Top 6 quyển sách triết học của tác giả Bùi Văn Nam Sơn được mua nhiều nhất hiện nay

0
1668
Vật Phẩm Phong Thủy

Luôn có những danh sách các bộ phim hay nhất do các nhà phê bình phim bầu chọn, vậy còn sách thì sao? Sự hay dở của một cuốn sách vốn không dựa trên thước đo nào cố định mà dựa vào cảm tính của người đọc rất nhiều. Vậy sách do ai viết cũng là một yêu tố khách quan để đánh giá sách hay dỡ. Topxephang.com gợi ý danh sách 6 quyển sách triết học của tác giả Bùi Văn Nam Sơn được mua nhiều nhất hiện nay

1 Triết Học Kinh Điển – Ý Niệm Hiện Tượng Học (Năm Bài Giảng)
Năm bài giảng về “Ý niệm hiện tượng học” (1907) có vị trí đặc biệt như là văn bản “xác lập” triết học Husserl, nơi triển khai lần đầu tiên khái niệm “quy giản hiện tượng học”, đặt cơ sở cho triết học như là một “khoa học nghiêm ngặt”. Và cũng là tác phẩm đầu tiên của Huserl được dịch ra tiếng Việt và chú giải cặn kẽ.

2 Trò Chuyện Triết Học
Có lẽ bạn ngán triết học vì nó khô khan, khó hiểu? Bạn ngại triết học vì nó thường tỏ ra áp đặt, giáo điều? Bạn xem thường triết học vì nó mông lung, vô bổ? Xin bạn hãy bình tâm một chút! Họp nhân viên lại, liệu kiến thức chuyên môn đơn thuần có đủ để giúp bạn “động viên” được họ? Bạn vẫn thường phải dùng đến những lời có cánh đó thôi! Giải quyết việc lương bổng hay… đền bù giải toả, chẳng lẽ người ta không một phút thoáng nghĩ đến khái niệm “công bằng”? Dạy bảo con cái đâu có thể chỉ dùng đến hai thứ duy nhất: cho roi cho vọt hoặc cho ngọt cho bùi? Nhìn chung, ta vẫn cứ “triết lý” hàng ngày giống như ông Jourdain luôn miệng làm “văn xuôi” mà không tự biết đấy thôi!

Triết gia Hegel bảo rằng ta vẫn có thể hô hấp và tiêu hoá mà không cần biết đến môn sinh lý học. Cũng thế, ta vẫn “triết lý” mà không cần đến triết học. Nhưng rồi dần dần, từ công việc trong đời thường, con người đặt câu hỏi về những gì tưởng như hiển nhiên. Từ xa xưa, ở phương Đông cũng như phương Tây, bắt đầu có sự phân biệt giữa những điều “ai ai cũng nói” với những điều một số ít người suy ngẫm lâu dài trước khi đi đến chỗ xác tín. Từ đó, triết học – cũng như mọi khoa học khác – không thể không bước vào “những tháp ngà”, nếu muốn có sự yên tĩnh để suy nghĩ, sự khách quan để nhận định.

Nhưng, thật ra, nhìn kỹ lại, những tháp ngà ấy ít nhiều đều được xây dựng nên từ những bụi bặm trần gian. Khổng, Lão, Phật, Jesus, Socrate… những nhà tư tưởng lớn đầu tiên của nhân loại đều là những kẻ lữ hành, chia sẻ và lăn lộn trong sự phức tạp khôn cùng của chúng sinh. Rồi cũng dần dần, triết học lại rời khỏi “tháp ngà”, đi vào cuộc đời để thực hiện các sứ mệnh của mình… Có khi thành công, có khi thất bại. Có khi tạo phúc, có khi gây hoạ. Và, cũng vì thế, nó luôn phải nhìn lại chính mình, tự phê phán, tìm con đường khác, phương thức mới…

3 Bách Khoa Thư Các Khoa Học Triết Học I – Khoa Học LôGíc – Tủ Sách Tinh Hoa Tri Thức Thế Giới
Bách Khoa Thư I (thường được gọi là Tiểu Lôgíc học) tóm lược tinh tuý của bộ [Đại] Khoa học Logíc, và là định bản về Lôgíc học, cũng là về phép biện chứng nổi tiếng của Hegel. Được dịch, giới thiệu và chú giải cặn kẽ đến từng tiểu đoạn.

… “Dù yêu hay ghét Hegel, thật khó mà không biết đến ông, bởi tầm quan trọng lịch sử khổng lồ của đại triết gia này. Hầu hết mọi hình thức của triết học hiện đại đều chịu ảnh hưởng của ông hoặc là phản ứng chống lại ông. Điều đó không chỉ đúng cho chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa hiện sinh, mà cả cho Lý luận-phê phán, thông diễn học và triết học phân tích . Hegel vẫn đang là đường phân thuỷ của triết học hiện đại… Triết gia hiện đại muốn biết gốc rễ của mình, sớm hay muộn cũng phải trở lại với Hegel”

4 Phê Phán Lý Tính Thực Hành
Sử dụng lý tính một cách lý thuyết là làm việc với những đối tượng của quan năng đơn thuần nhận thức, và một sự phê phán lý tính về phương diện sử dụng này chỉ đụng chạm đến quan năng nhận thức thuần túy, vì quan năng này gợi lên sự nghi ngờ – và sau đó, được xác nhận – là rất dễ vượt ra khỏi những ranh giới của mình và bị lạc lối trong những đối tượng không thể nào vươn đến nổi hay trong những khái niệm mâu thuẫn với nhau. Nhưng với sự sử dụng lý tính một cách thực hành, tình hình lại hoàn toàn khác. Trong việc sử dụng này, lý tính làm việc với những cơ sở quy định của ý chí (Willen); mà ý chí là một quan năng tạo ra những đối tượng tương ứng với những biểu tượng hoặc quy định bản thân ta trong việc tác động đến những đối tượng ấy (bất kể năng lực thể chất của ta có đủ hay không), nghĩa là, quy định tính nhân quả của chính ta. Bởi vì ở đây, lý tính chí ít cũng có thể đi đến chỗ trở thành sự quy định ý chí và, trong chừng mực chỉ liên quan đến ý chí thì lúc nào cũng có được tính thực tại khách quan. Do đó, câu hỏi đầu tiên ở đây là : Liệu lý tính thuần túy chỉ cần dựa vào bản thân mình là đủ để quy định ý chí hay liệu nó chỉ có thể làm điều đấy khi dựa trên các điều kiện thường nghiệm? ở đây xuất hiện ngay một khái niệm về tính nhân quả – vốn được sự phê phán lý tính thuần túy biện minh, mặc dù không thể chứng minh một cách thường nghiệm. Vì thế, ta sẽ không cần phải tiến hành một sự phê phán đối với lý tính thuần túy thực hành mà chỉ đối với lý tính thực hành nói chung mà thôi. Lý do: một khi đã chứng minh được rằng quả có lý tính thuần túy thì không việc gì phải phê phán nó cả. Bởi lẽ chính bản thân lý tính mang theo mình chuẩn mực để phê phán mọi sự sử dụng về nó. Do đó, sự phê phán lý tính hực hành nói chung có nhiệm vụ bắt buộc là phải ngăn chặn không cho phép lý tính thường nghiệm-có-điều kiện có yêu sách là kẻ duy nhất đề ra cơ sở quy định cho ý chí.

5 Phê Phán Năng Lực Phán Đoán
Kết thúc công cuộc phê phán lý tính của Kant, vừa có chức năng hệ thống như là cầu nối giữa lý thuyết và thực hành, vừa có chức năng nhiên cứu về hai lĩnh vực mới mẻ: mỹ học và mục đích luận về tự nhiên. Lần đầu tiên được dịch, giới thiệu và chú giải cặn kẽ.

Do chủ đề và chất liệu nghiên cứu, quyển phê phán thứ ba này bộc lộ rõ hơn những nét tài hoa của Kant. Xin bạn đọc hãy cầm lấy quyển sách, đọc và thưởng thức nó như một công trình nghệ thuật vì tác giả, quả đã “góp nhặt cát đá” để xây nên cả một toà Kim ốc. Triết học, nghệ thuật, tự nhiên vốn có duyên kỳ ngộ. Có khi chúng giao thoa, giao hoà được với nhau. Như ở đây. Ở tầng cao.

6 Phê Phán Lý Tính Thuần Túy
Nội dung của cuốn sách Phê Phán Lý Tính Thuần Túy (Kritik Der Reinen Vernunft) gồm có:
Lời tựa cho lần xuất bản thứ nhất (1781) (bản A).
Lời tựa cho lần xuất bản thứ nhất (1787) (bản B).
Lời dẫn nhập.
I. Học thuyết siêu nghiệm về các yếu tố cơ bản của nhận thức.
Phần 1: Cảm năng học siêu nghiệm.
Phần 2: Lô-gic học siêu nghiệm.
A. Phân tích phương pháp siêu nghiệm.
Quyển I. Phân tích pháp các khái niệm.
Quyển II. Phân tích pháp các nguyên tắc.
B. Biện chứng pháp siêu nghiệm.
Dẫn nhập.
Quyển I. Về các khái niệm của lý tính thuần túy.
Quyển II. Về các suy luận có tính biện chứng của lý tính thuần túy.
II. Học thuyết siêu nghiệm về phương pháp.
Mục lục tên người.
Mục lục vấn đề và nội dung thuật ngữ.
Niên biểu tóm tắt về cuộc đời và các tác phẩm của I. Kant.
Một ngày trong đời Kant.
Thư mục tự chọn.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN