Top 6 tựa sách hay về võ thuật được nhiều người mua nhất hiện nay

0
2344
Vật Phẩm Phong Thủy

Nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống của mình, bạn sẽ phải làm những điều khác biệt. Tuy nhiên, đôi khi chỉ vài cuốn sách truyền cảm hứng cũng có thể thay đổi hoàn toàn cái nhìn của bạn và khiến cuộc sống của bạn bước sang trang mới. Dưới đây là 6 tựa sách hay về võ thuật được nhiều người mua nhất hiện nay

1 Dịch Cân Kinh

Dịch là biến đổi, Cân là gân cốt, Kinh là bài học quý giá. Dịch cân kinh tức là chỉ cho ta phương pháp luyện tập gân cốt và ý chí chuyển yếu thành mạnh, là phương pháp kết hợp nguyên tắc Thiền và động tác (Động và Tĩnh), giữa Cương và Nhu, giữa Thần và Khí (Tâm và Hơi thở), giữa Khí và Lực (Hơi thở và Sức mạnh). Khoảng thế kỷ thứ 6, Đạt Ma Tổ Sư từ Ấn Ðộ sang Trung Quốc thuyết pháp và truyền giáo, sau ở lại Trung Sơn – Hà Nam – Trung Quốc, xây dựng chùa Thiếu Lâm, có nhiều đệ tử nhập môn học Phật để mai sau đi truyền giáo. Bồ Đề Đạt Ma thấy các đệ tử càng ngày càng xanh xao ốm yếu, tìm hiểu nguyên do và thấy rằng: các đệ tử tuy tinh tấn tu Thiền, nhưng hầu như không vận động cơ thể . Tĩnh dư mà Động thiếu là cội nguồn của căn bệnh của họ. Nhằm mục đích cải thiện tình trạng sức khỏe cho các đệ tử, người đã nghiên cứu và biên soạn ra phương pháp Dịch cân kinh. Dịch cân kinh là một công phu võ thuật vô cùng tinh hoa, có quan hệ mật thiết với kinh lạc học, phép thổ nạp và thuật đạo dẫn, có giá trị rất cao về dưỡng sinh và võ thuật, từ xưa nay luôn được ca ngợi là “công phu chi bảo” (bảo vật của công phu), “võ công kinh điển” được lưu truyền rộng rãi và gây ảnh hưởng rất lớn.

Tập sách này trình bày về 4 loại Dịch cân kinh, tổng cộng gồm 15 luyện pháp:

– Loại thứ nhất là Thiếu Lâm Dịch cân kinh, có bốn luyện pháp gồm: 12 thức Dịch cân kinh Thiếu Lâm Đạt Ma, 14 thức Dịch cân kinh Thiếu lâm Vi Đà, 18 thức Dịch cân kinh Nam Thiếu Lâm Kim Cương, 8 đoạn Dịch cân kinh dưỡng sinh của Thiếu Lâm.

– Loại thứ hai là Nga Mi Dịch cân kinh, có sáu luyện pháp gồm: 24 thức Dịch cân kinh Nga Mi Thanh Thành, 7 bàn Dịch cân kinh Nga Mi Hoàng Lâm, 13 thức Dịch cân kinh Nga Mi Tăng môn, 8 đại kình Dịch cân kinh Nga Mi Đỗ môn, 12 bả Dịch cân kinh Nga Mi Hồng môn, Long hồ kình Dịch cân kinh Nga Mi Hội môn.

– Loại thứ ba là Võ Đang Dịch cân kinh, có một luyện pháp là Võ Đang nội công Dịch cân kinh.

– Loại thứ tư là Mật Tông Dịch cân kinh, có bốn luyện pháp là Dịch cân kinh toản quyền mật truyền, Dịch cân kinh báo thức Nam truyền, 14 thức Dịch cân kinh truyền thế của họ Hùng, 24 thức Dịch cân kinh cổ truyền.

2 Võ Thuật Thần Kỳ – Hóa Thần Bí Trung Hoa
Giáo sư – Võ sư “bảy đẳng” Trịnh Cần, giảng dạy võ thuật ở trường Đại học Sư phạm Hoa Trung, Trung Quốc cùng nhà nghiên cứu Điền Vân Thanh viết cuốn “Võ Thuật Thần Kỳ” này gồm 10 thiên. Cuốn sách trình bày từ nguồn gốc triết học đạo đức của võ có liên quan đến Nho học, tôn giáo; những chuyện từ giang hồ đến võ học của các môn phái lớn như Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga My, Nội gia quyền, Thái cực quyền, Hình ý quyền, Bát quái chưởng, Nam quyền, Trường quyền, Tượng hình quyền… cho tới võ khi trong “thập bát ban binh khí”. Về kỹ xảo của võ học thì từ sự ảo diệu của điểm huyệt, tám thức nội ngoại trong giao đấu, tiếng thét võ học cho đến các luận thuyết ba đốt, năm cần, năm cung… trong vận động võ thuật. Các tác giả không chỉ bó hẹp trong phạm vi nghiên cứu võ thuật mà còn mở rộng sự giao lưu của võ với y học, thư pháp, thẩm mỹ, tâm lý học, vật lý…, cũng như việc áp dụng binh pháp vào trong giao đấu và sự liên quan của võ thuật Trung Hoa với nhiều môn võ nước ngoài như Boxing, Muây Thái, Karatedo v.v…

3 Kim Thiếp Vũ Môn – Trần Gia Ninh (tiểu thuyết lịch sử võ học Việt Nam)

Sau nhiều năm đi tìm lời giải cho mấy chữ Kim-Thiếp Vũ Môn, tác giả Thâm Giang Trần Gia Ninh đã bổ sung thêm những sự kiện sách sử Việt chưa từng chép về hai sáng tạo tuyệt vời của tổ tiên ta.

Cầm quyển sách lên, những người biết chữ Hán sẽ lập tức chú ý đến dòng chữ vuông trên trang bìa, bởi chữ vuông khổ lớn thứ nhất với bộ Kim 金 (vàng) bên trái, chữ Thiếp 妾 (vợ lẽ) không thấy có trong bất cứ từ điển Hán tự nào, chỉ biết tạm đọc là Kim Thiếp. Vậy Kim Thiếp là gì? Điều băn khoăn ấy bám theo độc giả cho tới khi đọc gần hết cuốn sách.

Tiếp đó, bốn chữ Mấy lời cẩn bạch ở trang đầu, với ghi chú từ cẩn bạch là Kính trọng bày tỏ, đã cho thấy Trần Gia Ninh thạo chữ Hán – điều kiện tiên quyết của người nghiên cứu sử Việt cổ.

Lịch sử là tài sản chung của mọi người, nói lịch sử là nói sự thật. Nhưng tiểu thuyết lại đòi hỏi phải hư cấu. Vậy hư cấu thế nào thì vừa? Có lẽ nên hư cấu sao cho độc giả đã bắt đầu đọc là muốn đọc tới cùng; khi ấy họ không còn câu nệ lắm với sự thật lịch sử. Tác giả “Ba chàng ngự lâm (Les Trois Mousquetaires)” Alexandre Dumas từng nói, “sự thật lịch sử” chỉ là cái đinh để nhà văn móc chiếc áo (ý nói câu chuyện) của mình lên.

Vậy Trần Gia Ninh có “móc chiếc áo của mình” lên sự thật lịch sử hay không?

Đọc Huyền thoại KTVM ta nhận thấy, tác giả hoàn toàn tôn trọng các sự thật có ghi chép trong chính sử, ngoài ra còn bổ sung thêm những sự kiện sách sử Việt chưa từng chép. Đây là một điểm sáng làm nên giá trị về nội dung của tác phẩm. Cũng có thể sử sách từng chép những sự kiện ấy, nhưng xâm lược phương Bắc thi hành chính sách tiêu diệt văn hóa bản địa đã tiêu hủy hết mọi thư tịch do người Việt viết. Vì thế vườn lịch sử nước ta còn có vô số báu vật bị vùi sâu dưới lớp đất thời gian, đang chờ những người tâm huyết dày công dò tìm, đào bới lấy lên để mọi người cùng chiêm ngưỡng. Trần Gia Ninh là một trong những “thợ đào vàng” hiếm hoi ấy.

Từ tấm bìa có ba chữ ????雨門 (Kim-Thiếp Vũ Môn) di bút của ông nội còn giữ được, anh phỏng đoán đây là bìa một cuốn sách viết những sự việc có liên quan tới thác Vũ Môn ở quê mình. Vì thế mấy chục năm qua, anh cất công tìm kiếm khắp nơi các thư tịch, tư liệu liên quan, nhằm giải mã mấy chữ vuông thần bí ấy. Và bây giờ, khi được cử giữ ghế trưởng lão của họ Trần Gia Phố nổi tiếng đất Hoan Châu (Nghệ An-Hà Tĩnh), anh tráp lại các tư liệu đã sưu tầm và viết nên Huyền thoại KTVM, coi đó là tấm lòng của kẻ hậu sinh tưởng nhớ ông cha tổ tiên mình.

4 Làng võ Sài Gòn TP.Hồ Chí Minh

Với tinh thần phóng khoáng và truyền thống võ nghệ của những người đi khai phá phương Nam, vùng đất Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh luôn rộng mở, đón nhận nhiều nguồn văn hóa khác nhau, trong đó có các võ phái nổi danh. Theo quy luật thời gian, chỉ tính từ những đầu năm thế kỷ XX đến nay, làng võ Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua nhiều bước thăng trầm theo thời cuộc nhưng đồng thời cũng xuất hiện nhiều võ phái, nhiều gương mặt nổi danh trên đấu trường quốc nội và quốc tế. Tập sách này gồm những bài viết đã đăng tải trên các báo thể thao, tạp chí võ thuật trong nước và được chỉnh lý, bổ sung nhằm giới thiệu khái quát một vài cột mốc lịch sử đáng nhớ cùng chân dung một số võ sư và võ sĩ đã có những đóng góp nhất định trong quá trình làm rạng danh làng võ Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh.

5 AIKIDO Toàn Tập
Shoji Nishio Sensei là một trong những võ sư sáng tạo nhất trong việc giảng dạy Aikido. Ông đã kết hợp các yếu tố từ kinh nghiệm của mình trong Judo, Karate, Iaido và Jojutsu để giải thích và minh họa các thế Aikido. Nishio Sensei cũng đã phát triển một loạt kỹ thuật phức tạp của Bokken, Jo và các biến thể Iaido quan trọng để đưa vào series Shoji Nishio – Nishio Aikido Volume 1-7 nhằm giúp bạn hiểu và phát huy tối đa sức mạnh khi chiến đấu bằng Aikido.

Tập 1 & 2 – Gyakuhanmi Katatedori / Aihanmi Katatedori:
– Phần 1 bao gồm các kỹ thuật chính sau: kaitennage, ikkyo, Nikyo, Sankyo, shihōnage, yonkyo, iriminage, kotegaeshi, sotomakikomi.
– Phần 2 bao gồm: kaiten Joho, ikkyo, shihōnage, Nikyo, iriminage, kotegaeshi, Sankyo.

Tập 3 & 4 – Shomenuchi 1 / Shomenuchi 2:
– Tại tập 3, bạn sẽ thực hành các kỹ thuật Aikido: Ikkyo, gokyo, irimi, và kotegaeshi. Tất cả các kỹ thuật được thể hiện tay không, Ken và Jo.
– Phần 4 bao gồm nhiều kỹ thuật như: side-entry bao gồm irimi, kotegaeshi, Nikyo,…

Tập 5 & 6 – Yokomenuchi / Ryotedori-Sodedori:
– Phần 5 sẽ trình bày nhiều kỹ thuật từ các cuộc tấn công yokomenuchi bao gồm: shihōnage, irimi, kotegaeshi, ken và jo, jo tai ken, ikkyo, Nikyo, Sankyo, gokyo, và koshinage.
– Phần 6 bao gồm một loạt các ryotedori và sodedori kỹ thuật. Các kỹ thuật thực hành là: shihōnage, ikkyo ura, katate, nagewaza, Kokyunage, ikkyo, Nikyo, Sankyo, gyaku Kime, shime, kirihanashi kotegaeshi, ken tai ken và jo tai ken.

Tập 7 – Katadori Menuchi:
Phần này sẽ mang đến cho bạn các kỹ thuật như: katadori ikkyo, katadori menuchi nikyo, katadori menuchi sankyo, katadori menuchi koshinage, katadori menuchi shihonage, katadori menuchi gyakukimenage, katadori menuchi irimi và katadori menuchi kotegaeshi.

6 Chiêu Thức Võ Thuật Đối Kháng: 70 Chiêu Thức Luyện Trường Côn
Bên cạnh những thú vui hàng ngày, đọc sách hoặc truyện cũng là 1 cách giải trí hay, vừa cho ta những phút giây thư giản và thoải mái, vừa mở mang được kiến thức, cùng những kinh nghiệm sống quý giá. Từng cuốn sách đều chứa đựng tâm huyết của người viết. Với mối cuốn sách, tác giả muốn truyền tải đến cho người đọc những trải nghiệm mà họ đã trải qua, hay đơn thuần là những định lý hay quy luật của cuộc sống mà chúng ta vẫn thường thấy, nhưng cuộc sống quá tất bật khiến chúng ta quên đi giá trị của những điều xung quanh. Những cuốn truyện là những sự sáng tạo không ngừng qua từng đường nét, khắc họa lên nhân vật, lối dẫn dắt câu chuyện đưa chúng ta vào 1 thế giới khác, nơi mà phép màu, điều cổ tích trở thành hiện thực. Cách đọc và cảm nhận nằm ở mỗi người thì khác nhau, nhưng những giá trị đằng sau đó đều là ngụ ý của tác giả mong muốn người đọc thông qua đó rút ra được những điều cốt lõi cho bản thân và hoàn thiện mình trong cuộc sống nhộn nhịp và tấp nập này.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN