Top 8 cuốn sách tiểu thuyết lịch sử được mua nhiều nhất hiện nay

0
1195
Vật Phẩm Phong Thủy

Hãy tạo cho mình thói quen đọc sách thường xuyên. Đọc sách giúp chúng ta giảm căng thẳng, kích thích trí não,.. và hơn hết đó là giúp chúng ta ngẫm lại những việc mình làm là đúng hay sai,.. rất nhiều lý do để bạn lên đọc sách. Topxephang.com chia sẻ với các bạn 8 cuốn sách tiểu thuyết lịch sử được mua nhiều nhất hiện nay

1 Đức Thánh Trần
Tiểu thuyết lịch sử ĐỨC THÁNH TRẦN của nhà văn Trần Thanh Cảnh chính là diễn giải của tác giả về vương triều Trần lẫy lừng ba lần kháng Nguyên toàn thắng, nhất là về cuộc đời và sự nghiệp của một trong những nhân vật hiển hách nhất thời đại: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Diễn giải ấy thể hiện tinh thần cốt yếu của nó ngay trong nhan đề tác phẩm: Đức Thánh Trần. Đức Thánh Trần, ở đây tác giả Trần Thanh Cảnh đã thần thánh hóa nhân vật lịch sử Trần Quốc Tuấn. Hay chính xác hơn, là tác giả nhấn mạnh và khẳng định phẩm chất thần thánh, vị thế thần thánh, uy vọng thần thánh của Hưng Đạo Đại Vương.

Quả thật, trong sự miêu tả của Trần Thanh Cảnh thì nhân vật Trần Quốc Tuấn, dù ở bất cứ nơi đâu và trong bất cứ thời điểm nào của cuộc đời, từ ý nghĩ đến diện mạo, thần thái, hành động, đều luôn là sự vượt lên trên tất cả, ngời ngời một vẻ đẹp thần thánh. Khi lâm trận đối địch trên chiến trường, Ngài là một “thiên tướng”, là “người nhà trời phái xuống” để thực hiện sứ mệnh bảo quốc an dân cho vương triều Trần và cho bờ cõi Đại Việt, là nỗi khiếp đảm đến tột cùng của quân xâm lược phương Bắc. Trong những mối quan hệ tình ái với đàn bà, Trần Thanh Cảnh đã thần thánh hóa Hưng Đạo Đại Vương với nguồn “thiên ân” dạt dào, là phúc lạc to lớn đến mức bất cứ người đàn bà nào, vợ (công chúa Thiên Thành) hay tình nương (Quế Lan, người con gái xinh đẹp ở Bãi Soi), dù chỉ được gặp một lần cũng đủ thấy mãn nguyện cho cả một kiếp. Mang ánh hào quang rực rỡ của thần thánh, Trần Quốc Tuấn – qua miêu tả của Trần Thanh Cảnh, dĩ nhiên – là nhân vật có sức lan tỏa và quyến dụ đến kỳ lạ: ai cũng bị hút về phía Ngài, dù đó là đàn ông hay đàn bà, người già hay trẻ nhỏ, người trong hoàng tộc hay kẻ thuộc khối bách tính lê dân. Cái sức lan tỏa và quyến dụ kỳ lạ ấy của Trần Quốc Tuấn là của thần chứ không phải của người. Nó khiến cho, ở phạm vi gần, cả loạt nhân vật xung quanh Ngài, người thân và những tùy tướng tâm phúc, như công chúa Thiên Thành, nàng Quế Lan, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Địa Lô, Yết Kiêu, Dã Tượng, v.v… đều ít nhiều được nhuốm một màu sắc bất phàm.

Trần Thanh Cảnh khởi thảo Đức Thánh Trần sau khi đã cho ra mắt độc giả hai tập truyện ngắn mang đậm chất hoa tình, thậm chí là tinh thần “phóng dục”, khá đặc trưng cho đất và người Kinh Bắc. Cái “nếp” ấy vẫn được ông giữ lại trong cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tay này, qua những trường đoạn viết về ái tình hừng hực nhựa sống và tràn trề đam mê của những đàn ông đàn bà Đại Việt thế kỷ thứ XIII. Đọc những trường đoạn ấy và, nếu tiện, thử làm một vài so sánh, ta sẽ thấy nhân vật của Trần Thanh Cảnh khác với nhân vật của các nhà tiểu thuyết lịch sử tiền bối đến thế nào.

Và đó cũng chính là một diễn giải lịch sử khả thể.

2 Tám Triều Vua Lý
Tám triều vua Lý là bộ tiểu thuyết lịch sử gồm 4 tập: Thiền sư dựng nước, Con ngựa nhà Phật, Bình Bắc dẹp Nam, Con đường định mệnh do nhà văn Hoàng Quốc Hải dốc cả tâm lực và trí tuệ ra viết gần hai chục năm trời, trước hết là để tri ân các bậc tiền nhân và sau đó là nhắn nhủ với bạn đọc rằng mỗi tấc đất của chúng ta đều thấm máu của cha ông.

Thời Lý là thời đại đã để lại những bài học sinh động và sâu sắc trong công cuộc dựng nước và giữ nước, về sự đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, sự thu phục lòng dân, dựa vào sức dân, vì dân, những bài học vẫn còn nguyên giá trị lớn lao trong thế sự hiện tại.

Khi được hỏi, “Ông hư cấu lịch sử đến mức nào?”, Hoàng Quốc Hải trả lời: “Đến chân thực”.

Ngòi bút Hoàng Quốc Hải đã phục dựng hình ảnh, không khí, sự kiện của quá khứ, đó là tôn vinh những tinh hoa của người Việt ta từ bao đời nay. Tinh hoa đó là truyền thống văn hóa, lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, ý chí quật cường trong dựng nước và giữ nước thể hiện qua những việc làm thiết thực, từ những chiếu dụ của một vị vua như chiếu dụ miễn thuế cho dân hai đợt, mỗi đợt ba năm của Lý Thái Tổ, đến những chính sách, những việc làm của bộ máy điều hành nhà nước ở thời Lý giúp hòa hợp được cả ba tôn giáo lớn trong bối cảnh nhiều nơi trên thế giới xảy ra chiến tranh tôn giáo tàn khốc. Đó là những lễ hội ở cấp làng xã, cấp quốc gia với áo mũ, cờ, trống, ca vũ, không lai căng, pha tạp mà thuần chất Việt, đặc trưng của người Việt. Đó là những nhà lãnh đạo có trí và tâm soi sáng cả đương thời và hậu thế như Lý Thái Tổ, Lý Nhân Tông… những gương mặt anh hùng như Lý Thường Kiệt, Lý Kế Nguyên … Đó là tinh thần hiếu học, trọng nghĩa, khuyến tài, là truyền thống con kính trọng và hiếu thuận với cha mẹ, dân đồng lòng phò vua, là không khí sục sôi tinh thần quyết tâm giữ nước trước họa xâm lăng.

3 Vũ Tịch
Nàng xuất hiện trong màn mưa Phú Xuân. Đẹp và u tịch như mưa.

Nàng là con gái út vua Lê Hiển Tông, công chúa cuối cùng của triều Lê.

Nàng là chính cung Hoàng hậu của vua Cảnh Thịnh triều Tây Sơn, và sau này trở thành Đức Phi của vua Gia Long Nguyễn Ánh.

Nàng vừa là tội nhan của luân thường đạo lý, vừa là nạn nhân của một thời ly loạn.

4 Hưng Đạo Vương
Có lẽ lịch sử nước Nam ta, thời Trần, đặc biệt ở thời kỳ đầu, là một trong những thời kỳ hào hùng nhất của dân tộc và cuộc kháng chiến ba lần chống quân Nguyên Mông là cuộc kháng chiến để lại nhiều dấu ấn khó phai nhất trong lòng người Việt. Đây cũng chính là giai đoạn quy tụ nhiều anh hùng, hào kiệt vào bậc nhất, nhì trong suốt chiều dài lịch sử nước nhà. Họ chính là những người đã góp phần tạo nên hào khí Đông A bất diệt ngày nào. Giai đoạn nhiều kịch tính ấy đã được hai tác giả Phan Kế Bính và Lê Văn Phúc, bằng tấm lòng mang nhiều tâm huyết với lịch sử nước nhà, tái hiện một cách trọn vẹn trong tác phẩm Hưng Đạo Vương.

Hai ông đã chọn lối viết theo kiểu chương hồi hấp dẫn nhưng vẫn bám khá sát dữ kiện lịch sử để giúp độc giả hiểu rõ hơn từng con người đã tham gia trong các sự kiện hào hùng của dân tộc thời ấy. Tác phẩm như một câu chuyện lịch sử được kể một cách dung dị, trầm ổn, không đặt nặng sự hư cấu, khoa trương nhưng mỗi vị anh hùng vẫn rõ ràng từng đường nét cá tính, tài năng. Đó là Yết Kiêu dũng lược đục thuyền bắt tướng, Quốc Toản khí khái đi đầu xông pha nguy hiểm, Ngũ Lão hùng cường áp chế tướng giặc… Nổi bật hơn cả là hình tượng người anh hùng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn – người đã đứng ra gánh vác giang sơn, lập nên những chiến công vang dội, mang lại bình yên cho trăm họ.

Hưng Đạo Vương in lần đầu vào năm 1912 và là một trong những cuốn sách viết về lịch sử Việt Nam hiếm hoi với ngồn ngộn chất liệu được kể bằng một giọng văn sinh động của tiểu thuyết chương hồi. Những chi tiết về cuộc đời của Đức ông Trần Hưng Đạo và diễn biến cuộc chiến chống quân Nguyễn Mông đều được tác giả tái hiện một cách chân thật nhưng không kém phần hấp dẫn.

5 Trần Quốc Toản
“Đây không phải bản hùng ca về một cậu thiếu niên anh dũng và hồn nhiên xông vào chiến trận.

Đây là khúc tráng ca về một chiến tướng oai hùng đã lưu danh vào chính sử.

Dẫu Người giờ đây chẳng bia đá, chẳng tượng đồng, chẳng hương khói phụng thờ, chẳng đình to đền lớn,

nhưng vẫn mãi vằng vặc bay trong hồn nước

rực đỏ

một lá cờ

7 Việt Sử – Những Gương Mặt Phản Diện
Dường như, không chỉ lịch sử Việt Nam mà hầu như mọi dân tộc, quốc gia đều có những hôn quân, tham quan và những kẻ phản dân, hại nước. Với các nhân vật phản diện các bộ chính sử có nhắc đến nhưng lại rất mờ nhạt. Như Trần Ích Tắc, Lương Nhữ Hốt,… Những con người đã khiến nhà chí sĩ Phan Bội Châu thốt lên:

Những phụ tử phu thê huynh đệ,

Cũng quanh co tô vẽ những tuồng gian

8 Gương Sáng Người Xưa – Biên Cương Vững Chắc Xã Tắc Dài Lâu
Gương Sáng người xưa : Biên Cương Vững Chắc Xã Tắc Lâu Dài Cuốn sách bao gồm những câu chuyện, những bài viết chân thực, phong phú và sinh động về quá trình đấu tranh giữ vững chủ quyền, bảo vệ biên cương đất nước của ông cha ta trong lịch sử dân tộc. Đó là những câu chuyện về vua Lê Đại Hành với việc bảo vệ xây dựng đất nước, danh tướng Trần Nhật Duật – nhà ngoại giao và dân vận giỏi, tấm lòng yêu thương tướng sĩ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn… và còn rất nhiều câu chuyện thú vị khác.

8 Lều Chõng
Nhà văn Ngô tất Tố từng nhận định rằng: “Ngày nay nghe đến hai tiếng “Lều” – “Chõng” có lẽ nhiều người sẽ lấy làm lạ vì những vật ấy từ biệt chúng ta mà đi đến chỗ mất tích đã gần ba chục năm nay.

Nhưng mà trước hơn hai chục năm đi ngược trở lên, cho đến hơn một nghìn năm, “Lều”, “Chõng” vẫn làm chủ vận mệnh của giang sơn cũ kỹ mà người ta vẫn khoe là “Bốn nghìn năm văn hiến”. Những ông ngồi trong miếu đường làm rường làm cột cho nước nhà, những ông ở nơi thuyền thạch, làm khuôn mẫu cho đạo đức phong hóa, đều ở trong đám lều chõng mà ra. Lều chõng với nước Việt Nam không khác một ông tạo vật, đã chế tạo đủ các hạng người hoặc hữu dụng hoặc vô dụng. Chính nó đã làm cho nước Việt Nam trở nên một nước có văn hóa, rồi lại chính nó đã đưa nước Việt Nam đến cõi diệt vong. Vì nó, nước Việt Nam trong một thời kỳ rất dài đã phát hiện ra nhiều cảnh tượng kỳ quái, có thể khiến cho người ta phải cười, phải khóc, phải rùng rợn hồi hộp.”

Tất cả hiện thực xã hội được nhà văn thể hiện trong tác phẩm “Lều chõng”

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN