Top 8 bộ sách thơ ca được mua nhiều nhất hiện nay

0
1150
Vật Phẩm Phong Thủy

Hãy tạo cho mình thói quen đọc sách thường xuyên. Đọc sách giúp chúng ta giảm căng thẳng, kích thích trí não,.. và hơn hết đó là giúp chúng ta ngẫm lại những việc mình làm là đúng hay sai,.. rất nhiều lý do để bạn lên đọc sách. Topxephang.com chia sẻ với các bạn 8 bộ sách thơ ca được mua nhiều nhất hiện nay

1 Thi Ca Nết Đất
Nhà thơ đích thực bao giờ cũng tạo nên những ám ảnh trên bản thảo trầm mặc. Độc giả bước vào thế giới của nhà thơ vẫn thường thiện chí đưa vai gánh bớt món quà sâu nặng phía sau những trang trống vắng, phía ngoài những dòng hắt hiu.

Tài thơ có thể rèn luyện chăng? Có đấy ! Thiên khiếu chỉ cho câu thơ khai mở, còn từ câu thơ thứ hai sẽ biến chuyển và tung tẩy ra sao, lại còn tùy thuộc vào vốn sống, tùy thuộc vào bản lĩnh của từng người. Một nhà thơ không còn thao thức với lương tri bền bỉ, không còn thao thức với đức hành thăm thẳm, không còn thao thức với mệnh kiếp long đong, thì chất thơ cũng tan biến như đám mây hững hờ trôi qua khung cửa muộn phiền!

2 Khúc Giao Mùa
Mừng lực lượng CAND có thêm một nhà thơ. Tập đầu tiên với 39 bài đến với đề tài muôn thuở: Tình yêu nam nữ. Nhiều câu, nhiều từ khá dắt. Tác giả tỏ ra có “tay nghề”. Tất nhiên không tránh khỏi đôi chỗ điệp từ, điệp ý, còn sáo mòn…Ông Chủ tịch Hội Đồng thơ Hội nhà Văn Việt Nam gợi ý “…Sao không có thơ, chuyện về lực lượng công an. Quân đội thì có rồi…”. Tác giả thử vào đề tài hóc búa này xem bút lực của mình ra sao?

Tôi làm thơ ít, chưa đạt với mong muốn, hoài bão của mình, nhưng rất trân trọng tác giả Ngọc Thanh – Một chiến sĩ công an nhân dân, một nhà thơ trẻ đúng nghĩa.

3 Nam Thi Hợp Tuyển
“Nam thi hợp tuyển” do học giả Ôn Như Nguyễn Vǎn Ngọc biên soạn gồm 114 bài thơ Nôm của các thi sĩ có tên và khuyết danh, từ Lê Thánh Tôn, Nguyễn Công Trứ, Trần Kế Xương đến Nguyễn Khuyến, Bà Huyện Thanh Quan, Phạm Thái…

“… Bằng tấm lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, Nguyễn Văn Ngọc hoạt động văn học với chủ trương tồn cổ, hướng về cội nguồn dân tộc được ẩn chứa trong những tinh hoa, giá trị đậm đà phong vị, bản sắc Việt Nam…

Nguyễn Văn Ngọc nêu một bài học quý báu về biên soạn khoa học văn chương, phổ cập trong người đọc với việc chú giải từ ngữ khó, điển tích cũ, so sánh các dị bản cùng tồn tại, thẳng thắn nêu chính kiến và sự đánh giá của người soạn.” – Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thiện

4 Thi Tăng Đông Á (Trung Quốc – Korea – Việt Nam – Nhật Bản)
Cuốn sách này lựa chọn giới thiệu bốn thi tăng – danh tăng thuộc hàng tiêu biểu nhất trong văn học Đông Á: Hàn Sơn (Trung Quốc), Tuệ Thầm (Korea), Huyền Quang (Việt Nam) và Nhất Hưu (Nhật Bản). Dẫu những xứ sở, những thời đại khác nhau, những cá tính, giọng điệu khác nhau, sáng tác của họ đều thấm đẫm mỹ cảm thi ca và thiền vị giác ngộ, thanh lọc tâm hồn người đọc, thức tỉnh nơi mỗi người khao khát đạt đến sự tự tại vô ngại, trở về với thế giới nguyên sơ, với bản tâm thuần khiết của chính mình.

5 Như Mây Đầu Núi
Như chúng ta đã biết, một phần không nhỏ trong kinh Phật được viết theo thể thơ như: kinh Pháp Cú, Trưởng Lão Tăng Kệ, Trưởng Lão Ni Kệ. Tương tự, nhiều phẩm trong kinh Tiểu Bộ cũng được viết theo thể thơ. Chúng ta dễ dàng thấy được rằng, từ xa xưa đức Phật và nhiều vị thánh tăng, thánh ni khác đã rất yêu thích thơ ca cũng như dùng thơ ca để trình bày những suy nghĩ và giáo lý của Phật.

Thơ thiền của Hàn Long Ẩn cũng vậy, cô đọng, cảm hứng, giàu nhạc tính, nhưng cũng rất đỗi dịu dàng. Cách nhà thơ mang giáo lý Phật giáo vào thơ không hề khiên cưỡng mà tự nhiên quá đỗi… Dĩ nhiên, bởi nhà thơ Hàn Long Ẩn luôn đứng ở tâm thơ một nhà sư để gieo những vần thơ.

Chúng ta sẽ thấy rất nhiều khi ông mượn các hình ảnh cõi này để nói về vô thường, vô ngã… kể cả khi ông khuyến tu mà không hề nặng nề thuyết giảng, lại khéo léo mang những hình ảnh đối nghịch nhau để nêu lên niềm an lạc của giải thoát.

6 Nhật Ký Trong Tù
“Thân thể ở trong lao,

Tinh thần ở ngoài lao;

Muốn nên sự nghiệp lớn,

Tinh thần càng phải cao.”

7 Thơ Mới – Những Chuyện Chưa Bao Giờ Cũ
Thơ mới (1932-1945) – “Một thời đại trong thi ca” – cho đến nay vẫn còn ẩn chứa biết bao sự kiện, bao nhiêu khía cạnh, bao nhiêu mảng màu và chi tiết thú vị. Để đánh giá toàn cảnh bức tranh lịch sử phong trào Thơ mới đòi hỏi phải tìm trở lại những tài liệu nguyên gốc, những tiếng nói ban sơ, chân thực, trực cảm, trực giác, trực diện, trong đúng không khí, môi trường, cảnh quan, sinh quyển và thực sự là tiếng nói của “thời Thơ mới bàn về Thơ mới”.

Cuốn sách THƠ MỚI – NHỮNG CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ CŨ – Người đương thời Thơ mới bàn về tác gia Thơ mới của Nguyễn Hữu Sơn tập hợp lại những đánh giá của “người đương thời Thơ mới” về 12 tác giả tiêu biểu đã xuất hiện và làm nên hồn cốt phong trào Thơ mới: Đông Hồ, Nam Trân, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương, Bích Khê, Huy Thông, Nguyễn Bính, Huy Cận, Chế Lan Viên. Đây là công trình sưu tập, khảo luận, luận bình, giới thiệu đồ sộ và có giá trị tư liệu quý.

8 Em Hạnh Phúc Rồi, Em Quên Nhé, Chào Anh
Câu chuyện mà hai tác giả Tiểu Tử HK và Lai Ka kể cho chúng ta cũng là một câu chuyện như vậy, chênh chao giữa tình yêu nhưng lại chứa đựng hơi thở cuộc sống, với những cảm xúc chân thành và đầy rung động của tuổi trẻ. “Em hạnh phúc rồi, em quên nhé, chào anh!” là sự kết hợp ngọt ngào giữa hai tâm hồn tuy trái dấu nhưng lại có điểm chung trong những vần thơ giàu tình cảm, tha thiết yêu và được yêu. Một Tiểu Tử HK với những hoài niệm về quá khứ, một Lai Ka với những mong chờ hạnh phúc cho hiện tại và tương lai, đây vừa là sự tương phản, nhưng cũng là sự kết hợp độc đáo, vẽ nên bức tranh hoàn thiện về thế giới nội tâm đầy màu sắc của mỗi người.

Chúng ta ai cũng từng trải qua những đau thương, nhưng không phải vậy mà quá khứ trở thành những điều đáng quên lãng. Tình cảm của những ngày còn trẻ, có thể chưa thật sâu sắc, nhưng lại vấn vương mãi trong khoang ký ức của mình bởi những rụt rè, những ngây ngô.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN