Top 6 tựa sách hay về chính trị pháp lý được nhiều người mua nhất hiện nay

0
1167
Vật Phẩm Phong Thủy

Nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống của mình, bạn sẽ phải làm những điều khác biệt. Tuy nhiên, đôi khi chỉ vài cuốn sách truyền cảm hứng cũng có thể thay đổi hoàn toàn cái nhìn của bạn và khiến cuộc sống của bạn bước sang trang mới. Dưới đây là 6 tựa sách hay về chính trị pháp lý được nhiều người mua nhất hiện nay

1 Hồi Ký Lý Quang Diệu

“Câu chuyện Singapore” – được bắt đầu viết từ năm 1994, và xuất bản lần đầu tiên năm 1998, kể lại những ký ức đáng tự hào của một chàng sinh viên giỏi trong những ngày tháng du học trên đất Anh; từ câu chuyện tình yêu cảm động của ông với người vợ, đến những hoài bão của chàng thanh niên trẻ tuổi: những kết giao, những mối quan hệ, từng bước thâm nhập chính trường, học cách đối nhân xử thế, xây dựng đảng, lèo lái đất nước vượt qua những khó khăn.

Tập 1 kết thúc ở thời điểm Singapore tuyên bố độc lập năm 1965, sau khi tách ra từ Liên bang Malaysia, cũng là lúc đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành suy nghĩ, tính cách của ông Lý.

Cuốn sách giới thiệu thêm một góc nhìn về tình hình thế giới thời chiến tranh Lạnh, phong trào không liên kết, Mỹ, Anh, Nga, Trung Quốc và các cường quốc khác…

“Từ thế giới thứ ba vươn lên thứ nhất” xuất bản năm 1999, câu chuyện về sự chuyển đổi của Singapore được kể một cách lôi cuốn và cũng gây tranh cãi.

Cũng trong cuốn sách, Lý Quang Diệu khắc họa chân dung người đàn bà thép Margaret Thatcher và Ronald Reagan, Giang Trạch Dân, George Bush và Đặng Tiểu Bình.
Ông vén bức màn bí mật về gia đình, viết một cách cẩn trọng và yêu thương về vợ ông và người con trai Lý Hiển Long. Ông tỉ mỉ thuật lại những trải nghiệm và cảm nghĩ của mình qua thời gian dài tiếp xúc với những đất nước khác.

2 Trật Tự Thế Giới

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger xuất bản cuốn: Trật Tự Thế Giới, khoảng 7 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 làm rung chuyển trật tự kinh tế toàn cầu, và chỉ gần 1 năm sau cột mốc 2014 khi trật tự chính trị thế giới chuyển từ đơn cực do Mỹ lãnh đạo sang đa cực hơn với 3 sự kiến lớn gồm Mỹ không trừng phạt Syria do sử dụng vũ khí hoá học, Nga sát nhập bán đảo Crimea, Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông.

Cuốn sách dẫn dắt người đọc không chỉ tới cội nguồn tư tưởng của các nền văn minh trong cuộc chiến về mô hình quản lý xã hội ở cấp nhà nước, khu vực và kinh tế; mà còn gợi mở tới những vấn đề lớn hơn đang định hình trật tự thế giới. Ở đây, cuộc xung đột tư tưởng không chỉ gắn với ý thức hệ chính trị (chủ nghĩa tư bản & chủ nghĩa cộng sản), mà còn mở rộng sang cả lĩnh vực văn hoá (phương Tây & phương Đông) và tôn giáo (Thiên Chúa giáo & Hồi giáo). Càng đọc, chúng ta càng hiểu ra nguyên nhân sâu xa của chủ nghĩa hồi giáo cực đoan ở Trung Đông, chủ nghĩa bành trướng của Nga, chiến thuật cắt lát salami của Trung Quốc ở Châu Á-Thái Bình Dương…

Trật tự thế giới

Đối với những người bán chuyên ham tìm hiểu lịch sử, đây là cuốn sách vỡ lòng về lịch sự chính trị, ngoại giao thế giới dược diễn giải dưới lăng kính của chủ nghĩa thực dụng (realism) vốn thống trị chính trị Phương Tây từ rất rất lâu, từ thời Hồng y Richelieu của Pháp, tới Thủ tướng Phổ Otto von Bismarck, tới cha đẻ học thuyết ngăn chặn Zbigniew Brzezinski… Khi nắm bắt được cách diễn giải và phân tích của chủ nghĩa này, chúng ta có hiểu hơn các khái niệm như cán cân quyền lực (balance of power), quốc gia-nhà nước (nation-state)… đang định hình chính sách đối ngoại đang được nhiều nước trên thế giới thực thi.

3 Chính Trị Luận (The Politics)

Aristotle không những là một trong những triết gia vĩ đại của Cổ Hy Lạp mà còn của thế giới phương Tây. Ông sinh năm 384 và mất năm 322 TCN tại Stagira, một thị trấn nhỏ phía đông thành phố Salonica, sát biên giới vương quốc Macedonia. Xuất thân từ một gia đình trí thức, cha của Aristotle là ngự y của vua Macedonia nên từ nhỏ, Aristotle đã được học về thiên nhiên và sinh vật qua quan sát cũng như qua các tài liệu y học của phụ thân. Sau này, dưới sự hướng dẫn của Plato trong suốt 20 năm học tập và nghiên cứu, Aristotle có điều kiện tiếp xúc với đủ mọi ngành học thuật từ toán học, văn học, sinh vật học cho đến triết học. Aristotle chú trọng đặc biệt đến siêu hình học (metaphysics) – môn học nghiên cứu về “ý tưởng,” những gì bên ngoài và ở bên kia thực tại, không phụ thuộc vào giác quan – cùng thiên văn học và chính trị học.

Aristotle viết tác phẩm Chính trị luận năm 350 TCN. Cuốn sách này được xem là căn bản cho Chính trị học Tây phương và ảnh hưởng sâu rộng tới các tư tưởng gia đời sau như Cicero, St. Augustine, Aquinas, và các lý thuyết gia khác thời Trung Cổ. Các lý thuyết gia hiện đại như Machiavelli, Hobbes, và các nhà tư tưởng thời Khai Sáng đều dựa trên nền tảng này mà phê phán lý thuyết và mô hình chính trị kiểu Aristotle. Nhờ vậy, họ đã phát triển nên các hệ tư tưởng mới. Vì thế, dù chúng ta có đồng ý hay không với lập luận và lý thuyết của Aristotle, hiểu rõ các nguyên lý căn bản mà Aristotle đã đề ra vẫn là điều cần thiết để có thể hiểu được các nhà tư tưởng thời Khai sáng và Hậu hiện đại.
Trong Chính trị luận, Aristotle đã dùng phương pháp luận lý quy nạp, đi từ đơn vị xã hội nhỏ nhất là gia đình tới xã hội và cuối cùng là quốc gia, để tìm ra những đặc tính thiết yếu mà nhà nước phải có để trở thành một nhà nước lý tưởng. Ngoài phương pháp quy nạp, Aristotle cũng dùng phương pháp so sánh giữa mô hình nhà nước “lý tưởng” và mô hình nhà nước trong thực tế và đưa ra những nguyên lý xây dựng một nền chính trị mang lại “điều tốt nhất” cho con người.

Một số vấn đề được đề cập đến trong Chính trị luận:
– Aristotle tán thành ý kiến của Plato là con người không thể không có quốc gia và mục đích căn bản của chính khách là xây dựng một quốc gia “tốt nhất” – chứ không phải một quốc gia “lý tưởng”;
– Aristotle chú trọng vào sự cải tổ quốc gia đương thời thay vì xây dựng một quốc gia mới hoàn toàn. Theo ông, quốc gia cung cấp cho con người nhiều ích lợi về mặt vật chất nhưng, quan trọng hơn hết, là về mặt luân lý, đạo đức. Ông tin là nhân loại lúc nào cũng cố gắng tìm kiếm những gì tốt đẹp cho nên tổ chức quốc gia có khả năng giúp cho nhân loại tiến bộ;
– Aristotle chú trọng vào vai trò của Hiến pháp và chính thể pháp trị. Hiến pháp là bộ luật căn bản quy định sự phân quyền và tưởng thưởng trong một quốc gia. Sự thành công của một quốc gia lệ thuộc vào khả năng phân chia quyền lợi đồng đều trong xã hội. Quốc gia sẽ đạt được công lý nếu sự tưởng thưởng được chia sẻ và quyền lực chính trị được sử dụng trên căn bản đóng góp cho sự ích lợi của xã hội;
– Theo Aristotle, xã hội dân chủ thực dụng và tốt nhất bao gồm đa số nhân dân lo cày cấy và cho phép các chính khách có khả năng quản trị quốc sự. Quyền lực chính trị tối thượng nằm trong tay của công dân và họ chỉ sử dụng để thay đổi những chính khách vô tài hay phạm lỗi. Chính thể dân chủ do Aristotle đề nghị là chính thể dân chủ đại diện (hay gián tiếp) mà công dân giao trọng trách quản trị quốc gia cho các vị đại diện có khả năng;
– Khi bàn về vấn đề nô lệ, Aristotle quan niệm theo cái nhìn của dân Athens vào thời đó. Sự khác biệt về khả năng và tài đức khiến con người bị phân chia thành chủ nhân và nô lệ. Mặc dù công nhận sự thực một số nô lệ có khả năng và tài đức hơn chủ nhân mà vẫn phải sống đời sống nô lệ là không đúng, Aristotle vẫn tin là một số người sinh ra làm chủ nhân và một số người khác phải làm nô lệ. Ông chỉ khuyên là chủ nhân nên đối xử với nô lệ một cách nhân từ…

4 Bộ Luật Dân Sự

Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh của độc giả về cuốn sách Bộ luật dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự (đã được thông qua tại kỳ hợp thứ 10, Quốc hội khóa XIII) bìa sách ghi rõ của Nhà xuất bản Lao động (thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) có nhiều lỗi không đúng với nội dung mà Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 được Quốc hội thông qua, đại diện Nhà xuất bản Lao động đã lên tiếng trần tình về sự việc.

Trao đổi với phóng viên Báo Công lý chiều 29/11, bà Võ Thị Kim Thanh, Giám đốc kiêm Tổng Biên tập Nhà xuất bản Lao động cho biết, cuốn sách Bộ luật dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự không phải là ấn phẩm của Nhà xuất bản Lao động. Cuốn sách này in nhái bìa, trang xinhe của Nhà xuất bản Lao động.

Bà Thanh cho biết, NXB Lao động thực hiện liên kết xuất bản với Trung tâm giới thiệu sách Sài Gòn xuất bản cuốn sách “Bộ luật dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự”, do tác giả Nguyễn Đình Hùng hệ thống. Sách nộp lưu chiểu in đúng nội dung được duyệt và đúng với nội dung văn bản pháp luật của Nhà nước.

5 Donald Trump: Đã Đến Lúc Phải Cứng Rắn Để Khôi Phục Sự Vĩ Đại Của Nước Mỹ

Tân Tổng thống Mỹ năm 2016 thiết lập một đại kế hoạch giúp nước Mỹ vĩ đại trở lại. Bởi theo Trump, người tiền nhiệm Obama là một thảm họa đối với đất nước này. Ông ta đã phá tung nền kinh tế, mở cửa biên giới cho những tên tội phạm bạo lực bước vào, thòng lên vai con cháu chúng ta gánh nặng nợ nần và đi khắp thế giới xin lỗi cho nước Mỹ như thể đất nước vĩ đại nhất thế giới này cần xin lỗi vì là mảnh đất của cơ hội và tự do như trước khi Obama trở thành Tổng thống. Giờ đây, nước Mỹ trông như một đất nước kiệt quệ.

Trong cuốn sách bestseller của New York Times, Trump đưa ra những câu trả lời mà nước Mỹ đang tìm kiếm như:

• Làm sao để đảm bảo an ninh biên giới và chặn dòng người nhập cư ồ ạt vào Mỹ.

• Làm sao để tạo ra việc làm cho người Mỹ bằng cách buộc Trung Quốc phải tiến hành hoạt động mậu dịch thật sự công bằng.

• Làm sao để trả dứt nợ mà không đe dọa các chương trình lâu đời như An sinh Xã hội, Chăm sóc Y tế và Trợ giúp Y tế mà hàng triệu người Mỹ đang phải sống dựa vào.

Thẳng thắn, gay gắt và hấp dẫn từ đầu đến cuối, cuốn sách vạch ra một nghị trình dựa trên hiểu biết thông thường để khôi phục sự thịnh vượng của nước Mỹ và khiến đất nước này trở lại với vị trí dẫn đầu thế giới.

6 Khế Ước Xã Hội

Khế Ước Xã Hội là một trong những tác phẩm quan trọng nhất trong thời kỳ Khai sáng, mở đường cho Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn Nhân quyền Pháp năm 1789.
Khế ước Xã hội gồm bốn quyển, mỗi quyển từ mười tới mười lăm chương. Trong lời mở đầu Rousseau viết: “Với bản chất con người như ta biết, và với tính chất có thể xảy ra của luật pháp, tôi muốn tìm xem trong trật tự của một xã hội dân sự có thể có một luật lệ cai trị nào chắc chắn và hợp tình hợp lý…”

Trong cuộc hành trình này, Rousseau cũng như các nhà tư tưởng trước ông như Thomas Hobbes và John Locke đều bắt đầu từ nguyên thủy, nhận diện con người trong trạng thái thiên nhiên của nó. Mở đầu chương thứ nhất Rousseau viết: “Con người sinh ra được tự do, nhưng ở đâu họ cũng bị xiềng xích.” Đối với Rousseau, tự do là điều kiện thiết yếu để con người là một con người. Trong trạng thái thiên nhiên mỗi con người là chủ của chính mình, nhưng từng cá nhân một không thể chống chọi với thiên nhiên để tự tồn mà phải cùng chung sống với nhau hầu có đủ sức để sống còn.

Từ xã hội sơ khai đầu tiên là gia đình, con người quần tụ thành những cộng đồng lớn hơn, nhưng trong cộng đồng lớn hơn này cần phải có luật lệ để điều hành trật tự sao cho phúc lợi và tự do của mỗi người vẫn được bảo đảm. Câu hỏi được đặt ra là ai sẽ là “người” đặt ra những luật lệ này khi mỗi cá nhân đều bình đẳng như nhau? Rousseau phủ nhận mô thức chính quyền quân chủ do Grotius và Hobbes đề ra, và lý giải rằng một xã hội dân sự hợp lý, hợp tình chỉ có thể được tạo nên bởi sự thỏa thuận của mọi người tham gia. Hay nói một cách khác bởi một khế ước xã hội do mọi người cùng lập nên và mọi người phải tuân thủ.

Rousseau viết: “Cái mà con người mất đi khi chấp nhận khế ước xã hội là sự tự do thiên nhiên và sự vô giới hạn trong những việc anh ta muốn làm và những gì anh ta muốn giữ khi chiếm được; bù lại cái mà anh ta nhận được là sự tự do trong văn minh và quyền sở hữu chính đáng những gì mà anh ta có”. “Người” có thẩm quyền làm ra luật để cai trị một cộng đồng lập nên bởi khế ước xã hội, theo Rousseau, không ai khác hơn là tất cả mọi người đồng trao quyền đó cho một con người nhân tạo gọi là “Hội đồng Tối cao” (sovereign) bao gồm tất cả mọi người; con người nhân tạo này khi được thành hình bởi khế ước xã hội có đời sống và ý chí riêng. Ý chí riêng của con người nhân tạo này là ý chí của cả tập thể, gọi là “ý chí tập thể” (general will) nhằm đạt tới cái tốt chung cho cả cộng đồng.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN