Để giúp trẻ có kỹ năng tự vệ, cha mẹ cần giúp trẻ hình thành nên những thói quen tích cực, có được nhưng tri thức kiến thức cần thiết để làm chủ hoàn cảnh.
1. Tự ăn.
Trẻ nên học cách tự ăn ngay từ nhỏ, không nên dựa dẫm người khác. Điều này sẽ thúc đẩy tính tự lập và bản năng sinh tồn trong người bé.
Sau khi trẻ đã được 1 tuổi, ngồi vững và biết cầm nắm, bố mẹ nên tạo cơ hội để trẻ tự xúc thức ăn, cầm thức ăn để ăn; biết ăn được cái gì, không ăn được cái gì.
Ban đầu thường khá khó khăn, thông thường phải đến khi 3-4 tuổi, trẻ mới có thể ngồi ăn mà không cần người hỗ trợ, biết tự lấy cốc nước uống,…. Hầu hết các bé sẽ học được kỹ năng này khi đi nhà trẻ, nên bố mẹ không cần quá lo lắng hoặc ép buộc bé.
2. Ứng xử.
Kỹ năng giao tiếp ứng xử là một trong những kỹ năng sống cần thiết cho bé nhất để có thể tự tin, được yêu mến và hòa nhập được với xã hội.
Chẳng hạn như : chào hỏi, kính trên nhường dưới, nên và không nên làm gì khi ở trong đám đông hoặc trong những tình huống cụ thể, nói cảm ơn và xin lỗi…
Hãy là tấm gương để bé học tập. Ngoài ra, cũng đừng quá gây áp lực mỗi khi bé quên hoặc phạm sai lầm. Vì trẻ còn nhỏ, khả năng nhận thức còn hạn chế nên bố mẹ hãy từ từ dạy, nhắc nhở bé thôi nhé!
3. Bơi lội.
Đây cũng là một trong những kỹ năng sống cần thiết cho bé và cả người lớn. Trong cuộc sống, luôn có những bất ngờ xảy ra và chúng ta không thể lường trước được.
Nếu trẻ biết bơi, trẻ có thể sống sót khi xảy ra tai nạn dưới nước, đồng thời cũng giúp trẻ sinh tồn khi thiếu thức ăn hoặc tìm kiếm lối thoát.
Nhiều người dạy trẻ học bơi ngay từ khi bé lên 3 tuổi, nhưng để đảm bảo an toàn tốt nhất, bạn nên dạy khi trẻ khỏe mạnh, có đầy đủ các thiết bị hỗ trợ (như kính bơi, phao, ống thở,…) và có sự giám sát 24/24.
4. Kỹ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân
Đây là kỹ năng quan trọng đầu tiên, đặc biệt đối với lứa tuổi tiểu học. Các bạn cần có những nhận thức cơ bản về chính bản thân mình, về các kỹ năng tự vệ khi ở nhà một mình, khi bị lạc, phòng tránh bị bắt cóc và bị lạm dụng… hay biết vệ sinh, chăm sóc bản thân và ứng xử đúng khi đi dự tiệc.
5. Kỹ năng làm việc đội nhóm
Hẳn các bạn đã nghe về câu chuyện bó đũa hay câu tục ngữ “một cây làm chẳng lên non”. Vậy bạn đã biết cách phát huy tối đa thế mạnh của mỗi thành viên để mang đến hiệu quả cao nhất trong các công việc đội nhóm chưa?
6. Kỹ năng quản lý thời gian
Các bạn học sinh tiểu học, trung học có cần học cách quản lý thời gian không? Câu trả lời là rất cần! Đây là cách tốt nhất để các bạn hình thành thói quen tốt về việc luôn đúng giờ, sắp xếp thời gian biểu hợp lý và quản lý những kế hoạch nho nhỏ của mình.
7. Thật thà
Trẻ có thể dễ dàng học được cách nói dối và sử dụng nó để bảo vệ chính mình. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không tốt và có thể trở thành thói quen. Chính vì thế, hãy phân tích cho trẻ những mặt trái của việc nói dối và dạy cho trẻ biết cách thật thà.
8. Tự chăm sóc chính mình
Ở độ tuổi mầm non trẻ hoàn toàn có thể thực hiện một số công việc để chăm sóc chính mình nếu được người lớn tạo cơ hội và hướng dẫn. Ví dụ như tự thay quần áo, tự đánh răng hoặc đội mũ, đeo khẩu trang trước khi ra đường.
9. Dạy trẻ giải quyết bất đồng quan điểm một cách thân thiện
Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi những bất đồng quan điểm, đặc biệt trong môi trường cạnh tranh như hiện nay. Trẻ nên tập đối mặt với những ý tưởng, lối tư duy khác nhau, và học cách đối diện với những điều đó.
Ai cũng có quyền bày tỏ quan điểm, nhưng bày tỏ nó như thế nào để không xúc phạm hay lấn lướt người khác. Hãy dạy trẻ cách nói ra những gì chúng nghĩ một cách ôn hòa.
Hãy động viên và bảo ban trẻ cân nhắc đến suy nghĩ và cảm nhận của người khác, và tự đặt ra những câu hỏi như “Tại sao” và “Giả như”. Chúng nên dựa trên cơ sở của vấn đề để giải quyết, không nên đứng trên lập luận cá nhân. Điều này sẽ giúp chúng kiểm soát được tính khí và cảm xúc của mình khi giải quyết vấn đề.
10. Dạy trẻ đối mặt với mọi trở ngại trong cuộc sống
Bạn hãy giúp con trẻ nhận ra cách để chúng tự đứng trên đôi chân của mình mà không phụ thuộc vào cha mẹ. Không nên để chúng nghĩ rằng chúng luôn có cha mẹ chăm sóc và bảo vệ.
Một số cha mẹ Việt Nam thường có xu hướng bảo bọc con quá nhiều, và đem đến ngay câu trả lời hoặc giải pháp khi con cần. Đôi khi hãy để trẻ cố gắng một chút, chúng sẽ biết kiên trì hơn.
Trẻ nhỏ khi vấp ngã hay nhìn cha mẹ để xem họ có xuýt xoa vỗ về hay không, và có thể mè nheo làm nũng đôi chút. Nếu cha mẹ “tỉnh bơ” trong trường hợp này, chúng cũng sẽ coi chuyện đó chẳng có gì to tát, và sẽ tự biết đứng lên sau khi ngã.