Top 6 tựa sách hay về phật giáo được nhiều người mua nhất hiện nay

0
2049
Vật Phẩm Phong Thủy

Nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống của mình, bạn sẽ phải làm những điều khác biệt. Tuy nhiên, đôi khi chỉ vài cuốn sách truyền cảm hứng cũng có thể thay đổi hoàn toàn cái nhìn của bạn và khiến cuộc sống của bạn bước sang trang mới. Dưới đây là 6 tựa sách hay về phật giáo được nhiều người mua nhất hiện nay

1 Mỗi Ngày Trọn Một Niềm Vui

“Tiếng chuông của Vô Thường Đường trong Kỳ Viên Tinh Xá ngân nga nhắc người ta nhớ về sự vô thường của vạn vật trên trần gian. Bốn phương nơi Đức Thế Tôn nhập diệt, hoa hai hàng cây thiêng Sala bạc trắng như muốn nhắn nhủ: Kẻ thịnh tất phải suy, những ai quyền thế ngạo nghễ cũng chỉ được một thời.”

− Đây là hai câu mở đầu của Truyện Heikei (Heikei Monogatari, Kỳ Viên Tinh Xá)

Nguyên văn: “Kỳ Viên Tinh Xá chung thanh, chi hành vô thường chi hưởng. Sala song thụ hoa sắc, thịnh giả tất suy chi lý”.

Đọc đến đây, tôi nghĩ sẽ có nhiều người nói: “Tôi cũng biết hai câu nói này. Trước đây tôi đã từng đọc sách văn cổ rồi”. Nhưng, có lẽ có ít người biết cụm từ “chi hành vô thường” trong nguyên văn là một trong Tứ pháp ấn, gốc rễ của mọi giáo lý trong Phật pháp.

Tứ pháp ấn là ấn chứng cho mọi giáo lý của Thích ca, là từ ngữ được dùng rộng khắp trong giới Phật giáo. Hay nói cách khác, nếu không dựa trên Tứ pháp ấn sẽ không được coi là giáo lý, là lời Đức Phật dạy. Tứ pháp ấn gồm bốn dấu ấn: vô thường, khổ, vô ngã, niết bàn.

2 Phật học tinh hoa – Thu Giang Nguyễn Duy Cần

Chứng minh luận cứ là đem một thực nghiệm để chứng minh, để lập luận, còn thực nghiệm là một sự kiện và chỉ là một sự kiện thôi. Như trước đây đã có nói: những sự kiện không chứng minh gì cả ( les faits ne prouvent rien). Chứng minh luận cứ thì có màu sắc chủ quan, trái lại không cố cưỡng đem sự thật để chứng minh gì cả, đó là nhận xét khách quan.
Vì thế, óc khoa học có rất nhiều hình thức khác nhau, nhưng tựu trung ta nên phân biệt óc toán học và óc thực nghiệm. Người có óc toán học ( esprit mathematique)thì ưa lí luận, ưa chứng minh, người có óc thực nghiệm ( esprit exprerimenta) thì trái lại, không tin nơi lí luận mà chỉ dùng thực nghiệm làm nền tảng cho sự hiểu biết của mình. Thực ra hai khuynh hướng ấy không phải ngược nhau mà thường bồi bổ cho nhau. Các bậc vĩ nhân trong giới khoa học như Henri Poincare, tự mình vưa làm một nhà toán học đại tài, vừa cũng là một nhà vật lí học đại tài, ông không chịu hạn chế mình trong khu vực một khoa học nào cả. Nhà toán học cần phải nhận thấy rằng đời rất là phức tạp và những vấn đề nhân sinh không thể nằm ngoan ngoãn trong hình thức của những phương trình toán học. Còn nhà sinh vật học cũng phải biết nhìn lên trên những hình thức phức tạp của các giống sinh vật, cây cỏ và thú vật, để tìm lấy một ý nghĩa chung của sự vật trên đời, tìm mà hiểu biết và chứng minh.
Bởi thế, tinh thần khoa học đời hỏi nơi ta một học vấn khá cao về toán học và biết rành rẽ những phương pháp thực nghiệm. Nhưng, ở đây cái phẩm quí hơn cái lượng cũng như bất cứ trong các vấn đề liên quan đến văn hóa. Sự học vấn của ta nên chú trọng về bề sâu hơn bề rộng.
Hình học sở đẳng cũng đủ cho ta ý niệm được thế nào là một luận chứng. Không có gì giúp ta thấy rõ cách cấu tạo một khoa học khít khoa bằng một quyển hình học. Hình học là một cái học giúp cho người ta biết cách “ đứng dừng một chỗ”. Thật vậy, mỗi định lí mới đều bị qui về một định lí cũ: “luận chứng” tức là lập định rằng cái định lí mới chẳng qua là mới về hình thức thôi, thực ra nó là kết quả dĩ nhiên của những định lí cũ, những công thức mà ai ai cũng phải nhìn nhận không cần chứng giải, những thứ chân lí tiên thiên. Cho nên mới nói rằng hình học là cái học “ đứng dừng một chỗ”.

3 Pháp Môn Hạnh Phúc – Đại sư Tinh Vân

Sách viết về những sự việc đời thường, những sự việc tưởng chừng như ai cũng biết, cũng thấy, cũng hành xử, nhưng mấy ai thấu triệt tính chất quan trọng của nó đối với nhân sinh. Đọc tập sách này, bạn đọc sẽ thấy điều đó. Sách chia làm bốn phần: Phần thứ nhất trình bày về sự nghiệp, tức những gì liên quan đến đời sống của mỗi cá nhân trong xã hội; phần thứ hai nói về sự sinh hoạt, tức những điều mà con người thường gặp phải trong cuộc sống hằng ngày; phần thứ ba bàn về cuộc đời, tức những việc liên quan đến sự giao tế, đối xử cùng những biện pháp giải quyết; phần thứ tư trình bày vấn đề tinh thần, đây là phần tương đối đi sâu vào triết lý Phật giáo, giúp người đọc bước đầu làm quen với những khái niệm về Phật pháp. Tất cả các nội dung trên được tác giả trình bày một cách mạch lạc, có lý luận, có thực tiễn, đặc biệt là những thực tiễn của chính cuộc đời tác giả, nên qua đó, người đọc phần nào cũng hiểu được hành trang của tác giả, một con người suốt đời cống hiến cho Phật pháp, tất cả vì hạnh phúc của nhân sinh.

4 Gieo Trồng Hạnh Phúc – Thích Nhất Hạnh

Tôi phải mất nhiều năm lò mò đi học, đi tìm hiểu, nghiên cứu các thiền cho đúng. Trước đây tôi cứ nghĩ thiền là chỉ ngồi kiết già, im phăng phắc suốt ngày đêm trong rừng sâu hay bóng tối và thiền là dành cho người xuất gia Nhưng đâu phải vậy, Thiền dành cho tất cả chúng ta. May thay nếu bạn có trên tay cuốn cẩm nang này “Gieo trồng hạnh phúc” của thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Trước đây mỗi khi ngồi thiền, tâm tôi thường hay tán loạn, chạy nơi này, nơi kia. Có lúc đang tôi đang ngồi tại nhà ở Sài Gòn mà tâm tôi đã vọt đi tận đến Huế, Đà Nẵng thậm chí qua đến tận Mỹ. Ôi cái tâm ma lanh thế thì làm sao mà điều phục được chúng. Khi đi, lúc nấu ăn hay bất cứ làm một công việc gì thì tôi cũng đều mong cho nhanh, cho xong việc. Có nhiều khi làm một lần 2, 3 công việc. Đến lúc hoàn thành công việc thì người cũng mệt lả đi.

Tôi cũng đã từng tham gia nhiều khóa tu của Làng Mai, cũng sinh hoạt cùng với tăng thân. Nhưng có một điều rất lạ là khi tham gia khóa tu hay khi sinh hoạt cùng tăng thân thì tôi thực tập rất tốt. Rất có chánh niệm và thường xuyên ý thức được rằng là mình đang làm gì. Cũng nhờ vậy mà tôi thấy mình khỏe lên, có một nguồn năng lượng giúp tôi hoàn thành công việc một cách nhẹ nhàng, bình an.

Nhưng rồi nguồn năng lượng ấy cứ mất dần khi tôi quay trở lại đời sống thường ngày. Nhiều lúc công việc nó cuốn làm tôi mất đi chánh niệm, mất đi sự kiểm soát khi có cơn buồn giận nổi lên.

Rồi một ngày, bạn tôi tặng cho cuốn sách “ GIEO TRỒNG HẠNH PHÚC” . Tôi nhận quyển sách từ tay bạn và mở ngay mục lục ra để đọc. Tôi vui mừng quá. Một cảm giác không thể tả được. Vì quyển sách này thực sự là cuốn cẩm nang giúp tôi thực tập thiền hàng ngày. Những điều mà tôi đã được quý thầy và quý sư cô hướng dẫn khi tham gia khóa tu bây giờ có cẩm nang thật sự đây rồi. Tôi dựa vào “ GIEO TRỒNG HẠNH PHÚC” để thưc tập đúng như những khi tôi được tham gia sinh hoạt trong các khóa thiền.

Việc rất quan trọng với tôi và cả bạn nữa là tập 10 động tác chánh niệm mỗi buổi sáng. Đây là những bài tập thể dục hết sức căn bản và đầy đủ kết hợp với hơi thở. Thật tuyệt vời. Trước đây khi tập thể dục tôi chỉ chú ý đến động tác và tập làm sao mà cho người đổ mồ hôi ra càng nhiều càng tốt. Nhưng đôi khi cũng chính vì tập quá mức nên cơ thể tôi cũng rơi vào tình trạng mệt mỏi.

Tôi tập áp dụng tập 10 động tác kết hợp với hơi thở vào, hơi thơi ra và cảm thấy rất rõ kết quả diệu kỳ. Tôi thở vào thật sâu và thở ra thật nhẹ và chậm. Mỗi động tác cũng làm thạt chậm để ý thức về từng bộ phận trong cơ thể mình. Khi tập xong tôi cảm thấy người nhẹ nhàng và sảng khoái. Bây giờ hàng ngày tôi thường xuyên duy trì tập 10 động tác chánh niệm này để tạo sức khỏe và bình an cho mình, để lưu thông khí huyết. Vừa nhẹ nhàng mà vừa ít tốn thời gian. Tôi rất muốn bạn thực tập 10 động tác giản đơn và hiệu quả này mỗi ngày cùng tôi. Nhé.

5 Hạnh Phúc Đích Thực – Hoàng Anh Sướng

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một trong những đại thiền sư nổi tiếng nhất thế giới, tác giả của hàng trăm cuốn sách, trong đó, rất nhiều cuốn được xếp hạng best-sellers như An lạc từng bước chân, Phép lạ của sự tỉnh thức, Chúa ngàn đời, Bụt ngàn đời… Ông là một văn nhân, một thi nhân, một học giả và cũng là một người đấu tranh cho hòa bình bằng phương pháp bất bạo động. Năm 1967, khi đề nghị Hội đồng Nobel trao giải Nobel Hòa bình cho thiền sư Thích Nhất Hạnh, mục sư nổi tiếng người Mỹ Martin Luther King đã phát biểu: “Ông thầy tu mảnh khảnh xuất thân từ Việt Nam này, ngài là một học giả uyên thâm. Những phát kiến cho hòa bình của ngài, nếu áp dụng được, sẽ dựng nên một tượng đài cho tinh thần hòa đồng, tình huynh đệ và nhân bản”.

Thiền sư chính là người thành lập dòng tu tiếp hiện, hành trì theo lý tưởng “Đạo phật đi vào cuộc đời” với phương pháp thực tập chánh niệm được xây dựng căn bản trên 14 giới tiếp hiện. Phương pháp thực tập chánh niệm của thiền sư Thích Nhất Hạnh đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới vì thực hành đơn giản nhưng kết quả lại vô cùng sâu sắc. Chỉ cần đem tâm trở về với thân bằng chú ý hơi thở và chú tâm vào những hành động hằng ngày, chúng ta có thể từ từ chuyển hóa và trị liệu nhiều vết thương trong ta và những người khác bằng lòng từ và tâm thương yêu.

Cuối năm 2013, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã tổ chức chuyến hoằng pháp đạo Phật dọc nước Mỹ, kéo dài suốt hai tháng với hàng trăm buổi thuyết pháp, hàng chục khóa tu tại rất nhiều địa danh nổi tiếng như Đại học Harvad, Ngân hàng Wold bank, Công ty Google, Facebook… Nhà báo Hoàng Anh Sướng đã theo chân thiền sư trong suốt cuộc hành trình đó và đã thực hiện cuộc trò chuyện này với rất nhiều tâm huyết và niềm hứng khởi.

6 Minh Triết Sinh Ra Từ Bất An – Alan W. Watts

Minh triết sinh ra từ bất an của Alan W. Watts đến nay vẫn có sức tác động lớn như khi tác phẩm kinh điển của ông lần đầu tiên được xuất bản.

Chúng ta dành quá nhiều thời gian dự đoán và hoạch định tương lai, than vãn về quá khứ. Trong những nỗ lực âu lo nhằm đảm bảo sự thú vị của khoảnh khắc kế tiếp, chúng ta thường lỡ mất niềm vui của khoảnh khắc hiện tại. Rút tỉa từ triết học và tôn giáo phương Đông, Watts kết luận rằng chỉ bằng cách thừa nhận những gì mình không biết và không thể biết, chúng ta mới có thể tìm được điều thật sự đáng biết. Để sống một cuộc sống thỏa mãn, người ta phải sống với hiện tại – sống trọn vẹn ở đây và bây giờ.

Với lý luận tao nhã và văn phong sáng sủa, thành tựu triết học này chứa đựng tất cả minh triết và tinh thần đã khiến sự nghiệp lâu dài của Watts trở nên xuất chúng và luôn luôn mới mẻ.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN