Hãy tạo cho mình thói quen đọc sách thường xuyên. Đọc sách giúp chúng ta giảm căng thẳng, kích thích trí não,.. và hơn hết đó là giúp chúng ta ngẫm lại những việc mình làm là đúng hay sai,.. rất nhiều lý do để bạn lên đọc sách. Topxephang.com chia sẻ với các bạn 8 cuốn sách từ điển tiếng Hoa được mua nhiều nhất hiện nay
1 Từ Điển Hoa Việt – Việt Hoa
Từ Điển Hoa Việt Việt Hoa gồm những từ vựng được dịch nghĩa chính xác và với các mẫu câu ví dụ giúp cho bạn hiểu rõ hơn cách sử dụng từ.
2 Từ Điển Hoa – Việt (Khổ 10 x 16)
Từ Điển Hoa Việt gồm có nhiều từ vựng thông dụng hằng ngày, bên cạnh đó cũng bổ sung thêm một số từ mới cho phù hợp với nhu cầu, kèm theo những chú thích, ví dụ cụ thể. Giúp bạn có thể hiểu rõ và tìm kiếm dễ dàng.
3 Từ Điển Hư Từ
“Từ Điển Hư Từ” gồm 3.042 hư từ và cụm hư từ dùng trong Hán ngữ cổ và hiện đại, được giải thích dễ hiểu kèm theo rất nhiều thí dụ minh họa có ghi rõ xuất xứ cho mỗi trường hợp sử dụng. Đây là loại từ công cụ – ngữ pháp rất quan trọng mà người học phải nắm vững nếu muốn đọc hiểu và dịch được chữ Hán.
4 So Sánh 125 Nhóm Từ Đồng Nghĩa, Gần Nghĩa Thường Gặp Trong Tiếng Hoa
Trong quá trình dạy và học tiếng Hoa, những cặp từ gần nghĩa, đồng nghĩa đã gây nên nhiều khó khăn và nhầm lẫn, ngay cả giáo viên cũng vất vả tìm cách giải thích, giảng dạy cho học sinh, còn học sinh thì lúng túng không biết sử dụng thế nào cho chính xác.
Hiểu được những băn khoăn đó, chúng tôi biên soạn cuốn sách So Sánh 125 Nhóm Từ Đồng Nghĩa, Gần Nghĩa Thường Gặp Trong Tiếng Hoa , với lối trình bày rõ ràng, minh họa cụ thể, đối chiếu so sánh điểm giống và khác nhau, nêu bật cách dùng của các cặp từ gần và đồng nghĩa, nhằm giúp học sinh dễ hiểu hơn và sử dụng đúng nghĩa và đúng ngữ cảnh, nâng cao trình độ tiếng Hoa trong thời gian ngắn nhất. Giáo viên cũng có thể tham khảo khi giảng dạy, sử dụng bài tập trong giáp trình cho học sinh luyện tập thêm.
5 Từ Điển Hoa – Việt Thông Dụng
Trong thời kỳ đất nước ta mở rộng ngoại giao với các nước. Nên nhu cầu học ngoại ngữ rất cao. Cuốn từ điển “Hoa Việt thông dụng” nhằm giúp cho các bạn sinh viên, học sinh có thể tra cứu, tìm hiểu những từ chính xác khi học tiếng hoa.
6 Từ Điển Nét Chữ Tiếng Trung
Trong công cuộc hội nhập kinh tế và văn hoá của hai nước Việt – Trung hiện nay, việc học tiếng Trung đã trở thành nhu cầu bức thiết của mỗi người. Cũng như tiếng Anh, tiếng Trung cũng đã bắt đầu được thử nghiệm dạy trong các trường phổ thông cơ sơ, nhằm đào tạo một đội ngũ nhân tài không chỉ giỏi về văn hóa xã hội và khoa học tự nhiên, mà giỏi cả về mặt ngoại ngữ, vì ngoại ngữ là công cụ giao tiếp cơ bản truyền tải và tiếp nhận sự tiến bộ về khoa học, kỹ thuật cũng như nền văn minh của nhân loại.
Để học tốt tiếng Trung, trước tiên phải bắt đầu từ việc nhận biết hình chữ, đọc chuẩn âm tiết và học cách sử dụng. Đồng thời thông qua quá trình sử dụng liên tục để tìm hiểu về nghĩa của từ. Có thể nói rằng, nhận biết hình chữ, đọc chuẩn, viết đúng và dùng đúng là 4 khâu rất quan trọng trong việc học tiếng Trung. Hầu như bất kỳ ai khi học tiếng Trung cũng đều hiểu rõ điều này.
Cuốn “Từ điển nét chữ tiếng Trung” được biên soạn dựa trên cách thức tham khảo các công trình nghiên cứu về việc xác định hình chữ và chỉnh sửa ngữ âm của Uỷ ban ngôn ngữ Trung Quốc, nhằm đưa ra một quy định chung về cách viết giúp bạn đọc khắc phục những sai sót trong quá trình học trước đây, như viết không đúng hình chữ, viết sai thứ tự các nét, đọc không chuẩn,… Hy vọng cuốn sách này sẽ là người bạn đáng tin cậy và luôn đồng hành cùng bạn trên con đường học tiếng Trung.
7 Từ Điển Việt Hoa Thông Dụng
1. Từ điển được sắp xếp theo thứ tự mẫu âm Việt ngữ: A, Ă, Â, B, C…
2. Một âm Việt thường có nhiều nghĩa thì đánh số thứ tự 1, 2, 3,…; Mỗi nghĩa cũng đều được dịch ra chữ Hoa và phiên âm
Bắc Kinh theo mẫu tự Latinh.
3. Sau mỗi chữ (tự) có các cụm từ đi đôi với nó, được thay bằng dấu ~, như An thì có ~ bài, ~ ban, ~ cư lạc nghiệp, v.v… Mỗi từ đều có dịch ra chữ Hoa. Sau đó là các phiên âm Bắc Kinh theo mẫu tự Latinh nghiêng.
4. Đặc biệt mỗi chữ giản thể đều có mở ngoặc ghi các chữ phồn thể.
5. Trong các thí dụ sau khi dịch ra chữ Hoa cũng đều có kèm theo phần phiên âm Bắc Kinh.
6. Phần phiên âm Bắc Kinh theo mẫu tự Latinh vẫn tuân theo các quy tắc hiện hành của các tự, từ điển Trung Quốc, kể cả các dấu thanh điệu. Những âm tiết đọc nhẹ thì không ghi dấu, nhưng trước nó có ghi một dấu chấm.
7. Từ điển gọi là thông dụng, nhưng đúng với nghĩa của nó là rất đầy đủ. Tổng số từ trong sách khoảng trên 30.000 từ, trong đó có nhiều thành ngữ. Bên mỗi từ có các thí dụ, chữ in nghiêng và đậm, những chữ dễ chỉ có chuyển ngữ không có thí dụ là để cho sách bớt nặng nề.
8. Chú ý những tiếng Hán Việt khi chuyển sang tiếng Hoa hiện đại thường giống nhau, nhưng cũng có những từ khác xa.
9. Phần tài liệu tham khảo vẫn y như quyển Từ điển Hoa Việt thông dụng đã xuất bản trước đây và sẽ được tái bản tiếp sau quyển Việt Hoa này với sự bổ sung và tăng cường đúng như quyển Hiện Đại Hán Ngữ 3500 chữ thường dùng đang phổ biến ở Trung Quốc hiện nay.
10. Phần Phụ lục Bảng tra chữ Hán theo âm Hán Việt cũng sẽ được bổ sung trong quyển Hoa Việt Thông Dụng.
8 Tự Điển Ngũ Thể
Trên thế giới duy chỉ có nước Trung Quốc mới có một bề dầy về lịch sử thư pháp, người ta tôn nó vào hàng “Đạo”, vì mỗi một chữ qua từng triều đại có một cách thể hiện khác nhau, ngày nay đã trở thành một môn học có đủ lý luận gọi là “Thư học”.
Hiện nay phong trào luyện tập thư pháp chữ Hán chữ Nôm có chiều hướng gia tăng, sách công cụ dùng làm tra cứu cho người mới luyện tập tương đối ít, bởi thế tác giả sưu tầm và soạn sách này làm sổ tay cho những ai quan tâm và muốn tra cứu để tập dợt.
Trong sách được trình bày mỗi một chữ thể hiện bằng 5 kiểu khác nhau: Khải, Hành, Lệ, Thảo, Triện, có phân biệt ra thể phồn và giản (chữ Khải được viết bằng thể giản, những chữ nào có liên quan đên thể phồn được ghi ở cuối dùng để đối chiếu). Trong sách gồm 3.500 chữ, trong đó có 2.500 chữ thường dùng và 1.000 chữ ít dùng tới. Những chữ trong tự điển này được soạn theo tiêu chuẩn mới theo sách “Hiện đại Hán ngữ thường dụng tự biểu” công bố ngày 26-01-1988 của Uỷ viên hội quốc gia giáo dục Trung Quốc.
Độc giả muốn tìm chữ để luyện tập nên tra vào các bảng mục lục để tìm chữ. Khi biết âm của chữ hãy tra vào bảng “Mục lục ABC” , khi chưa biết âm chữ hãy tra vào bảng “Mục lục bộ thủ” hay bảng “Mục lục tổng số nét”.