Nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống của mình, bạn sẽ phải làm những điều khác biệt. Tuy nhiên, đôi khi chỉ vài cuốn sách truyền cảm hứng cũng có thể thay đổi hoàn toàn cái nhìn của bạn và khiến cuộc sống của bạn bước sang trang mới. Dưới đây là 6 tựa sách hay về tâm lý học được nhiều người mua nhất hiện nay
1 Những Đòn Tâm Lý Trong Thuyết Phục – Robert B. Cialdini
hững đòn tâm lý trong thuyết phục, trong cuốn sách nhà tâm lý học nổi tiếng Robert B. Cialdini tiết lộ 6 “vũ khí” gây ảnh hưởng đầy uy lực được các chuyên gia thuyết phục hàng đầu sử dụng: cam kết và nhất quán, khan hiếm, đáp trả, bằng chứng xã hội, uy quyền và thiện cảm.
2 Tâm Lý Học Trong Nháy Mắt
“Tâm lý học trong nháy mắt 1” bao gồm 13 chương giới thiệu chung về Tâm lý học. Thay bằng việc học thuộc lòng, “vò đầu bứt tai” với mớ lý thuyết và từ chuyên môn, cuốn sách giúp bạn tìm hiểu, ghi nhớ và áp dụng chúng một cách dễ dàng và thú vị.
Sách được trình bày với hình minh họa sinh động giúp trí tưởng tượng của bạn “bay cao, bay xa”.
Đi kèm theo sách, 135 Flashcards được thiết kế tinh tế, tiện lợi, giúp bạn học thuộc từ chuyên môn, lý thuyết dễ dàng hơn và ghi nhớ lâu hơn.
Chị Hương Nguyễn (tốt nghiệp đại học Murdoch, Úc), chủ dự án, đồng thời là thành viên hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ và là admin fanpage Vietpsychology chia sẻ: “Với series Tâm lý học trong nháy mắt, tôi và nhóm xin đóng góp một phần nỗ lực nhỏ bé cho sự chuyển đổi mô hình giáo dục theo hướng tư duy năng động và thiết thực hơn. Tôi cũng mong muốn truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ tuổi, tài năng để cùng khai thác những sáng tạo mới và tiến bộ của công nghệ nhằm giúp ích cho việc học tập và chia sẻ kiến thức.”
3 Tư Duy Nhanh Và Chậm – Daniel Kehlmann
Tuy nhiên, bằng hàng nghìn thí nghiệm được tác giả và người cộng sự tiến hành trong hơn chục năm trời, ông đã chỉ ra rằng quan điểm ấy hoàn toàn sai lầm.
Theo Kahneman, con người có hai hệ thống tư duy: Hệ thống 1 hoạt động theo cơ chế tự động và mau lẹ, với rất ít hoặc hầu như không cần sự cố gắng và không tự động kiểm soát (ví dụ khi nhìn thấy hình một em bé mếu máo chúng ta có thể gán cho rất nhiều suy đoán về những gì sắp xảy ra tiếp theo)- được gọi là tư duy nhanh. Hệ thống 2 tập trung sự chú ý đối với những hoạt động tư duy đòi hỏi sự nỗ lực, bao gồm những phép tính phức tạp, thường gắn với kinh nghiệm chủ quan và tập trung của chủ thế (hãy xem xét phản ứng của chúng ta khi nhìn thấy phép nhân 17×24, chúng ta có thể biết ngay đáp án 12,609 hay 123 là không hợp lý, nhưng cũng không dám chắc 568 có phải là đáp án đúng hay không. Và chúng ta sẽ cảm thấy tốt hơn là ngồi lại tính toán phép tính này)- được gọi là tư duy chậm. Và hệ thống tư duy được con người sử dụng thường xuyên nhất là hệ thống tư duy nhanh.
Hệ thống tư duy nhanh liên tục diễn dịch chuyện gì đang xảy ra trong thế giới của chúng ta, và quá trình này sẽ sản sinh ra những phán đoán suy nghiệm khá hữu ích, nhưng đôi khi cũng dẫn đến những lỗi sai nghiêm trọng và hệ thống. Với các chuyên gia, những người đã luyện tập hàng nghìn giờ đồng hồ trong lĩnh vực của mình, tư duy nhanh của họ (gọi là tư duy trực giác của các chuyên gia) nhiều khi rất chính xác vì nó được dựa trên kinh nghiệm nhiều năm trời của họ. Một cao thủ cờ vua chỉ cần liếc mắt vào một bàn cơ trên đường phố mà ông đi qua là có thể tuyên bố “quân trắng, ba nước, chiếu tướng” hay một bác sĩ chỉ cần liếc mắt nhìn bệnh nhân là có thể chưa ra những chuẩn đoán phức tạp của một căn bệnh.
Tuy nhiên, không phải chuyên gia nào có thể tư duy như vậy cũng vậy chứ chưa nói đến người thường. Đơn cử một giám đốc đầu tư tài chính lớn ở phố Wall cũng đã mắc sai lầm khi quyết định đầu tư vào cổ phiếu của hãng ô tô Ford, chỉ vì ông rất ấn tượng sau khi tham dự buổi trình diễn của hãng này. Ông không hề quan tâm đến một câu hỏi mà đáng lẽ một giám đốc tài chính như ông phải đặt ra: liệu cổ phiếu của hãng Ford hiện thời có bị định giá thấp so với giá trị thực tế của nó không. Câu hỏi mà vị giám đốc này phải đối mặt (liệu tôi có nên đầu tư vào cổ phiếu của Ford) quá khó, nhưng câu trả lời cho một câu hỏi dễ hơn và có liên quan (liệu tôi có thích hãng Ford không) xuất hiện ngay trong đầu, dẫn đến lựa chọn trên của ông. Đây cũng chính là điểm cốt yếu của suy nghiệm trực giác: khi đối mặt với câu hỏi khó, thay vì trả lời trực tiếp, chúng ta lại thường trả lời vào câu hỏi dễ hơn và thường chúng ta không nhận ra sự hoán đổi này.
4 Trí Tuệ Xúc Cảm (Emotional Intelligence) – Daniel Goleman
Kể từ khi cuốn sách đầu tiên của Daniel Goleman: Trí tuệ xúc cảm (Emotional Intelligence) viết về vấn đề này năm 1995 thì “Trí tuệ xúc cảm” trở thành một trong những thuật ngữ nóng bỏng nhất trong xã hội Mỹ. Daniel Goleman đã trình bày vấn đề này rất đầy đủ, rõ ràng và có sức thuyết phục. Đây là một tư liệu không thể bỏ qua khi chúng ta nói đến vấn đề giáo dục trí tuệ xúc cảm. Với mong muốn cung cấp một tài liệu tham khảo bổ ích, có giá trị cho các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và cả các bạn sinh viên, học sinh, Alpha Books đã chọn mua bản quyền và xuất bản cuốn sách này trong tủ sách AlphaEdu. Năm 2002, cuốn Trí tuệ xúc cảm lần đầu tiên ra mắt bạn đọc là bản dịch tiếng Pháp của dịch giả Lê Diên. Lần xuất bản này, chúng tôi đã có sự bổ sung, hiệu đính bản dịch của Lê Diên theo nguyên bản tiếng Anh.
Việc thực hiện bộ sách này là cơ hội quý báu giúp chúng tôi khám phá những kiến thức mới, toàn diện hơn về trí tuệ con người. Tuy nhiên, chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn bởi đây là một bộ sách có nhiều khái niệm mới nên quả thực rất khó tìm được thuật ngữ tương đương trong tiếng Việt. Tuy vậy, chúng tôi vẫn mạnh dạn sử dụng những thuật ngữ này và rất mong nhận được đóng góp của bạn đọc gần xa, những dịch giả uyên thâm, có kinh nghiệm và nghiên cứu lâu năm về lĩnh vực này.
5 Hướng Nội – Susan Cain
Có ít nhất một phần ba trong số người quen của chúng ta có tính hướng nội. Họ là những người thích lắng nghe nhiều hơn lên tiếng; họ đổi mới và sáng tạo nhưng không thích tự đề cao bản thân; họ thích làm việc độc lập hơn làm việc theo nhóm. Chính những người hướng nội như Rosa Parks, Chopin, Dr. Seuss, Steve Wozniak đã mang đến nhiều đóng góp lớn lao cho xã hội.
Trong Hướng Nội, Susan Cain chỉ ra được rằng chúng ta đánh giá quá thấp những người hướng nội và rằng sai lầm này đã khiến chúng ta thiệt thòi đến mức nào. Bà giới thiệu cho chúng ta biết những người hướng nội thành đạt – từ một diễn giả hóm hỉnh, năng động phải tìm không gian tĩnh lặng để phục hồi năng lượng sau mỗi lần diễn thuyết, cho đến một nhân viên phá kỷ lục bán hàng biết thầm lặng khai phá sức mạnh của những câu hỏi. Bằng những lập luận mạnh mẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng cùng nhiều câu chuyện người thật việc thật sâu sắc, Hướng Nội có sức mạnh làm thay đổi vĩnh viễn cách chúng ta nhìn nhận về những người hướng nội cũng như cách họ nhìn nhận bản thân, một yếu tố quan trọng không kém.
6 Sức Mạnh Của Thói Quen – Charles Duhigg
Về cơ bản, người lớn và trẻ em không khác nhau là mấy. Bởi hầu hết những hành động hàng ngày của chúng ta đều là sản phẩm của thói quen vô thức. Thế nhưng không phải cá nhân, tổ chức nào cũng có được thành công. Đó là vì mỗi người có những thói quen riêng. Vậy thói quen nào mới giúp bạn thành công? Trong cuốn sách “Sức mạnh của thói quen”, Charles Duhigg sẽ giải đáp thắc mắc ấy.
Chìa khoá quan trọng nhất để mở cánh cửa thành công chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn những thói quen tốt với nhau. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để phân biệt thói quen tốt và thói quen xấu? Thói quen có nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta hay không? Với ba phần khá đầy đặn, “Sức mạnh của thói quen” cho bạn cái nhìn toàn diện không chỉ về thói quen cá nhân, của tổ chức mà còn là của toàn xã hội, cùng với lời khuyên để vận dụng các thói quen đó. Muốn thay đổi thói quen, bạn phải phá vỡ những việc làm tuỳ hứng hàng ngày – câu “thần chú” này chỉ đường cho bạn tới thành công.