Top 6 tựa sách hay về chuyện tình yêu trung quốc được nhiều người mua nhất hiện nay

0
1302
Vật Phẩm Phong Thủy

Nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống của mình, bạn sẽ phải làm những điều khác biệt. Tuy nhiên, đôi khi chỉ vài cuốn sách truyền cảm hứng cũng có thể thay đổi hoàn toàn cái nhìn của bạn và khiến cuộc sống của bạn bước sang trang mới. Dưới đây là 6 tựa sách hay về chuyện tình yêu trung quốc được nhiều người mua nhất hiện nay

1 Phụng Cầu Hoàng

Này là thắt lưng cao quan, trường sam tay áo dài, vang lời hát Hoa mai lay động, sơn thủy thanh âm Ván cờ thiên hạ này, ai là quân cờ, ai là người chơi cờ thao túng? Tuy rằng xuyên qua thành công chúa, nhưng Sở Ngọc lại biến thành một nàng công chúa trước nay chưa từng có, khiến người đời kinh hãi: ham hố nam sắc, đã có phò mã lại còn nuôi vô số sủng nam. Một cô gái trong sáng, thông minh, mạnh mẽ đến từ thế kỷ hai mươi mốt, lại mang thân phận công chúa nổi tiếng hoang dâm, nàng sẽ làm thế nào để có thể sống sót và sống hạnh phúc ở thời cổ đại?

2 Hồng lâu mộng

Trong lịch sử văn học Trung Quốc. Hồng Lâu Mộng có một vị trí đặc biệt. Người Trung Hoa say mê đọc nó, bình luận về nó(1), sáng tác về nó đến nỗi nói: “Khai đàm bất thuyết Hồng Lâu Mộng, Độc tận thi thư diệc uổng nhiên!” (Mở miệng mà không nói Hồng Lâu Mộng thì đọc hết cả thi thư cũng vô ích!). Có một ngành học chuyên nghiên cứu về Hồng Lâu Mộng, gọi là Hồng học; gần đây nhất vẫn thấy Trung Quốc in chuyên san “Hồng Lâu Mộng nghiên cứu”. – Có lẽ trên thế giới chỉ có Shakespeare là có một vinh dự lớn lao như thế, vì có “Shakespeare học”. Cái gì làm người Trung Quốc say Hồng lâu mộng “như điếu đổ” vậy? Trước hết, đó là do tác phẩm đáp ứng những nhu cầu sâu xa của thời đại. Thời nhà Thanh, dưới thời các hoàng đế Ung Chính, Càn Long (1723 – 1795) là thời kinh tế phồn vinh, chẳng những công nghiệp, thủ công nghiệp, mà cả khai thác mỏ, thương nghiệp…cũng phát triển mạnh mẽ. Các thành thị lớn như Nam Kinh, Dương Châu, Võ Xương, Nhạc Châu… buôn bán, sản xuất sầm uất là những đô thị lớn. Chỉ kể một thị trấn như Thanh Giang bên bờ Vận Hà thôi mà thời đó đã có hơn nửa triệu dân! Nền kinh tế tự phát tư bản chủ nghĩa đó trong lòng xã hội phong kiến chuyên chế mọt ruỗng và đang trên đà tan rã, đã đẻ ra một tầng lớp người thành thị, những người này có những nhu cầu thẩm mỹ mới. Tây Sương Ký, Mẫu đơn đình, Cổ kim tiểu thuyết, Liêu Trai… là những tác phẩm tả tình yêu, những số phận, những buồn vui cá nhân…, chính là sự “thăng hoa” của cuộc sống đã bắt đầu khác trước về chất của người thành thị. Hồng lâu mộng là sự thể hiện những tư tưởng của thời đại: tinh thần dân chủ, tinh thần phê phán đời sống xã hội phong kiến mục nát, phê phán những giáo điều truyền thống đã ăn sâu bén rễ hàng ngàn năm, đòi tự do yêu đương, giải phóng cá tính, đòi tự do bình đẳng, khát khao một lý tưởng cho cuộc sống…Tất cả những cái đó có những mặt kế thừa tư tưởng dân chủ thời Minh và đầu Thanh, nhưng nó chính là sản phẩm của ý thức tư tưởng thị dân đương thời. Giữa những khát vọng sâu xa ấy của con người thời đại và sự biểu hiện nó ra một cách nghệ thuật, đã có một cuộc hẹn hò tuyệt diệu qua Hồng Lâu Mộng.

3 Tây sương ký

Mái Tây (Tây Sương Ký) là một vở kịch không phải để diễn, mà cốt để đọc, nó là “một tấc lòng lưu lại ngàn sau”, như lời Lý Trác Ngô đã nói.

Cái tấc lòng ấy là một câu chuyện tình xảy ra ở mái tây ngôi chùa Phổ Cứu, một ngôi chùa công đức của bà Võ Tắc Thiên. Cạnh chùa có một biệt thự của một vị tể tướng họ Thôi. Thôi tướng công xây cái biệt thự ấy để làm nơi dưỡng lão; không ngờ trời chẳng độ, tướng công chết ngay hôm lạc thành biệt thự, vì thế cả nhà ở lại chùa, chịu tang. Thôi tiểu thư cũng ở lại, một hôm nàng ra sân chùa đứng chơi, tình cờ gặp Trương Quân Thụy là một thư sinh con quan, có chí lớn, vừa phiêu lưu vừa cầu học. Thôi Oanh Oanh là một người đẹp. Mà Trương Quân Thụy là một khách tài hoa. Cả tấn kịch ở “Mái Tây” là ở đó. Quân Thụy cảm Oanh Oanh ngay từ phút đầu nên cố xin ở lại chùa trọ học, cốt để gần Thôi Oanh Oanh. Nhưng thực ra chàng đã tính lầm:

Tuy trong gang tấc mà nghìn quan sơn…

Càng gần, chàng càng thấy xa Oanh Oanh… Trong thời gian ấy thì không biết bao nhiêu việc nữa xảy ra. Giặc vây chùa, đòi lấy cho được Oanh Oanh. Mẹ Oanh Oanh trong lúc khốn nguy, hứa gả Oanh Oanh cho kẻ nào có thể cứu nguy cho nhà mình. Người ấy than ôi! Không ngờ lại là Trương Quân Thụy, nhưng một khi nguy đã hết rồi thì lời hẹn kia cũng bị quên đi. Mẹ Thôi Oanh Oanh không muốn gả nàng cho Quân Thụy nữa, chỉ bằng lòng cho hai người kết làm “anh em” mà thôi. Thôi Oanh Oanh, cũng đau đớn như Quân Thụy về sự lỗi hẹn nhưng nàng vẫn tỏ ra là con người nề nếp, phải giữ giá cao… Tất cả sự khổ sở “gian truân” của kẻ si tình là ở chỗ này. Nhưng cuối cùng lễ giáo cũng không giữ được lòng người. Một hôm Oanh Oanh để mình theo dòng tình ái. Nàng tìm tới Trương Quân Thụy và hiến cả tấm lòng trinh bạch mà xưa nay nàng vẫn gìn giữ cho chàng. Việc ấy đến tai mẹ, nhưng biết làm thế nào! Mẹ nàng cũng đành để cho hai linh hồn ấy tác hợp với nhau vậy… Nhưng bà không muốn rể bà chỉ là một anh chàng áo vải. Vì thế, giữa ngày ân ái, đã diễn ra cảnh sinh ly. Chàng phải vào kinh chạy theo công danh.

4 Trường hận ca

Cuốn sách lấy bối cảnh thời gian thành phố Thượng Hải từ những năm 40 đến cuối thập kỉ 80. Vương Kỳ Dao đang là một cô nữ sinh bình thường bỗng nhiên trở thành một người nổi tiếng nhờ bức ảnh đăng trên bìa tạp chí Đời sống Thượng Hải. Cô tham gia vào cuộc sống ồn ào của những dạ tiệc, giành giải Á khôi trong cuộc thi hoa hậu Thượng Hải rồi sau đó nhanh chóng trở thành tình nhân của một vị quan chức. Kỳ Dao về Giang Nam sau khi người tình chết trong một tai nạn máy bay. Nhưng nỗi nhớ Thượng Hải trỗi dậy, cô trở về phố Bình An làm tiêm thuê kiếm sống. Cô có mang với một người con trai nhưng đành phải gán cho một người khác và sinh con trong cô độc, chỉ có người chụp ảnh cho cô ngày xưa còn ở cạnh. Vi Vi, con gái cô lớn lên, khác hẳn với mẹ, theo chồng sang Mỹ du học. Kỳ Dao trở thành tình nhân của một người thanh niên kém cô tới 20 tuổi. Chân Sếu, người yêu của Thẩm Vĩ Hồng – bạn thân của Vi Vi – nhờ chiếc chìa khóa mà người con trai kia nhờ trao lại cho Kỳ Dao, đột nhập vào nhà giết chết cô để cướp những đồ tư trang đựng trong chiếc hộp khảm mà cô vẫn gìn giữ.

5 Bạch Xà truyện

Bạch xà truyện là một câu chuyện cổ dân gian lấy bối cảnh ở Hàng Châu phía Nam Trung Quốc kể về chuyện tình lãng mạn giữa một con rắn thành tinh là Bạch Nương Tử và một thư sinh tên Hứa Tiên.

Bạch Nương Tử và Hứa Tiên lấy nhau và có với nhau một đứa con. Tuy nhiên hạnh phúc ngắn chẳng tày gang, Pháp Hải hòa thượng là một người có pháp lực phi thường sau khi biết được danh tính thật của Bạch Nương Tử đã rắp tâm chia rẽ hai người. Pháp Hải hòa thượng bắt được Hứa Tiên và nhốt anh trong chùa Kim Sơn. Để giải cứu Hứa Tiên, Bạch Nương Tử và muội muội của mình là Tiểu Thanh (cũng vốn là một con Thanh xà) đã phải sử dụng pháp lực của mình để làm lụt chùa. Tuy nhiên khi giải cứu được Hứa Tiên cũng là lúc Bạch Nương Tử bị Pháp Hải nhốt trong tháp Lôi Phong.

20 năm sau, con trai của 2 người thi đỗ Trạng Nguyên và về lại tháp Lôi Phong để tế mẹ. Tình cảm ruột thịt giữa họ làm động lòng trời, Bạch Nương Tử được giải cứu và cả gia đình họ đoàn tụ với nhau.

6 Ngưu Lang – Chức Nữ

Một trong những chuyện tình yêu lâu đời và nổi tiếng nhất ở Trung Quốc này kể về một chàng chăn trâu thật thà nhân hậu tên Ngưu Lang và cô tiên nữ dệt vải Chức Nữ.

Hai người yêu nhau và sống hạnh phúc bên nhau với một gia đình nhỏ có hai đứa con. Tuy nhiên mẹ Chức Nữ khi biết chuyện đã rất tức giận vì con gái mình dám lấy một người phàm nên đã đưa con gái mình về lại trời.

Thấy sự buồn rầu của chủ nhân mình, các con trâu của Ngưu Lang tìm cách giúp chàng lên trời tìm vợ. Mẹ Chức Nữ phát hiện ra đã rút kẹp tóc của mình vạch ra con sông Ngân Hà vĩnh viễn chia cắt hai người ở đôi bờ. Chức Nữ trở thành sao Vega còn Ngưu Lang trở thành sao Altair. Thương xót cho đôi tình nhân, các con quạ đã bay lên xếp thành cầu ô thước giúp cho họ gặp nhau mỗi năm một lần vào đêm thứ bảy của tháng bảy âm lịch.​

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN