Chọn ngành, chọn nghề là câu chuyện muôn thuở của nhiều bạn trẻ khi đứng trước ngưỡng cửa đại học, là trăn trở của nhiều thế hệ. Trong thời đại có nhiều biến động như hiện nay, lựa chọn cho mình một ngành nghề đã không dễ, xác định con đường sự nghiệp lâu dài còn khó khăn hơn. Để giúp các bạn trẻ và các ứng viên có nhu cầu tìm việc Mạng Việc Làm xin giới thiệu các ngành học thuộc nhóm ngành sản xuất và chế biến hot nhất hiện nay
1 Ngành công nghệ thực phẩm
Hiện nay thực phẩm được chế biến thành nhiều chủng loại khác nhau phục vụ nhu cầu người tiêu dùng một cách nhanh chóng và tiện dụng. Việc chế biến, bảo quản để thực phẩm không hư, đạt chất lượng, mùi vị như mong muốn là yếu tố the chốt để các công ty tồn tại và phát triển.
Mội chủng loại sản phẩm chế biến cần đáp ứng hàng trăm tiêu chí khác nhau, vì vậy vai trò của kỹ sư công nghệ thực phẩm là quan trọng để quyết định quy trình thực hiện.
Trong thời gian sắp tới, các nhà máy sản xuất sẽ chuyển sang chế biến sản phẩm thành phẩm thay vì chế biến thô như trước đây, nên nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thực phẩm cũng tăng theo.
2 ngành Công nghệ chế biến thủy sản
Ngành Công nghệ chế biến thủy sản (Aquatic Product Processing) tham gia quá trình thu hoạch, bảo quản và chế biến thủy sản. Qua các công đoạn xử lý để hải sản đến với người tiêu dùng mà vẫn giữ được dinh dưỡng, chất lượng, mùi vị của thủy sản. Và chế biến thủy sản thành các thành phẩm khác nhau phục vụ thị trường tiêu dùng.
Tìm hiểu ngành Công nghệ chế biến thủy sản
Trữ lượng nuôi trồng thủy sản nước ta lớn, tuy nhiên công nghệ chế biến thủy sản vẫn chưa bắt kịp tương ứng. Hiện nay nhà nước đang tích cực phát triển chất lượng các hoạt động chế biến thành phẩm thủy hải sản, cho nên ngành công nghệ chế biến thủy sản đang từng bước trở thành một ngành quan trọng trong hệ thống kinh tế nông nghiệp nước ta.
3 Ngành công nghệ sợi, dệt
Tên gọi của ngành công nghệ sợi, dệt đã thể hiện được đặc trưng cũng như tính chất chuyên môn của ngành này. Các công việc chuyên môn được đảm nhiệm bởi kỹ sư công nghệ dệt sợi:
– Vận hành dây chuyền sản xuất sợi, dệt đảm bảo dây chuyền hoạt động liên tục, ổn định, sản phẩm đạt theo các yêu cầu gia công được đề ra.
– Xác định thành phần của các nguyên liệu để tạo thành sản phẩm. Việc xác định thành phần các nguyên liệu đảm bảo đạt được các tính chất và các thuộc tính của thành phẩm hoàn thành theo yêu cầu đề ra.
– Thực hiện các thí nghiệm để kiểm tra thuộc tính, tính chất của sản phẩm đã hoàn thiện. Thông qua các bước điều chỉnh các thông số kỹ thuật để hiệu chỉnh các bước gia công.
– Quản lý, tổ chức, điều hành quy trình trong dây chuyền kéo sợi, dệt thoi và dệt kim.
4 ngành Công nghệ da giày
Là một trong những nơi gia công quần áo, thời trang, da giày hàng đầu thế giới với hàng loạt các nhà máy lớn tại Việt Nam, kỹ sư ngành công nghệ da giày có nhiều cơ hội nghề nghiệp.
5 ngành Công nghệ sau thu hoạch
Ngành Công nghệ sau thu hoạch, một ngành mới thuộc nhóm ngành công nghệ thực phẩm và công nghệ sinh học, ra đời do nhu cầu to lớn và cấp bách của công cuộc phát triển kinh tế đất nước.
Bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm để chống thất thoát và nâng cao chất lượng sản phẩm sau thu hoạch hiện rất cần cán bộ kỹ thuật, nhưng số cán bộ được đào tạo thuộc ngành này hàng năm vẫn còn rất hạn chế. Đặc biệt đối với công tác kiểm tra và giám định chất lượng sản phẩm sau thu hoạch thì chưa có trường nào đào tạo. Vì thế, lâu nay các trạm hải quan kiểm tra chất lượng nông sản thực phẩm xuất nhập khẩu, các phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (phòng KCS) của các công ty xí nghiệp chế biến thực phẩm đều tuyển dụng những cán bộ tốt nghiệp đại học các ngành liên quan như vi sinh, hóa sinh, bảo vệ thực vật v.v… và đào tạo thêm về nghiệp vụ kiểm tra giám định, chưa có cán bộ đào tạo chính quy về công nghệ sau thu hoạch.
Nước ta đã gia nhập WTO, nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ đổ xô vào nước ta. Một trong các lĩnh vực mà họ quan tâm là tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm thông qua công tác kiểm tra giám định, lập các kho bảo quản nông sản thực phẩm để chống thất thoát, lập các nhà máy chế biến nông sản thực phẩm để đa dạng hóa sản phẩm, lập các siêu thị trong đó có mặt hàng tươi sống, sạch và an toàn. Bởi vì nông sản nước ta dồi dào nhưng thất thoát nhiều do chưa được bảo quản chế biến tốt, lao động nước ta cần cù thông minh, chi phí lại thấp nên họ rất quan tâm. Vì lẽ đó nhu cầu cán bộ kỹ thuật về ngành Công nghệ sau thu hoạch rồi sẽ rất lớn, sẽ không đủ để đáp ứng nếu không được đào tạo đầy đủ và kịp thời.
6 ngành Công nghệ May
Hiện nay may mặc không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người mà còn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Dệt May là ngành có năng lực cạnh tranh cao trong quá trình hội nhập thương mại quốc tế, là ngành xuất khẩu chủ lực của ngành công nghiệp Việt Nam trong những năm qua.
Kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng lên qua hàng năm.Bên cạnh đó, khả năng cạnh tranh và hội nhập của ngành dệt may Việt Nam đã phát triển mạnh, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật… và hướng tới một số thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Angola, New Zealand, Ấn Độ, Nga…
Hiện nay, dệt may vẫn duy trì vị trí số 1 về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, chiếm 13% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.Năm 2009, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 6 của Hiệp hội thời trang châu Á, và như vậy vị thế của Việt Nam đã được khẳng định trong nhiệm vụ có tính chiến lược về sản phẩm thiết kế thời trang cũng như việc thực hiện giá trị gia tăng cốt lõi của ngành dệt may Việt Nam trong tương lai.
Đây cũng là ngành có nhu cầu lao động cao, do đó ngành dễ dàng giải quyết và thu hút việc làm cho người lao động kể cả lao động xuất phát từ nông thôn, từ đó góp phần ổn định và thúc đẩy tiến bộ xã hội, cải thiện quan hệ sản xuất, bảo đảm và tiến tới phân phối công bằng hơn về thu nhập, đồng thời bảo đảm ngày càng nhiều công ăn việc làm cho xã hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tăng thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn.
7 ngành Công nghệ chế biến lâm sản
Là một trong những ngành đào tạo rất đặc trưng của trường Đại học Nông Lâm và Đại học Lâm nghiệp, cung cấp nguồn nhân lực trong lĩnh vực chế biến sản phẩm từ lâm nghiệp.
Ngành Chế biến lâm sản bao gồm 3 chuyên ngành chính: Chế biến lâm sản, Công nghệ giấy và bột giấy, Thiết kế đồ gỗ nội thất