm gà kiểng là gà đỏ với tai trắng, màu lông sặc sỡ, cựa nhọn, dáng thon. Con đực khi trưởng thành có sải cánh dài 20–25 cm, màu lông đỏ tía, nặng từ 1 đến 1,5 kg, trong khi con cái chỉ có màu lông nâu xỉn và kích thước nhỏ bé hơn[2].

Thành phần dinh dưỡng trong thịt gà rừng thấy có chứa 24,4% protid, 4,8% lipid, 14 mg% Ca, 263 mg% P, 0,4 mg% Fe và một số vitamin. Thịt có vị ngọt, tính ấm. Theo kinh nghiệm dân gian, thịt gà rừng được dùng chữa chứng xích bạch đới, tả lỵ lâu ngày, suy yếu sinh lý dưới dạng nấu ăn, thịt gà rừng có thể Chữa ngộ độc nhãn rừng, Chữa gân xương đau mỏi, chân tay run rẩy là chân gà (hay nhất là chân gà trống) và Sơn kê là tên dược liệu của thịt và chân gà rừng[3]


8.Gà so Trung Bộ
Gà so Trung Bộ hay gà so Việt Nam, gà so ngực gụ (Arborophila merlini) là loài chim thuộc họ Trĩ. Đây là loài chim đặc hữu của Việt Nam, sống ở các khu rừng ẩm thấp miền trung Việt Nam.

Danh pháp của cả ba loài gà so ngực gụ hiện chưa thống nhất, loài này đôi lúc được coi như một phân loài của gà so ngực gụ A. chloropus nên còn có danh pháp Arborophila chloropus merlini, hoặc cả hai được gộp chung với loài gà so ngực gụ A. charltonii.

Loài gà so này có chiều dài 29 cm con mái nhỏ hơn con trống một chút. Con trống cân nặng 290 gam và con mái là 250 gam.

Mặt trên cơ thể có màu nâu sẫm phớt hung. Đầu, cổ, gáy có nhiều vạch đen. Dải màu trắng chấm đen chạy qua mắt kéo dài xuống hai bên cổ; trước cằm, họng màu trắng có điểm đen; cổ và hai bên cổ có mày hung vàng điểm đen; ngực màu nâu vàng; hai bên sườn màu hung có vệt đen to và đậm. Vùng da quanh mắt đỏ thẫm. Mỏ và chân màu vàng. Con trống và con mái đều có bộ lông giống nhau.

Tiếng kêu của loài này là một chuỗi các âm rõ sắc.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN