Top 6 quyển sách về văn học của tác giả Vũ Trọng Phụng được mua nhiều nhất hiện nay

0
2844
Vật Phẩm Phong Thủy

Vũ Trọng Phụng sinh năm 1912 tại Hà Nội trong một gia đình nghèo. Chính quê nhà văn ở làng Hảo (tức Bần, Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên).

Vũ Trọng Phụng có truyện ngắn đăng trên nhiều tờ báo từ năm 1930. Tác phẩm của nhà văn hầu hết đăng báo trước khi in thành sách.

Tác phẩm chính: Không một tiếng vang (kịch, 1931), Cạm bẫy người (phóng sự, 1933), Dứt tình (tiểu thuyết, 1934), Kỹ nghệ lấy Tây (phóng sự, 1934), Giông tố (tiểu thuyết, 1936), Cơm thầy cơm cô (phóng sự, 1936), Vỡ đê (tiểu thuyết, 1936), Số đỏ (tiểu thuyết, 1936), Làm đĩ (tiểu thuyết, 1936), Lấy nhau vì tình (tiểu thuyết, 1937), Lục sì (phóng sự, 1937), Trúng số độc đắc (tiểu thuyết, 1938),… và nhiều truyện ngắn.

Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939 vì bệnh lao.

1 Số Đỏ
Số đỏ là một tiểu thuyết văn học của nhà văn Vũ Trọng Phụng, đăng ở Hà Nội báo từ số 40 ngày 7 tháng 10 1936 và được in thành sách lần đầu vào năm 1938. Nhiều nhân vật và câu nói trong tác phẩm đã đi vào cuộc sống đời thường và tác phẩm đã được dựng thành kịch, phim. Nhân vật chính của Số đỏ là Xuân – biệt danh là Xuân Tóc đỏ, từ chỗ là một kẻ bị coi là hạ lưu, bỗng nhảy lên tầng lớp danh giá của xã hội nhờ trào lưu Âu hóa của giới tiểu tư sản Hà Nội khi đó. Tác phẩm Số đỏ, cũng như các tác phẩm khác của Vũ Trọng Phụng đã từng bị cấm lưu hành tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước năm 1975 cũng như tại Việt Nam thống nhất cho đến năm 1986.

2 Làm Đĩ
Làm đĩ là một thiên tả chân tiểu thuyết mục đích là hô hào nhà đạo đức và bậc làm cha mẹ lo chăm đến hạnh phúc của con cái và phải để ý đến cái sự mà những thành kiến hủ bại vẫn coi là điều bẩn thỉu, tức là cái sự dâm.

Sở dĩ tác giả không theo phải người ưa văn hoá bay bướm gọi cái sự ấy là ái tình, không theo hạng người rụt rè gọi là tình dục, nhưng lại gọi nó ra đây bằng cái tên tục của nó, ấy là vì tác giả có quan niệm rất chắc chắn rằng cái sự ấy gần xác thịt hơn là gần linh hồn, chia nó ra làm hai cũng được, gồm nó vào làm một lại càng đúng lẽ sinh lý, hai cái điều hoà tương trợ lẫn nhau, và khi sự khao khát của xác thịt có thoả mãn thì ái tình tinh thần mới bền chặt được. Nói đến ái tình lý tưởng mà không đếm xỉa đến cái dâm, đó chỉ là việc của hạng mơ mộng hão huyền.

Làm đĩ không tả lối sống của gái giang hồ mà chỉ vạch lại cái cảnh ngộ đã làm cho Huyền cô gái con nhà tử tế xinh đẹp, có học, thông minh phải sa chân, lỡ bước vào cuộc đời truỵ lạc. Làm đĩ là tiểu thuyết hiện thực đã không ngần ngại đặt ra một vấn đề: Tại sao lại có người phải Làm đĩ, xã hội có nạn mại dâm? Chính tác giả trong “Đoạn cuối” sách đã nói rõ ra với nhân vật chính của mình: “Đối với thiên hạ thì đời một người như em, đương ở chốn yên lành mà vào nơi chông gai, chỉ có đoạn ấy là đáng nói thôi. Tại sao con nhà tử tế hẳn hoi, con nhà quý phái nữa, mà rồi đến nỗi…. trụy lạc, ấy người đời chỉ cần biết rõ những nguyên nhân ấy…”

3 Vỡ Đê
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Tuy thời gian cầm bút rất ngắn ngủi, với tác phẩm đầu tiên là truyện ngắn Chống nạng lên đường đăng trên Ngọ báo vào năm 1930, ông đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc: hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng 1 bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa

“Trong bộ ba tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê, chất phóng sự được thể hiện khá rõ ở việc phản ánh kịp thời những vấn đề thời sự của đời sống chính trị, xã hội đương thời vào tác phẩm. Bức tranh hiện thực trong ba tác phẩm nói trên rất rộng lớn, bao quát cả cái xã hội thuộc địa thối nát và có giá tri như những cuốn biên niên sử ghi lại những sự kiện, những vấn đề thời sự của xã hội Việt Nam những năm 30 của thế kỷ này.

4 Trúng Số Độc Đắc
Vũ Trọng Phụng sinh năm 1912 tại Hà Nội trong một gia đình nghèo. Chính quê của nhà văn ở làng Hảo (tức Bần, Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên).

Vũ Trọng Phụng có truyện ngắn đăng trên nhiều tờ báo từ năm 1930. Ông viết cho nhiều báo: Hà thành ngọ báo, Nhật Tân, Hải Phòng tuần báo, Tân thiếu niên, Công dân, Tiểu thuyết thứ Bảy, Hà Nội báo, Tương lai, Tiểu thuyết thứ Năm, Sông Hương, Đông Dương tạp chí, Thời vụ, Tao Đàn tạp chí … Tác phẩm của nhà văn hầu hết đăng báo trước khi in thành sách.

5 Vũ Trọng Phụng – Tác Phẩm & Lời Bình
Nhắc đến Vũ Trọng Phụng người ta nghĩ ngay tới một nhà văn tài hoa nhưng bạc mệnh. Có năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ, ông sáng tác từ rất sớm và thử nghiệm mình trên nhiều thể loại: viết báo, viết kịch, sáng tác truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, phê bình văn học… Nhưng có thể nói, tiểu thuyết và phóng sự là hai thể loại thành công nhất của nhà văn tài hoa này. Vũ Trọng Phụng được báo giới thời bấy giờ mệnh danh là “ông vua phóng sự đất Bắc”, là “nhà tiểu thuyết trác việt”.

Với giọng văn sắc sảo, mang đậm chất châm biếm, trào phúng và nội dung tư tưởng sâu sắc, các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đều hướng tới chủ đề hiện thực, tố cáo và vạch trần xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng 8 – một xã hội bê bối với những tấn trò đời bi kịch. Đọc những trang văn của ông, người ta không khỏi ngậm ngùi, chua chát. Ra đi vì bệnh tật khi mới 27 tuổi đời, khi tài năng đang độ phát triển rực rỡ, Vũ Trọng Phụng để lại trong làng văn và trong lòng độc giả một chỗ trống không dễ gì khỏa lấp.

“Vũ Trọng Phụng – Tác phẩm và lời bình” giới thiệu các tác phẩm đặc sắc của nhà văn Vũ Trọng Phụng: Chống nạng lên đường, Bà lão lòa, Bộ răng vàng, Số đỏ (trích), Giông tố (trích), Cạm bẫy người (trích), Kỹ nghệ lấy Tây (trích). Bên cạnh đó là các bài viết sâu sắc của các tác giả: Nguyễn Hoài Thanh, Trần Đăng Suyền, Nguyễn Đức Can, Hoàng Ngọc Hiến… Những bài viết này đều đi vào phân tích, bình luận những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng.

6 Giông Tố
Vũ Trọng Phụng sinh năm 1912 tại Hà Nội trong một gia đình nghèo. Chính quê nhà văn ở làng Hảo (tức Bần, Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên).

Vũ Trọng Phụng có truyện ngắn đăng trên nhiều tờ báo từ năm 1930. Tác phẩm của nhà văn hầu hết đăng báo trước khi in thành sách.

Tác phẩm chính: Không một tiếng vang (kịch, 1931), Cạm bẫy người (phóng sự, 1933), Dứt tình (tiểu thuyết, 1934), Kỹ nghệ lấy Tây (phóng sự, 1934), Giông tố (tiểu thuyết, 1936), Cơm thầy cơm cô (phóng sự, 1936), Vỡ đê (tiểu thuyết, 1936), Số đỏ (tiểu thuyết, 1936), Làm đĩ (tiểu thuyết, 1936), Lấy nhau vì tình (tiểu thuyết, 1937), Lục sì (phóng sự, 1937), Trúng số độc đắc (tiểu thuyết, 1938),… và nhiều truyện ngắn.

Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939 vì bệnh lao.

“…Cái độc đáo của Vũ Trọng Phụng thì rất nhiều. Ông mất rất sớm nhưng đã để lại 8 tiểu thuyết, 4 phóng sự dài, nhiều bài báo, tiểu luận. Trường hợp đó trong lịch sử văn học thế giới rất hiếm. Trong số các tác phẩm đó, tôi thấy Vũ Trọng Phụng có hai tiểu thuyết “Số đỏ” và “Giông tố” là hai tiểu thuyết quan trọng nhất trong lịch sử văn học Việt Nam thế kỉ XX…”

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN