Top 5 cuốn tiểu thuyết Mỹ hay nhất mà bạn nên đọc một lần trong đời

0
2725
Vật Phẩm Phong Thủy

Bạn là một người đam mê đọc sách, bạn là người thích khám phá những tựa sách cũ nhưng lại hay , thì bạn không nên bỏ qua những cuốn tiểu thuyết của Mỹ hay nhất mọi thời đại sau đây.

1.Chùm nho uất hận
Chùm nho uất hận (tiếng Anh: The Grapes of Wrath), còn có tên trên bản dịch là Chùm nho nổi giận hay Chùm nho phẫn nộ, là tiểu thuyết của văn hào John Steinbeck, bao gồm 30 chương, phản ánh những biến đổi sâu sắc trong nông thôn nước Mỹ khoảng những năm đầu thế kỷ 20 dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của thời đại công nghiệp hóa. Với tác phẩm này, Steinbeck đã được trao giải Pulitzer vào năm 1940. Năm 1962, Steinbeck được trao giải Nobel Văn học, mà Chùm nho uất hận là sáng tác chính của Steinbeck được Viện Hàn lâm Thụy Điển đưa ra như một trong những lý do trao giải. Tạp chí Time liệt kê tác phẩm này trong danh sách 100 tiểu thuyết Anh ngữ hay nhất từ năm 1923 đến nay. Kết quả tuyển chọn dựa theo tiêu chí bình chọn Những kiệt tác thế giới được dịch ra chữ Hán do Bộ Văn hóa Trung Quốc tổ chức những năm 1980-1981 xếp Chùm nho uất hận là một trong 100 cuốn sách ảnh hưởng khắp thế giới.


2.Chuông nguyện hồn ai
Chuông nguyện hồn ai (tiếng Anh: For whom the bell tolls) là tiểu thuyết được xuất bản năm 1940 của nhà văn Mỹ Ernest Miller Hemingway. Cuốn tiểu thuyết viết về Robert Jordan, một người Mỹ thuộc Lữ đoàn quốc tế, tham gia chống Phát xít trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Tựa Chuông nguyện hồn ai được Hemingway lấy từ tác phẩm Meditation XVII của nhà thơ John Donne.


3.Cuốn theo chiều gió
Cuốn theo chiều gió (Nguyên văn: Gone with the wind), xuất bản lần đầu năm 1936, là một cuốn tiểu thuyết tình cảm của Margaret Mitchell, người đã dành giải Pulitzer với tác phẩm này năm 1937. Câu chuyện được đặt bối cảnh tại Georgia và Atlanta, miền Nam Hoa Kỳ trong suốt thời kì nội chiến và thời tái thiết. Tác phẩm xoay quanh Scarlett O’Hara, một cô gái miền Nam đầy sức mạnh, phải tìm mọi cách để sống sót qua chiến tranh và vượt lên cuộc sống khó khăn trong thời hậu chiến. Tiểu thuyết đã được chuyển thể thành phim năm 1937.


4.Gatsby vĩ đại
Gatsby vĩ đại (tiếng Anh: The Great Gatsby) là một kiệt tác của nhà văn F. Scott Fitzgerald người Mỹ, được xuất bản lần đầu vào 10 tháng 4 năm 1925.

Câu chuyện được kể qua hồi ức của Nick Carraway về sự việc xảy ra năm 1922. Nick tốt nghiệp đại học Yale và từng tham gia trong Thế chiến I, hiện đang làm nghề kinh doanh trái phiếu tại New York. Nick mới chuyển đến thuê nhà tại West Egg, cạnh một dinh thự hoành tráng do Jay Gatsby làm chủ. Anh này là một triệu phú bí ẩn thường xuyên tổ chức các bữa tiệc cho quan khách nhưng bản thân mình lại không tham gia cùng họ.

Một lần nọ Nick được mời đến ăn tối ở East Egg cùng gia đình người chị họ Daisy và chồng, Tom Buchanan, cũng là người quen biết của Nick thời đại học. Họ giới thiệu Nick với cô Jordan Baker, một golf thủ trẻ thành công, và hai người bắt đầu mối quan hệ hẹn hò. Jordan cũng tiết lộ cho Nick biết Tom có cô nhân tình tên Myrtle Wilson, dù cô này đã có gia đình. Vợ chồng Wilson mở một trạm xăng ở vùng “valley of ashes”, khu vực khá hẻo lánh của tầng lớp lao động. Một dịp khác, Nick đến căn hộ riêng của Tom và Myrtle tại New York để tham gia bữa tiệc nhỏ, tại đây đã xảy ra trận cãi cọ liên quan đến Daisy, Tom và Myrtle xung đột và kết cuộc là Tom đấm vỡ mũi Myrtle.

Cũng mùa hè năm đó, Nick nhận được lời mời dự tiệc từ Gatsby, trong bữa tiệc này Gatsby đã thổ lộ với Jordan Baker một bí mật mà sau đó Nick biết được rằng Gatsby đã đem lòng yêu Daisy (Buchanan) từ lần đầu tiên gặp gỡ trong thời kỳ Gatsby đi lính. Tuy nhiên thuở đó Gatsby chỉ là anh chàng nhà quê tay trắng, không có điều kiện tài chính để lo cho cô. Gatsby đã quyết tâm bằng mọi cách làm giàu hòng lấy được Daisy. Gatsby liên tục tổ chức tiệc tùng với hy vọng sẽ được Daisy chú ý đến nhưng không thành công. Sau đó, Gatsby lên một kế hoạch là nhờ Nick mời Daisy đến nhà Nick dự một bữa tiệc trà nhỏ mà không tiết lộ cho ai biết là Gatsby sẽ có mặt. Đúng như dự tính, Gatsby được tái ngộ với người trong mộng, anh cho Daisy nhìn thấy gia sản đồ sộ của mình, và sau phút bỡ ngỡ ban đầu hai người đã nhanh chóng vun đắp tình cảm.

Nick và Gatsby dần dần trở nên thân thiết hơn, qua đó anh biết được nhiều chuyện đời tư của Gatsby. Vốn tên là James Gatz, xuất thân trong gia đình nông dân, cảnh sống bấp bênh. Lên 17 tuổi James Gatz đổi tên thành Jay Gatsby và cũng trong thời gian này Gatsby gặp được Dan Cody, người dẫn dắt Gatsby thấy được tiềm năng, định hình tương lai và quyết tâm làm nên sự nghiệp cho chính mình. Từ đó Gatsby mới có được ngày hôm nay.

Một dịp khác, vợ chồng Daisy – Tom đến nhà Gatsby dự tiệc. Tom với bản tính háo sắc, đi tán tỉnh các cô khác, trong khi đó Gatsby và Daisy dắt nhau vào sân nhà Nick để có khoảng thời gian riêng tư bên nhau, Nick giữ vai trò canh cửa cho hai người. Sau đó Nick biết được tâm tư Gatsby, anh ta quyết tâm đoạt lại quá khứ có Daisy vì cả cuộc đời Gatsby đi gầy dựng cơ ngơi, gia sản này cũng vì để có được người đẹp. Đối với Gatsby đó là cả lý tưởng sống.

Vào một ngày hè định mệnh, Nick cùng Gatsby đến East Egg dự tiệc tại cơ ngơi nhà Buchanan. Lúc này Tom đã có hoài nghi về tình cảm giữa Gatsby và vợ mình. Vì trời quá nóng bức, Daisy đề nghị cả nhóm lái xe vào thành phố nghỉ mát. Thế là Gatsby và Daisy đi chung một xe; Nick, Jordan và Tom một xe. Trên đường đi mọi người ghé đổ xăng tại trạm xăng vợ chồng Wilson và được biết Wilson đã phát hiện ra vợ mình ngoại tình với ai đó (chứ không biết đó là Tom) nên đang lên kế hoạch chuyển nhà đi xa. Tình thế này đẩy Tom vào hoàn cảnh hụt hẫng vì sắp mất cả vợ lẫn nhân tình.

Cả nhóm đến khách sạn – nhà hàng Plaza ăn và uống rượu thỏa thuê. Tom phát hiện ra mối quan hệ thân thiết quá mức giữa đôi Daisy – Gatsby, anh ta lồng lộn lên và hằn học cho Daisy biết Gatsby giàu lên nhờ buôn lậu và bao phi vụ mờ ám khác, còn Tom thuộc dòng dõi Buchanan là tầng lớp thượng lưu với tài sản dồi dào từ bao đời nay. Anh ta ra lệnh mọi người lái xe về nhà để trước mặt mọi người anh ta sẽ dùng gia sản kếch sù của mình mà giữ lại Daisy.

Trên đường về, Nick, Tom và Jordan (đi chung xe) phát hiện có vụ tai nạn ngay trạm xăng nhà Myrtle Wilson, cả ba người đến xem xét thì phát hiện ra Myrtle đã chết vì xe tông, mà xe đó chính là xe của Gatsby. Về đến East Egg, qua vài câu hỏi, Nick biết được người cầm tay lái tông vào Myrtle chính là Daisy chứ không phải Gatsby nhưng Gatsby vẫn khăng khăng nhận hết lỗi về phía mình. Sau vụ tai nạn, George Wilson, chồng Myrtle, đã gặp Tom chất vấn, sau khi biết được người ngồi trong chiếc xe gây tai nạn là Gatsby thì anh ta tức tốc đến dinh thự nhà Gatsby, giết Gatsby và tự sát.

Sau thảm họa đó, đám tang của Gatsby chỉ có mình Nick lo liệu. Trong buổi chôn cất chỉ có vỏn vẹn Nick, cha Gatsby, mấy gia nhân và cha nhà thờ.


5.Martin Eden
Martin Eden (1909) là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Jack London.

Martin Eden đề cập đến số phận của một văn nghệ sĩ trong xã hội tư sản, số phận của một con người nhằm rút khỏi cái thế giới chật hẹp của những lợi ích riêng tư.

Martin xuất thân là một thủy thủ, Martin đã lý tưởng hóa cái “xã hội thượng lưu”, nơi anh cảm thấy dường như có “sự hào hiệp của tâm hồn, những tư tưởng trong sạch và cao thượng, cuộc sống tinh thần khẩn trương…” Trải qua bao nhiêu thiếu thốn, vấp phải những khó khăn gian khổ không kể xiết trên đường đời, cuối cùng, anh đã đạt được vinh quang và giàu có, trở thanh một nha văn nổi tiếng. Nhưng càng gần gũi “thế giới thượng lưu” bao nhiêu anh càng cảm thấy cô đơn bấy nhiêu. Martin càng nhận thấy bộ mặt giả dối của nó. Con đường đời của Martin là cả một chuỗi vỡ mộng cay đắng và cuối cùng đã đẩy anh tới chỗ tự tử.

Ngay từ khi còn là một thủy thủ bình thường, Martin đã thấy là kiến thức chân chính dường như chỉ có thể tìm thấy trong “xã hội thượng lưu”. Cái vẻ học thức và tinh tế trong gia đình người chủ nhà băng Morse mà lần đầu tiên anh bước chân vào đã làm anh như mê đi. Nhưng anh càng say mê hơn đối với Ruth cô con gái nhà Morse – anh tưởng thấy tất cả sự trong trắng và cái đẹp tinh thần của cô. Nhưng rồi chẳng bao lâu sau, anh đã nhận thấy cái vẻ đẹp bên ngoài của những con người này chứa đựng cái ích kỷ, sự buôn bán bẩn thỉu và sự trống rỗng tinh thần. Trước đây, trong thời gian ngắn, anh đã nhìn vào cái xã hội bạn bè nhà Morse một cách thành kính, giờ đây anh thấy họ là những kẻ nhỏ nhen với những tư tưởng nhỏ nhen, té ra cái nền học vấn thực sự của nhà Morse, của bạn hữu và những người quen biết họ chỉ là một nền học vấn mù quáng.

Martin Eden là một nghệ sĩ hiện thực chân chính đã nhìn thấy giá trị của nghệ thuật trước tiên là ở tính chân thật của nó. Trong những truyện ngắn của mình, Martin đã vạch trần khuynh hướng sợ sự thực và tô hồng cuộc sống. Nhưng nghệ thuật hiện thực chân chính thù địch với cái xã hội anh đang sống. Trong cái thế giới của đồng tiền, Martin không thể tìm được sự đồng cảm và ủng hộ. Một viễn cảnh đen tối của cái đói rét vẫn chờ đợi con người nghệ sĩ như thế. Và càng xa lánh giai cấp mình, Martin càng cảm thấy một nỗi cô đơn ghê gớm. Anh đã thấy là trong cái xã hội anh đang sống, nghệ thuật không tùy thuộc ở giá trị chân chính của nó mà là ở tên tuổi của nhà văn. Martin đã nói một cách đúng đắn rằng thành công của anh một phần cũng là do tình cờ. Anh không đánh giá quá cao sự nổi tiếng của mình.

Sợi dây cuối cùng nối Martin với xã hội thượng lưu là tình yêu của anh với Ruth. Tình cảm cao quý này đã thúc đẩy anh, khiến anh có được sức mạnh sáng tạo. Nhưng sự vỡ mộng của anh càng thêm khủng khiếp khi anh hiểu rằng ngay cả Ruth cũng chỉ là một cô gái nhà giàu tầm thường với những quan điểm hẹp hòi và nhỏ nhen. Cô không thể vượt khỏi cái vòng đai của giai cấp, cô không hiểu nổi Martin, không cảm thông với nguyện vọng sáng tác của anh, xa lánh anh trong khi anh cần sự khuyến khích của cô hơn bao giờ hết. Cô quay lại làm lành với anh khi anh đã trở thành một nhà văn nổi tiếng. Nhưng Martin lại không thể làm lành với cô, cũng như anh không thể làm lành với xã hội thương lưu đã đánh lừa mọi hy vọng của anh.

Anh đã hiểu sâu sắc một chân lý: những quan hệ chân chính chỉ có thể tìm thấy trong những người lao động như Lizzie Collonny, Maria Silva và rất nhiều bạn cũ cùng giai cấp anh. Họ không quan tâm tới vinh quang và sự giàu có, họ đánh giá anh trước hết là đánh giá con người anh.

Martin hiểu rất rõ sự chịu đựng đau khổ của người lao động và hết sức cảm thông với họ. Chính anh cũng đã sống trong tình cảnh đó và không thể không cảm thấy sự lung lay của lập trường Nietzsche của anh. Cuối cùng, Martin đã vỡ mộng với triết học Nietzsche, nhưng anh không tìm thấy con đường đến với người cùng giai cấp, Martin thấy mình là một người xa lạ trong cái thế giới thượng lưu đầy những giả dối và lọc lừa nhưng anh lại không thể quay về với những người trong giai cấp anh.

Cuộc đời của một nhà văn có tài kết thúc bi thảm: chết trong vòng vây của xã hội, và vẫn còn hoang mang trong sự tìm kiếm về triết học và lẽ sống của mình. Tiểu thuyết Martin Eden kết thúc bằng cái chết của nhân vật chính.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN