Top 6 tựa sách hay về thực dưỡng Ohsawa được nhiều người mua nhất hiện nay

0
1554
Vật Phẩm Phong Thủy

Nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống của mình, bạn sẽ phải làm những điều khác biệt. Tuy nhiên, đôi khi chỉ vài cuốn sách truyền cảm hứng cũng có thể thay đổi hoàn toàn cái nhìn của bạn và khiến cuộc sống của bạn bước sang trang mới. Dưới đây là 6 tựa sách hay về thực dưỡng Ohsawa được nhiều người mua nhất hiện nay

1 Những Hiệu Quả Rõ Ràng Của Phương Pháp Ohsawa

Nội dung cuốn sách “Những hiệu quả rõ ràng của phương pháp Ohsawa” do Huỳnh Văn Ba biên soạn trình bày những hiệu quả, công dụng chữa bệnh mà phương pháp Ohsawa mang lại. Các hiệu quả đó được chứng minh qua tâm thư của những người đã trải qua phương pháp, thấy kết quả vô cùng khả quan được đăng trên các báo để mọi người nhận xét trước khi áp dụng. Tất cả những chuyện người thật, việc thật được trích dẫn đưa làm minh chứng trong sách được trình bày theo thứ tự thời gian, trích trong đặc san “Sống vui” trước năm 1975 của cố chủ nhiệm Ngô Thành Nhân. Sách gồm 2 phần, phần 1 sau đây nói về hiệu quả của việc áp dụng phương pháp phương pháp Ohsawa đối với bệnh mất ngủ, đau vú – mất sữa,… Mời bạn đọc cùng tham khảo.

2 Y Triết Phương Đông & Phương Pháp Thực Dưỡng
Trong số những hình thức khác nhau của y học phương Đông, phần nhiều giống như cỏ nhỏ, chúng khác với những cây to vươn lên trời tương tứng với y học Trung Hoa và y học Ấn Độ Ayurveda. Những phương pháp y học khác vó thể vươn tới dưỡng thân chứ không xa hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ đi vài bước vào giai đoạn đầu của y học Ấn Độ hoặc y học Trung Hoa, nghĩa là ở giai đoạn đối chứng (chữa triệu chứng), các bạn dễ lang mang, vì có rất nhiều phương thuật điều trị và hàng đống thuốc men, đôi khi thấy say mê những tác dụng tức thời giống như phép lạ của chúng. Nhưng tất cả chỉ là chữa tạm.

Muốn tìm ra y học chữa trị sâu xa, chữa lành bệnh một lần và mãi mãi, các bạn phải cố gắng tìm tới giai tầng y học thứ 7, y học tối thượng, y học dựa vào sự công bình hoặc trật tự vũ trụ…

Y học cũng thế không tấn công vào triệu chứng, mà chăm chú vào nguồn gốc của bệnh hoạn… Y học đó cố gắng giúp mọi người tự mình có được niềm hạnh phúc vĩnh viễn thay vì tìm đến những khoái lạc phù ảo đượm màu tuyệt vọng…

G.OSHAWA

3 Ohsawa Tây Du
Cuốn này thuật lại cuộc phiêu lưu của hai vợ chồng tôi du lịch các xứ phương Tây do một ông vua gọi là “ Văn Minh” cai trị. Tên này đối với họ, hãy hiểu như chữ “Rừng – Rú”.

Trong hai du khách, người chồng 64, còn bà vợ 57 tuổi – chồng tên Jack, vợ là Mitie. Họ đều ở xứ “Thiên Quốc”. Từ bao đời nay, người phương Tây vẫn gọi họ như vậy. Nhưng dân họ không biết đến tên đó.

Thiên Quốc là một xứ rất nhỏ bé, nằm giữa đại dương bao la, đã từng bị người phương Tây chinh phục, đặt dưới sự đô hộ, chia để trị suốt 80 năm trước.

Ông Jack rất thông thạo phong tục và tiếng nói người Phương Tây, nhưng bà Mitie lại là người giữ cách sống cũ, chỉ biết tiếng mẹ đẻ. Bà chưa hề ra khỏi quê hương bao giờ. Cuộc du lịch của hai người gặp nhiều chuyện lạ và cảm động, còn lắm cái lạ hơn cả hành trình của Marco-Polo ở Trung Hoa, hay của Livingstone đi vào giữa Phi Châu. Các bạn xem rất bổ ích và thú vị.

Nếu trong sách này có vài đoạn khó hiểu, phật ý, dễ ghét và khó chịu, đó không phải do lỗi của tôi. Các bạn hãy tìm hiểu cái “tâm trạng cổ lỗ” của hai du khách ấy. Tôi đây, cũng là người hiện đại mất gốc ở Phương Đông, nên khó hiểu tâm trạng cổ lỗ. Tuy nhiên tôi xin ghi lại cho đúng. Bây giờ bạn hãy cố mà hiểu. Có lẽ chìa khóa Thiên Quốc nằm ở chỗ này.

Như các bạn đã biết, có nhiều sách xuất bản ở Pháp, Đức và Mỹ đã bàn về tâm trạng cổ lỗ, cực đơn giản với tính tự nhiên, cách suy tư tỉ mỉ, cả đến chỗ thần bí của tâm trạng ấy có phần trái cách suy nghĩ của người Phương Tây nhưng lại rất thực tiễn, và cũng thần bí làm họ biết nhiều điều mà Phương Tây còn mơ hồ như: tiền kiếp, nhân quả, luân hồi, mười hai giai đoạn của linh hồn, v.v..

Nếu dụng cụ nghiên cứu của chúng ta gọi khoa học (gốc La tinh là Seire) là tinh vi và phân tích, nó dẫn chúng ta càng lúc càng tiến tới một thế giới phức tạp, nguyên tử và tế toái, thì bản năng trí tuệ của người có cái tâm trạng tối cổ ấy (gọi là “sire”, một từ của Thiên Quốc) lại hoàn toàn có thể thấy bằng mắt thường và có tính tổng hợp. Các bạn không thể tưởng tâm lý của họ và ta là hai thái cực. Tâm lý của ta nặng về miêu tả, cấp thời và lý luận, còn tâm lý cổ lỗ thì trừu tượng, vô định hoặc phật tính (Đại thừa). Về điểm này, tôi sẽ đề cập trở lại ở phần sau. Ngôn ngữ của họ không phân định thời gian, không có số nhiều số ít, không mạo từ, không giống đực, giống cái, ngôi thứ cũng không. Ngôn ngữ của họ thường không biết đến chủ và khách thể. Hơn nữa, họ lộn xộn trong tiếng “có” và “không”, “của tôi” và “của anh”, v.v.. Đây có phải ngôn ngữ Cộng – Sản không? Thật ra thì không, trong thực tế, nó dành cho dân cư của một thế giới khác biệt, là thế giới vô tận, vô định, là Thiên Quốc.

Có điều kỳ lạ của tiếng người Thiên Quốc là tiếng “dạ – vâng”. Nếu bạn tặng một miếng bít tết cho một người Thiên Quốc, là dân đã ăn chay từ bao nghìn năm qua (vì họ theo Phật giáo), thì họ vẫn nhận vui vẻ chất phác như đứa trẻ. Dù họ biết miếng thịt ấy xắt từ xác của một con vật mà họ yêu như anh em. Nếu họ có nhăn mặt chút ít, cố nuốt trôi miếng thịt, vì họ tự biết đã phạm sát giới trong Đạo. Họ vẫn mỉm cười cố nói: “Ôi, ngon quá!” Lại cảm ơn các bạn vô vàn nữa. Có thể bạn sẽ mắng: “Chà láo thật!”

Chẳng qua đó là sự lễ phép trẻ thơ. Người Thiên Quốc thường có thể chấp nhận mọi sự, dù khó khăn thế nào, họ vẫn vui vẻ kể cả sống hay chết. Đó là sức chịu đựng sự thử thách của họ một cách hoàn toàn, vô điều kiện và rất uyển chuyển. Một học trò ngoan, bao giờ cũng chấp nhận mọi sự thày dạy một cách yên lặng, dù khó hiểu – như con vật chịu trận trên một bàn mổ sống. Nếu người Thiên Quốc có thể chấp và nhập vai hy sinh với một nụ cười, đó là vì triết lý của họ có tính mềm dẻo.

Nếu bạn cho thái độ của họ là giả tạo, thì bạn phải phê bình triết lý của họ – là loại triết lý phát sinh mọi nền văn minh ở Viễn Đông, kể cả Phật, Lão – Khổng – Hồi – Thiên Chúa giáo, v.v… bao gồm văn thơ, đạo đức văn hóa và thẩm mỹ. Bạn có thể đề nghị thêm điều gì vào các điều đó. Hầu hết người Thiên Quốc đều có thể chấp nhận gợi ý của bạn một cách vui thú vì sự dễ tính của họ.

Chính vì sự lễ phép, khiêm nhường và dễ bảo như trẻ thơ mà người Châu Phi và Châu Á đã sống bình an và tự do suốt mấy nghìn năm cho đến khi văn minh Âu Tây đến xâm lăng vào khoảng trên trăm năm trước – Đó là vì họ tình nguyện làm thuộc địa cho người Phương Tây với tính cách kể trên. Nếu ngày nay có nhiều vấn đề nảy sinh với các kiều dân cai trị thì đó có nghĩa là họ bị áp bức, bóc lột quá đáng cả vật chất lẫn tinh thần (của các dân Á – Phi vì không hiểu “tâm trạng cổ lỗ” của họ). Tâm trạng này cũng ăn khớp với Vô song Nguyên lý, nó quá đơn giản, quá tự nhiên ở bề ngoài, nhưng quá thâm sâu, lại rất thực dụng trong sinh hoạt. Nếu so nguyên lý này với biện chứng của Hegel và Marx thì biện chứng của hai ông này chẳng qua chỉ là một phần diễn giải hay một biến thể của nguyên lý ở Viễn Đông, mà cái này là tính phân cực nhất nguyên.

Một thầy tu Dòng Tên, sau khi nghe ông Jack giải thích nguyên lý này, liền bật cười bảo: “Nguyên lý nhất nguyên sao? Thật ngược đời ha ha ha!” Jack đã đọc sách của thầy tu và đánh giá cao ông ấy – nhưng sau đó, khó mà an ủi và khuyến khích Jack, ông đi tìm xem ai có thể hiểu biết chút ít, tán thưởng chút nào về tâm trạng cổ lỗ kia không?

Tâm trạng cổ, như đã trình bày trong bốn tập triết lý đồ sộ của bậc thày Levy – Bruhl, là tâm trạng vốn có của các giống dân Á và Phi Châu da màu – Các sắc dân màu được xem là những dân phiêu lưu, sinh ra từ cùng một miền đất, họ bị ánh sáng mặt trời thu hút đến Phương Đông. Trong khi các giống da trắng, ham phiêu lưu hơn anh em da màu, nên nhắm Phương Tây để xem mặt trời lặn chỗ nào…

Vào cuối cuộc khám phá, người Thiên Quốc định cư trên một quần đảo. Trong khi người Aztecs và Ấn Độ, dừng lại ở Trời Tây, họ là tổ tiên của người Thiên Quốc.

Dù sao, tôi muốn thuật lại đích xác câu chuyện của ông Jack và bà Mitie khi họ phiêu bạt trong khu rừng vẫn gọi là “văn minh”.

Tôi còn muốn gán cái bí danh cho ông Jack là “phù thủy”.

George Ohsawa

Paris 1956

4 Những Nội Dung Quan Trọng Của Phương Pháp Thực Dưỡng
Phần 2 cuốn sách “Những nội dung quan trọng của phương pháp thực dưỡng” của tác giả Sakurazawa Ohsawa do Huỳnh Văn Ba biên dịch gồm các nội dung: Những món Sarrazin, Thực đơn, Tự khám sức khỏe, Bảng liệt kê những món ăn, Ngũ cốc, Tôm cá, Lê-ghim, Thịt, Sữa và các sản phẩm sữa,… Lời bạt của người dịch. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

5 Phương Pháp Ohsawa – Hỏi Và Đáp

Mặc dù phương pháp Ohsawa đã phổ biến hầu như khắp các nước trên thế giới trước 1964 đến mấy chục năm, thế mà mãi đến năm ấy, ở miền Nam mới có một bản dịch quyển Le Zen Macrobiotique. Rồi lần lượt ta thấy nhiều quyển dịch khác phổ biến phương pháp đơn giản mà kỳ diệu này cho đến ngày đất nước Việt Nam được thống nhất vào năm 1975. Khoảng thời gian 11 năm đó hầu như mọi người ở miền Nam đều biết phương pháp Ohsawa qua các từ nôm na phổ thông là “gạo lứt muối mè”.

Thế rồi từ năm 1975 trở về sau có lẽ vì nhiều lý do mà phương pháp này không tiếp tục phổ biến rộng rãi như trước nữa. Vài năm gần đây, vào đầu thế kỷ 21, phương pháp Ohsawa lại được báo chí Việt Nam đề cập đến và trên thế giới nhất là ở Hoa Kỳ, phương pháp này cũng được phổ biến rộng rãi hơn.

Cuốn Phương Pháp Ohsawa – Hỏi Và Đáp tập hợp những câu hỏi và câu trả lời dưới dạng hỏi – đáp, cung cấp tất cả các thông tin, giải đáp cho độc giả những thắc mắc liên quan tới phương pháp Ohsawa.

6 Nền Triết Học Của Văn Hóa Phương Đông – Thuật Nấu Ăn Theo Phương Pháp Ohsawa

Nền Triết Học Của Văn Hóa Phương Đông – Thuật Nấu Ăn Theo Phương Pháp Ohsawa giới thiệu phương pháp thực dưỡng “Gạo lứt muối mè” theo phương pháp Ohsawa. Một phương pháp điều dưỡng con người tuy mộc mạc nhưng căn bản, sâu sắc, hiệu quả, thực dụng, tiết kiệm, hữu ích, được coi là đã có chứng nghiệm.

Cuốn sách gồm có 2 phần:
Phần 1: Trình bày cách ăn ở hằng ngày để giữ sức khoẻ và trị bệnh
Phần 2: Trình bày cách dưỡng thai và nuôi con.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN