Chọn ngành, chọn nghề là câu chuyện muôn thuở của nhiều bạn trẻ khi đứng trước ngưỡng cửa đại học, là trăn trở của nhiều thế hệ. Trong thời đại có nhiều biến động như hiện nay, lựa chọn cho mình một ngành nghề đã không dễ, xác định con đường sự nghiệp lâu dài còn khó khăn hơn. Để giúp các bạn trẻ và các ứng viên có nhu cầu tìm việc Mạng Việc Làm xin giới thiệu các ngành học thuộc nhóm ngành kỹ thuật hóa địa hot nhất hiện nay
1 Ngành Công nghệ Kỹ thuật hoá học
Hóa học đã có từ lâu đời và trở thành một nền tảng khoa riêng áp dụng cho mọi mặt đời sống và ảnh hưởng đến rất nhiều hoạt động sản xuất kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp hiện đại.
2 Ngành công nghệ kỹ thuật vật liệu
Cấu trúc vật liệu là cấu trúc vi mô rất nhỏ, và những người làm cấu trúc vật liệu tác động lên những cấu trúc vi mô ấy để tăng cường những tính chất mong muốn. Chính nhờ khoa học cấu trúc vật liệu, người ta đã có thể biến những máy móc cồng kềnh trở nên gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo yêu cầu mong muốn.
Nhờ khoa học cấu trúc vật liệu các tòa nhà chọc trời mới có thể đứng vững. Và nhờ khoa học vật liệu ra đời, người ta có thể chế tạo được những chiếc máy bay cỡ lớn đủ độ bền chắc và trọng lượng đủ nhẹ. Hoạt động công nghiệp hiện đại luôn có những yêu cầu khắt khe về các tiêu chuẩn kỹ thuật máy móc, trong đó vai trò của vật liệu chế tạo máy móc giữ vai trò quan trọng.
Những kỹ sư vật liệu nắm rõ kết cấu nguyên tử từng chủng loại vật liệu, hiểu rõ kết cấu vật lý, tính chất cơ học của từng loại vật liệu, và có thể tác động thêm để chúng đạt được các yêu cầu khác. Việc chọn loại vật liệu nào đủ đáp ứng tiêu chuẩn, đủ độ bền, đủ tính chất như yêu cầu, điều đó chính do những kỹ sư kỹ thuật vật liệu quyết định. Đó cũng một trong những các công việc của kỹ sư vật liệu.
3 kỹ thuật tài nguyên
Với hệ thống sản xuất nông nghiệp rộng khắp, hệ thống thủy lợi nước ta rất rộng lớn, đảm bảo việc cung cấp nước đầy đủ trong các giai đoạn nông nghiệp. Các đập thủy điện, đập chứa nước, hồ thủy lợi, các đoạn sông ngòi, kênh dẫn nước… hợp thành một mạng lới rộng khắp. Ngành công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước có vai trò quan trọng trong việc vận hành các công trình này, để đảm bảo đủ nguồn nước cung cấp cho một mạng lưới rộng khắp các hệ thống dẫn nước thủy lợi.
Ngành công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước còn tham gia thiết kế các hệ thống thủy lợi và tổ chức thi công các công trình thủy lợi. Các hệ thống này có đặc trưng riêng là giữ nước và dẫn nước, vì vậy chúng có các đặc điểm riêng trong việc xây dựng, thi công công trình.
Ở cấp độ rộng hơn, nước là nguồn tài nguyên có hạn, vì vậy ngành (công nghệ) kỹ thuật tài nguyên nước còn đảm nhận quản lý nước ở cấp độ rộng hơn, bao gồm tài nguyên nước ở cả các lưu vực sông, ở cả một khu vực rộng lớn.
4 Ngành Công nghệ môi trường
Có người đã từng nhận xét tình trạng không định hướng rõ ràng sau khi ra trường sẽ làm việc tại đâu và như thế nào đối với dân môi trường là… rất nhiều.
Có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do môi trường là một ngành rộng lớn và liên quan tới nhiều lĩnh vực. SV môi trường thuộc dạng cái gì cũng biết, khổ nỗi mỗi thứ biết một chút.
Tại một số diễn đàn của SV, dân môi trường bên các chuyên ngành nghiên cứu kêu gọi nhau học thêm phần ứng dụng và kỹ thuật. Dân kỹ thuật môi trường nhắc nhở nhau tìm hiểu thêm phần nghiên cứu. Đấy là chưa kể đến những luật môi trường, kinh tế và môi trường… mà theo nhiều SV, cũng cần phải nắm vững.
Công nghệ môi trường (CNMT) là một chuyên ngành khá mới mẻ, có sự kết hợp đồng bộ cả hai yếu tố nghiên cứu và kỹ thuật. Học chuyên ngành này phải nắm vững các kiến thức chuyên môn bao gồm: công nghệ xử lý nước thải, xử lý khí thải, xử lý chất thải rắn thông qua các biện pháp sinh – lý – hoá học.
5 Ngành Công nghệ IN
Công nghệ in (CNI) là một ngành có nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội hiện nay rất cao. Tuy nhiên đội ngũ kỹ sư được đào tạo lành nghề, chuyên môn cao vẫn rất thiếu.
Theo Tiến sĩ Ngô Anh Tuấn, Trưởng khoa In và Truyền thông, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, thì ngành CNI là một trong những ngành phát triển nhanh nhất hiện nay, tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm từ 10% đến 15%.
6 Ngành công nghệ Hàn
Hàn được xem làm một nghề kỹ thuật phổ biến trong ngành cơ khí, rất đề cao tính chuyên môn và kỹ năng của người làm nghề Hàn. Khối lượng công việc hàn là khá phổ biến và nhiều, có thể gặp ở bất cứ doanh nghiệp nào. Do khối lượng công việc của hàn lớn, nên hàn đã và đang trở thành một ngành nghề độc lập.
7 Ngành bảo dưỡng công nghiệp
Một trong những giải pháp đã áp dụng hiệu quả chính là áp dụng các chế độ bảo dưỡng công nghiệp.
Thực tế việc áp dụng bảo dưỡng công nghiệp vào nhà máy đã mang lại lợi ích lớn, ngăn ngừa sự gián đoạn trong quá trình sản xuất.
Để giảm thiểu chi phí khấu hao các nhà máy thường áp dụng các chế độ bảo dưỡng công nghiệp.
Thực tế cho thấy việc áp dụng các chế độ bảo dưỡng công nghiệp giảm được chi phí so với việc sắm các máy móc thiết bị kỹ thuật mới.
8 ngành Quản lý công nghiệp
9 ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp
Trọng trách của kỹ sư kỹ thuật hệ thống công nghiệp là giải quyết các vấn đề trong sản xuất và điều hành doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ ở đầu ra bằng năng lực vận dụng một cách hệ thống, sáng tạo các mô hình và công cụ toán học, máy tính, kiến thức về hành vi con người(ergonomics) trong các hệ thống công nghiệp cũng như kiến thức về môi trường, kinh tế-xã hội có liên quan đến hoạt động sản xuất và điều hành doanh nghiệp nhằm đạt được những giải pháp hiệu quả.
Lịch sử của ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp (hay còn gọi là Kỹ thuật Công nghiệp – Industrial Engineering) bắt đầu từ đầu thế kỷ 20. Những kỹ sư Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp đầu tiên là Frederick Taylor – cha đẻ của “Khoa học Quản lý” và Frank Gilbreth. Áp dụng các phương pháp khoa học, Taylor đă nâng cao năng suất của nhiều nhà máy tại Mỹ. Các công trình nghiên cứu của Gilbreth nằm trong lãnh vực nghiên cứu động tác và thời gian (Time and motion study). Bắt đầu với các nghiên cứu liên quan tới con người, ngày nay ngành Khoa học kỹ thuật công nghiệp đã mở rộng vào các lãnh vực khác nhau như: sắp xếp mặt bằng, điều hành sản xuất, kiểm soát tồn kho, chất lượng sản phẩm …
Là một chuyên ngành kỹ thuật, kỹ sư KTHTCN có nhiều điểm chung với kỹ sư các ngành khác như cũng nhắm tới mục tiêu tăng cường năng suất và chất lượng, cùng dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ. Tuy nhiên kỹ sư KTHTCN khác với các ngành kỹ thuật khác ở một số điểm như: năng suất và chất lượng mà kỹ sư KTHTCN nhắm tới là ở cấp hệ thống, không phải ở cấp trang thiết bị và công nghệ, kỹ sư KTHTCN còn phải dựa trên cơ sở khoa học về con người cũng như giao tiếp giữa máy móc thiết bị với con người để đảm bảo tính ổn định, tính bền vững của năng suất và chất lượng trên quy mô hệ thống. Trong điều kiên hội nhập và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì đây là các yêu cầu bắt buộc để chiến thắng và phát triển.
Chương trình đào tạo trang bị các kiến thức quản lý và điều hành hệ thống sản xuất hay dịch vụ, quản lý vật tư và hoạch định tồn kho, các kỹ thuật tối ưu hóa nguồn lực sản xuất, kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định, quản lý và kiểm soát chất lượng, logistics và chuỗi cung ứng, kỹ thuật điều độ nguồn lực, thiết kế hệ thống thông tin, hay cách thức thiết kế và áp dụng hệ thống sản xuất tinh gọn cho tổ chức, …và nhiều kiến thức quan trọng khác rất cần thiết cho bất kỳ tổ chức sản xuất hay dịch vụ nào.
10 Ngành Kỹ thuật địa chất
Kỹ thuật địa chất là ngành kỹ thuật ứng dụng khoa học địa chất để xác định các yếu tố địa chất ảnh hưởng đến thiết kế, thi công, vận hành các công trình kỹ thuật và duy trì các công trình này hoạt động tốt. Các nhà địa chất được đào tạo trong lĩnh vực này nghiên cứu và đưa ra các đề xuất, phân tích và thiết kế về địa chất và địa kỹ thuật liên quan đến sự phát triển của nhân loại.
Những nghiên cứu về kỹ thuật địa chất có thể được tiến hành trong giai đoạn lập kế hoạch, phân tích tác động môi trường, thiết kế xây dựng của các dự án, và trong thời gian sau khi dự án đã hoàn thành. Các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này bao gồm: tai biến địa chất, địa kỹ thuật, đặc tính vật liệu, trượt đất và khảo sát ổn định mái dốc, xói mòn, ngập lụt, thoát nước, và địa chấn. Các nghiên cứu về kỹ thuật địa chất liên quan đến việc nhận dạng và phân tích các quá trình tự nhiên dựa trên những quy luật địa chất, và từ đó các nhà địa chất đưa ra những đánh giá về tác động của các quá trình này đến các công trình của con người, và dựa trên những hiểu biết chuyên môn để giảm thiểu các tai biến. Kỹ thuật này được áp dụng nhằm giúp con người ngăn chặn và giảm thiểu các thiệt hại do môi trường địa chất gây ra.
11 Ngành Công nghệ kỹ thuật trắc địa
Trắc địa – Bản đồ là môn khoa học về trái đất, nghiên cứu hình dạng, kích thước và bề mặt tự nhiên của quả đất, nghiên cứu vị trí không gian và các yếu tố tự nhiên như địa hình, thủy văn, thực vật,… Nhờ quá trình đo đạc trên mặt đất, qua xử lý số liệu, ta có thể lập được bản đồ, bình đồ, biểu diễn được thực địa, lặp được các mặt cắt… phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học, đáp ứng cho các ngành kinh tế quốc dân và quốc phòng trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông, thủy lợi, quân sự,…
12 ngành công nghệ kỹ thuật mỏ
Ngành mỏ là một tổ hợp đa ngành kỹ thuật – công nghệ liên quan tới các công tác khai thác mỏ bằng việc sử dụng hệ thống các thiết bị cơ giới hóa hiện đại