Top 6 quyển sách khoa học cơ bản của tác giả Phạm Vǎn Thiều được mua nhiều nhất hiện nay

0
1567
Vật Phẩm Phong Thủy

Luôn có những danh sách các bộ phim hay nhất do các nhà phê bình phim bầu chọn, vậy còn sách thì sao? Sự hay dở của một cuốn sách vốn không dựa trên thước đo nào cố định mà dựa vào cảm tính của người đọc rất nhiều. Vậy sách do ai viết cũng là một yêu tố khách quan để đánh giá sách hay dỡ. Topxephang.com gợi ý danh sách Top 6 quyển sách khoa học cơ bản của tác giả Phạm Vǎn Thiều được mua nhiều nhất hiện nay

1 Định Lý Cuối Cùng Của Fermat
“xn + yn = zn, trong đó n = 3, 4, 5… vô nghiệm

Tôi đã có một chứng minh thực sự tuyệt vời cho mệnh đề này, nhưng do lề quá hẹp không thể viết hết ra được.”

Với những dòng viết tay đó, nhà toán học người Pháp ở thế kỷ XVII Pierre de Fermat đã chính thức buông lời thách đấu đối với những thế hệ sau ông. Thoạt nhìn thì cái được gọi là Định Lý Cuối Cùng Của Fermat có vẻ khá đơn giản; thế nhưng việc chứng minh nó đã trở thành Chiếc Chén Thánh của toán học, làm khổ sở những bộ óc thông minh nhất trong suốt hơn 350 năm. Trong cuốn sách Định Lý Cuối Cùng Của Fermat, Simon Singh đã kể lại câu chuyện cực kỳ hấp dẫn của hành trình đi tìm chén thánh, về những cuộc đời đã hiến trọn cho nó, hy sinh vì nó, cũng như được cứu vớt nhờ nó. Đây đúng là một câu chuyện làm mê đắm lòng người sẽ thay đổi hoàn toàn quan niệm của bạn về toán học.

2 Nguồn Gốc – Nỗi Hoài Niệm Về Những Thuở Ban Đầu
Cuốn sách này nhằm mở ra cho độc giả những cánh cửa của thế giới vô cùng lớn – các thiên hà xa xôi, các tinh vân sặc sỡ của Ngân hà, các hành tinh của Hệ Mặt trời; cũng như những cánh cửa của thế giới vô cùng nhỏ – các tế bào sống, các mạng nơron, chuỗi xoắn kép AND; và tiết lộ cho độc giả những khía cạnh mới vẻ đẹp tráng lệ của thế giới.

3 Bản Thiết Kế Vĩ Đại
Nội dung cuốn sách, như tác giả nói ngay từ dòng đầu tiên của chương một, là chuyện “Bí ẩn của kiếp nhân sinh”, là những câu hỏi tối hậu về sự sống, vũ trụ và vạn vật: Tại sao phải có cái gì đó chứ không phải là hư không?, Tại sao chúng ta tồn tại?, Tại sao là tập hợp các định luật vật lý cụ thể này chứ không phải các tập hợp khác?.

Đó là những câu hỏi đã từng và luôn luôn làm tất cả chúng ta xao xuyến, ở mức độ khác nhau, với cách tiếp cận khác nhau và trong mức độ hiểu biết khác nhau. Lời giải thì cũng có muôn vàn, từ các truyền thuyết, các câu chuyện cổ tích đến những luận lý đơn thuần dựa trên niềm tin và các lý thuyết khoa học được xây dựng một cách chặt chẽ. Trong cuốn sách này, Hawking điểm qua tất cả những chặng đường gian nan đó, để rồi cuối cùng đi đến một lý thuyết khả dĩ nhất, được xem là ứng viên duy nhất cho lý thuyết hoàn chỉnh về vũ trụ, lý thuyết- M: đấy chính là lý thuyết thống nhất mà Einstein đã hy vọng tìm được. Hawking cũng viết rằng: ”Thực tế là bản thân con người chúng ta- cũng đơn thuần là tập hợp các hạt cơ bản của tự nhiên- có khả năng đi gần đến hiểu biết về các định luật vũ trụ chi phối chúng ta và vũ trụ của chúng ta, đã là một thành công lớn”. Và tác giả tin rằng, chúng ta sẽ tìm ra bản thiết kế vĩ đại, đặt một dấu son cho cuộc tìm tòi cũng rất vĩ đại kéo dài từ hơn 3000 năm nay.

4 5 Phương Trình Làm Thay Đổi Thế Giới – Sức Mạnh Và Chất Thơ Của Toán Học
Cuốn sách mô tả về năm phương trình nổi tiếng có sức chuyển động thế giới. mỗi câu chuyện gắn liền giữa cuộc đời với những nghiên cứu khoa học của 5 nhân vật, giúp ta thấy được những yếu tố đã làm nên các nhà khoa học vĩ đại và các thành tựu khoa học lớn. Đó là Albert Einstein với phương trình năng lượng; Daniel Bernoulli với phương trình thủy động lực học; Michael Faraday với phương trình điện từ trường, Isaac Newton với phương trình vạn vật hấp dẫn, Rudolf Julius Emmanuel Clausius với phương trình nhiệt động lực học – bất đẳng thức nhiệ động lực học.

5 PHƯƠNG TRÌNH LÀM THAY ĐỔI THẾ GIỚI được tuần báo Publisher’s Weekly bầu chọn là cuốn sách hay nhất năm 1995 (trong số 21 cuốn sách được chọn) đà được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới như tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Bồ Đào Nha… và tiếng Việt.

5 Cuộc Chiến Lỗ Đen
Cuộc chiến lỗ đen là sự ca tụng trí tuệ loài người và khả năng tuyệt vời của nó trong việc khám phá các định luật của tự nhiên. Đó là sự lý giải về một thế giới ở quá xa các giác quan của chúng ta, còn xa hơn cả Cơ học lượng tử và Thuyết tương đối. Hấp dẫn lượng tử xem xét các đối tượng nhỏ hơn hàng trăm tỉ tỉ lần so với một prôton. Chúng ta chưa bao giờ từng trực tiếp tiếp xúc với những vật nhỏ đến như vậy và có thể sẽ không bao giờ, nhưng sự khéo léo của loài người sẽ cho phép chúng ta suy luận ra sự tồn tại của chúng, và thật đáng kinh ngạc, cổng vào thế giới đó lại chính là những vật thể với kích thước và khối lượng cực lớn: các lỗ đen.

Cuộc chiến lỗ đen cũng là một cuốn biên niên sử về một khám phá. Nguyên lý toàn ảnh là một trong những khái niệm trừu tượng và phi trực giác nhất trong toàn bộ vật lý học. Đó là sự tích tụ của hơn hai thập kỷ đấu trí về số phận của thông tin khi bị rơi vào một lỗ đen. Đó không phải là một cuộc chiến tranh giữa các đối thủ hung hãn, mà thực sự ở đây tất cả những người tham chiến chủ yếu đều là bạn bè. Song đó là một cuộc chiến ác liệt về những ý tưởng giữa những người tôn trọng nhau một cách rất sâu sắc nhưng cũng bất đồng với nhau không kém phần sâu sắc.

6 Định Lý Cuối Cùng Của Fermat
Với những dòng viết tay đó, nhà toán học người Pháp ở thế kỷ XVII Pierre de Fermat đã chính thức buông lời thách đấu đối với những thế hệ sau ông. Thoạt nhìn thì cái được gọi là Định lý cuối cùng của Fermat có vẻ khá đơn giản; thế nhưng việc chứng minh nó đã trở thành Chiếc Chén Thánh của toán học, làm khổ sở những bộ óc thông minh nhất trong suốt hơn 350 năm. Trong cuốn sách Định lý cuối cùng của Fermat, Simon Singh đã kể lại câu chuyện cực kỳ hấp dẫn của hành trình đi tìm chén thánh, về những cuộc đời đã hiến trọn cho nó, hy sinh vì nó, cũng như được cứu vớt nhờ nó. Đây đúng là một câu chuyện làm mê đắm lòng người sẽ thay đổi hoàn toàn quan niệm của bạn về toán học.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN