Top 5 quốc gia giáp biên giới với nhiều nước nhất trên thế giới

0
1969
Vật Phẩm Phong Thủy

Là những quốc gia mà trong đó , đường biên giới của nước đó giáp ranh với nhiều quốc gia láng giềng nhất hiện nay.

1.China
Trung Quốc là quốc gia lớn thứ nhì trên thế giới xét theo diện tích đấtsau Nga, và là quốc gia lớn thứ ba hoặc bốn về tổng diện tích, sau Nga, Canada, và có thể là Hoa Kỳ. Tổng diện tích của Trung Quốc thường được tuyên bố là khoảng 9.600.000 km2 (3.700.000 sq mi). Số liệu diện tích cụ thể dao động từ 9.572.900 km2 (3.696.100 sq mi) theo Encyclopædia Britannica, 9.596.961 km2 (3.705.407 sq mi) theo Niên giám Nhân khẩu Liên Hiệp Quốc, đến 9.596.960 km2 (3.705.410 sq mi) theo CIA World Factbook.

Trung Quốc có tổng chiều dài đường biên giới trên bộ lớn nhất thế giới, với 22.117 km (13.743 mi) từ cửa sông Áp Lục đến vịnh Bắc Bộ.[4] Trung Quốc có biên giới với 14 quốc gia khác, giữ vị trí số một thế giới cùng với Nga. Trung Quốc bao gồm phần lớn khu vực Đông Á, giáp với Việt Nam, Lào, Myanmar, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, Pakistan[h], Afghanistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan, Nga, Mông Cổ, và Triều Tiên. Ngoài ra, Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines cũng lân cận với Trung Quốc qua biển.


2.Russia
Liên bang Nga trải dài trên phần phía bắc của siêu lục địa Á – Âu. Tuy rằng Nga chiếm phần lớn khu vực Bắc cực và cận Bắc cực nhưng có ít hơn về dân số, hoạt động kinh tế cũng như các sự đa dạng vật lý trên một đơn vị diện tích so với phần lớn các khu vực khác, phần lớn diện tích ở phía nam của khu vực này có phong cảnh và khí hậu đa dạng hơn. Phần lớn đất đai Nga là các đồng bằng rộng lớn, ở cả châu Âu và châu Á, được biết đến như là Siberi. Các đồng bằng này chủ yếu là thảo nguyên về phía nam và rừng rậm về phía bắc, với các tundra (lãnh nguyên) dọc theo bờ biển phía bắc. Các dãy núi chủ yếu nằm ở biên giới phía nam, chẳng hạn như Kavkaz (ở đây có đỉnh Elbrus, là điểm cao nhất thuộc Nga và châu Âu với cao độ 5,633 m) và dãy núi Altai, cũng như ở phần phía đông, chẳng hạn như dãy Verkhoyansk hoặc các núi lửa trên Kamchatka. Dãy Ural, là một dãy núi chạy theo hướng bắc – nam, tạo ra sự phân chia cơ bản giữa châu Âu và châu Á cũng là một dãy núi nổi tiếng.

Cách thức thực tế phổ biến nhất để miêu tả nước Nga là miêu tả phần chính (phần tiếp giáp lớn với các quần đảo hay đảo ngoài biển của nó) và phần tách rời (khu vực Kaliningrad ở phía đông nam của biển Baltic).

Biên giới của phần chính và các bờ biển (bắt đầu từ phần xa nhất về phía tây bắc và tính ngược chiều kim đồng hồ) là:

Biên giới với các quốc gia sau: Na Uy và Phần Lan
Bờ biển ngắn trên biển Baltic, tiếp giáp với 8 quốc gia khác trên biển này, từ Phần Lan tới Estonia và bao gồm cả cảng St. Petersburg.
Biên giới với Estonia, Latvia, Belarus và Ukraina.
Bờ biển trên biển Đen, tiếp giáp với 5 quốc gia khác từ Ukraina tới Gruzia.
Biên giới với Gruzia và Azerbaijan.
Bờ biển trên biển Caspi, tiếp giáp với 4 quốc gia khác từ Azerbaijan tới Kazakhstan.
Biên giới với Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ, Trung Quốc một lần nữa và Bắc Triều Tiên.
Đường bờ biển mở rộng cho phép đi lại và giao thương với tất cả các quốc gia có lãnh thổ biển trên toàn thế giới, và kéo dài
Từ bắc Thái Bình Dương bao gồm:
Biển Nhật Bản (trong đó có bờ biển phía tây của Sakhalin thuộc Nga).
Biển Okhotsk (trong đó có bờ biển phía đông của Sakhalin và quần đảo Kuril), và
Biển Bering,
Dọc theo eo biển Bering (trong đó đảo nhỏ thuộc Nga Diomede lớn bị chia cắt chỉ vài dặm với Diomede nhỏ, một phần thuộc Alaska của Hoa Kỳ),
Bắc Băng Dương, bao gồm:
Biển Chukchi (trong đó có bờ biển phía đông và nam của đảo Wrangel),
Biển Đông Siberi (trong đó có bờ biển phía tây của Nga và bờ phía đông của quần đảo Tân Siberi),
Biển Laptev (trong đó có bờ biển phía tây của Nga,
Biển Kara (trong đó có bờ biển phía đông của Novaya Zemlya (Đất mới)),
Biển Barents (trong đó có bờ biển phía tây của Nga, bờ biển phía nam của Mũi Franz-Josef và cảng Murmansk với các thiết chế hàng hải quan trọng nằm ở đó, ở đó Bạch Hải ăn sâu vào đất liền nhất).
Phần tách rời là tỉnh Kaliningrad, tỉnh này có:

Chung biên giới với:
Ba Lan ở phía nam
Litva về phía bắc và đông
Bờ biển phía tây bắc nhìn ra biển Baltic.
Các bờ biển thuộc các biển Baltic và biển Đen của Nga có đường giao lưu ra đại dương ít trực tiếp và rắm rối hơn so với các bờ biển thuộc Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương, nhưng cả hai đều có vai trò quan trọng. Biển Baltic cho phép Nga có giao thương đường biển nhanh chóng với 9 quốc gia có chung bờ biển này cũng như giữa phần lục địa chính của Nga với tỉnh Kaliningrad. Thông qua eo biển nằm trong Đan Mạch, và giữa nó với Thụy Điển thì biển Baltic thông ra biển Bắc và Đại Tây Dương về phía tây và bắc của nó. Biển Đen cho phép Nga có giao thương đường biển nhanh chóng với 5 quốc gia khác có chung bờ biển, thông qua các eo biển Dardanelles và Marmora liền kề với Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để nối vào Địa Trung Hải với nhiều quốc gia có bờ biển ở đó và thông qua kênh đào Suez để sang Ấn Độ Dương và eo biển Gibraltar để sang Đại Tây Dương. Biển Caspi, hồ nước mặn lớn nhất thế giới, không có đường giao thông với biển cả.


3.Brazil
Brasil là một quốc gia rộng lớn. Tổng diện tích của nước này là 8.514.876,599 km², chiếm tới một nửa diện tích lục địa Nam Mỹ. Lãnh thổ Brasil tiếp giáp với các quốc gia và vùng lãnh thổ là Argentina, Bolivia, Colombia, Guiana thuộc Pháp, Guyana, Paraguay, Peru, Suriname, Uruguay và Venezuela. Brasil có quốc gia có diện tích lớn thứ năm trên thế giới, chỉ đứng sau Nga, Canada, Mỹ và Trung Quốc. Lãnh thổ nước này trải dài trên 4 múi giờ khác nhau. Brasil còn có một đường bờ biển dài 7367 km tiếp giáp với Đại Tây Dương.

Nước này tiếp giáp với 11 quốc gia và vùng lãnh thổ Nam Mỹ: giáp với Venezuela, Guyana, Suriname và Guyane thuộc Pháp về phía bắc, Colombia về phía tây bắc, Bolivia và Peru về phía tây, Argentina và Paraguay về phía tây nam và Uruguay về phía nam. Phía đông Brasil là một đường bờ biển dài 7.491 km tiếp giáp với Đại Tây Dương. Lãnh thổ Brasil bao gồm nhiều quần đảo như Fernando de Noronha, Đảo san hô Rocas, Saint Peter và Paul Rocks, và Trindade và Martim Vaz.[10] Brasil tiếp giáp với tất cả các nước ở Nam Mỹ khác trừ Ecuador và Chile


4.Democratic Republic of Congo/ Germany/ Sudan
Đây là quốc gia có diện tích lớn thứ hai ở châu Phi. Mặc dù nằm ở tiểu vùng Trung Phi theo cách xác định của Liên Hiệp Quốc, song quốc gia này hay được xem thuộc vùng Nam châu Phi vì là một thành viên của Cộng đồng Phát triển Nam Phi (SADC). Quốc gia này có biên giới với Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan ở phía Bắc, Uganda, Rwanda, Burundi, Tanzania ở phía Đông, Zambia và Angola ở phía Nam, và Cộng hòa Congo ở phía Tây. Quốc qia có đường bờ biển dài chỉ 40 km ở Muanola, trong đó có tới khoảng 9 km là cửa sông Congo đổ vào vịnh Guinea ở Đại Tây Dương. Cái tên Congo (nghĩa đen: Người đi săn) được đặt theo tên sắc tộc Kongo sống ở lưu vực sông Congo.

Nước Đức nằm trong Trung Âu, giữa 47°16′15″ và 55°03′33″ vĩ độ bắc và 5°52′01″ và 15°02′37″ kinh độ đông. Về phía bắc Đức có ranh giới với Đan Mạch (có chiều dài 67 km), về phía đông-bắc là Ba Lan (442 km), về phía đông là Séc 811 km), về phía đông nam là Áo (815 km không kể ranh giới trên hồ Bodensee), về phía nam là Thụy Sĩ (316 km, với biên giới của lãnh thổ tách rời Büsingen nhưng không kể ranh giới trên hồ Bodensee), về phía tây nam là Pháp (448 km), về phía tây là Luxembourg (135 km) và Bỉ (156 km) và về phía tây bắc là Hà Lan (567 km).[90] Chiều dài ranh giới tổng cộng là 3.757 km. Trong khi ở phía tây bắc là bờ biển của biển Bắc và ở phía đông bắc là biển Baltic tạo thành biên giới quốc gia tự nhiên thì về phía nam nước Đức là một phần của dãy núi Alpen.

Sudan (phiên âm tiếng Việt: Xu-đăng), tên chính thức là Cộng hòa Sudan (tiếng Ả Rập: السودان as-Sūdān), là một quốc gia ở châu Phi. Quốc gia này nằm ở điểm giao giữa Sừng châu Phi và Trung Đông. Sudan tiếp giáp với Ai Cập ở phía Bắc, Biển Đỏ ở phía Đông Bắc, Eritrea và Ethiopia ở phía Đông, Cộng hòa Trung Phi ở phía Tây Nam, Tchad ở phía Tây và Libya ở phía Tây Bắc, Nam Sudan ở phía nam. Sudan có diện tích lớn thứ 16 trên thế giới.
Sudan nằm ở Đông Phi, Bắc giáp Ai Cập, Đông Bắc giáp biển Đỏ, Đông giáp Eritrea và Ethiopia, Tây giáp Tchad, Libya và Cộng hòa Trung Phi, Nam giáp Nam Sudan.

5.Austria
Áo , tên chính thức là Cộng hòa Áo (tiếng Đức: Republik Österreich, listen (trợ giúp·chi tiết)), là một cộng hòa liên bang và quốc gia không giáp biển với hơn 8,7 triệu người dântại Trung Âu. Nó tiếp giáp với Cộng hòa Séc và Đức về phía bắc, Hungary và Slovakia về phía đông, Slovenia và Ý về phía nam, và Thụy Sĩ và Liechtenstein về phía tây. Lãnh thổ của Áo bao phủ diện tích 83.879 km2 (32.386 sq mi). Địa hình rất nhiều núi, nằm trong dãy Anpơ; chỉ 32% của quốc gia nằm dưới 500 m (1.640 ft), và điểm cao nhất là 3.798 m (12.461 ft). Phần lớn dân số nói phương ngữ Bavaria của tiếng Đức làm tiếng bản địa, và tiếng Đức trong dạng tiêu chuẩn là ngôn ngữ chính thức của quốc gia này. Các ngôn ngữ chính thức khác là tiếng Hungaria, tiếng Burgenland Croatia, và tiếng Slovenia.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN