Top 6 tựa sách hay về xã hội học được nhiều người mua nhất hiện nay

0
1497
Vật Phẩm Phong Thủy

Nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống của mình, bạn sẽ phải làm những điều khác biệt. Tuy nhiên, đôi khi chỉ vài cuốn sách truyền cảm hứng cũng có thể thay đổi hoàn toàn cái nhìn của bạn và khiến cuộc sống của bạn bước sang trang mới. Dưới đây là 6 tựa sách hay về xã hội học được nhiều người mua nhất hiện nay

1 Dẫn Luận Về Xã Hội Học

Bộ Dẫn luận về khoa học gồm 4 cuốn:

– Dẫn luận về xã hội học

– Dẫn luận về kinh tế học

– Dẫn luận về ngôn ngữ học

– Dẫn luận về thuyết hỗn độn

Thuật ngữ “xã hội học” (sociology) bắt nguồn từ gốc chữ Latin: Societas (xã hội) và chữ Hy lạp: Lógos (ngôn từ, học thuyết). Khái niệm này được đưa vào hệ thống tri thức khoa học lần đầu tiên ở thế kỷ XIX với định nghĩa của Auguste Comte: “Xã hội học là khoa học về các quy luật của tổ chức xã hội”.

Xã hội học là môn khoa học xã hội còn rất non trẻ, mặc dù vậy, nó cũng có một lịch sử phát triển riêng biệt. Emile Durkheim, một trong các bậc tiền bối của xã hội học đã phát biểu rằng: “Cuối cùng thì nhà xã hội học phải chẩn đoán xem xã hội ở trong tình trạng khỏe mạnh hay bệnh tật và sau đó phải kê đơn những loại thuốc cần cho sức khỏe của xã hội”.

Karl Marx không coi mình là nhà xã hội học, nhưng những tư tưởng trong di sản đồ sộ của ông đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của xã hội học. Dường như tất cả các nhà xã hội học hiện đại khi giải thích xã hội đều tiếp cận bằng lý thuyết mâu thuẫn và xung đột của Marx, “đều vay mượn của Marx các lý giải về giai cấp, ngay cho dù nhà xã hội học đó kết thúc bằng cách bài bác Marx”.

2 Giáo Trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học

Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (dùng cho các trường đại học và cao đẳng) do GS.TS. Đỗ Nguyên Phương chủ biên biên soạn nhằm đáp ứng nhu cầu học tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học ở trong chương trình giáo dục đại cương dành cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Giáo trình được chia làm 2 phần. Phần 1 gồm nội dung 7 chương đầu tài liệu.

3 Tôn Giáo Nhìn Từ Viễn Cảnh Xã Hội Học

Xã hội học tôn giáo cũng không hẳn chỉ tập trung nghiên cứu các giáo phái mà ngay cả các hành vi phi tôn giáo, phủ nhận hay thậm chí chống đối tôn giáo cũng có thể là chủ đề nghiên cứu của họ (sociology of irreligion).

Thử nhìn lướt qua một vài chủ đề chính của ngành xã hội học tôn giáo:

• Việc phân loại thế nào là giáo phái (sect), tông phái (denomination) tín ngưỡng (cult)

• Lịch sử tư tưởng xã hội học tôn giáo: khởi điểm là các công trình của Émile Durkheim, Max Weber, Karl Marx; cho đến Peter Berger, Thomas Luckmann, Bryan Wilson,…

• Sự cải đạo (conversion). Những lý do xã hội dẫn đến sự thay đổi niềm tin tôn giáo

• Sự xuất hiện của các phong trào tôn giáo mới (new religions)

• Thế tục hóa (secularization) và phản thế tục hóa (desecularization). Sự tái sinh của cái thiêng (the re-emergence of the sacred) ngay giữa lòng những xã hội văn minh vật chất đến cực điểm.

4 Từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới
Đây là một công trình soạn thảo công phu của hai tác giả Jean Chevalier và Alain Gheerbrant với sự cộng tác của nhiều chuyên gia Pháp và các nước khác thuộc nhiều lĩnh vực do NXB Robert Laffont ấn hành lần đầu năm 1969, sau đó được tái bản nhiều lần.

Cuốn sách chứa đựng một lượng thông tin rất phong phú, với nhiều kiến giải sâu sắc và độc đáo, cuốn sách này đồng thời biểu thị nổi bật ở các tác giả một tinh thần nhân vǎn chủ nghĩa thực thụ, luôn đề cao những giá trị tinh thần trong di sản vǎn hoá của loài người, một thái độ trân trọng đối với tất cả các dân tộc, các nền vǎn hoá và một mối cảm tình không che dấu đối với các dân tộc đang đấu tranh vì độc lập tự do…

5 Lời Mời Đến Với Xã Hội Học – Một Góc Nhìn Nhân Văn

Khác với nhân học, nhà xã hội học không đi tìm hiểu những xã hội khác lạ, mà thường say mê với cái quen thuộc. Đôi khi các nhà xã hội học khảo sát những thế giới mà trước đây họ chưa biết, như các khu ghetto nội đô, các giáo phái, hay thế giới riêng tư đằng sau tiền cảnh của các bác sĩ phẫu thuật, tướng lĩnh quân sự v.v. Song các nhà xã hội học cũng thường khảo sát những lĩnh vực hành vi vốn quen thuộc đối với họ và với hầu hết những người trong xã hội của họ, thông qua hoặc kinh nghiệm trực tiếp hoặc qua báo chí. Sự độc đáo là nhãn quan xã hội học giúp ta nhìn cái đã quen thuộc – thậm chí nhàm chán – dưới một ánh sáng mới mẻ và thanh tân. Đấy chính là niềm vui và sự hào hứng mà xã hội học mang lại. “Đó không phải là sự hào hứng khi đến một nơi hoàn toàn mới lạ, mà đúng hơn là sự hào hứng trong việc tìm ra rằng cái quen thuộc đã mang một ý nghĩa khác hẳn. Sức quyến rũ mê hồn của xã hội học là ở thực tế này: cách nhìn của nó khiến cho ta thấy được chính cái thế giới mà suốt đời chúng ta đã và đang sống dưới một ánh sáng mới”. Các nhà xã hội học nỗ lực tiếp cận cái thế giới mà chúng ta coi là đương nhiên, và xem nó như thể đó là một lĩnh vực mới, chưa hề được khám phá. Họ nhìn sâu xa hơn những động cơ và lí giải chính thức mà người ta đưa ra về niềm tin và hành vi của mình.

6 Xã Hội Học Thi Pháp – Dòng Chảy Cuộc Đời
Chuyên khảo được xây dựng trên hai phần chính:
Phần thứ nhất: Dòng chảy cuộc đời: từ thực hành xã hội đến hư cấu văn học .
– Trong chương 1: Trình bày các lĩnh vực thực hành xã hội của dòng chảy cuộc đời như là phương pháp nghiên cứu liên ngành trong khoa học xã hội và nhân văn, cụ thể trong các chuyên ngành nhân học, xã hội học, tâm lý và sử học. Mỗi lĩnh vực được xem xét trong tương quan với đời sống văn học.
– Trong chương 2: Bàn đến khái niệm dòng chảy cuộc đời một cách chuyên biệt hơn ở phạm vi thể loại văn học. Dòng chảy cuộc đời sẽ được quan sát dưới góc độ xã hội học và các trào lưu diễn ngôn đương đại.
Phần thứ hai nghiên cứu Các hình thái diễn ngôn dòng chảy cuộc đời trong văn học Việt Nam Pháp ngữ
– Trong chương 3: trình bày hiện tượng nở rộ của dòng chảy cuộc đời như một sự khẳng định của chủ thể tính. Các tác giả phân tích khái niệm chủ thể theo các chiều kích khác nhau trong các tác phẩm cụ thể.
– Trong chương 4: Mở các chủ đề lưu đày, chứng từ và căn cước chủ thể, Đây là phần đặc thù của nghiên cứu dòng chảy cuộc đời trong diễn ngôn đương đại.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN