Top 8 loài rùa đang có nguy cơ tuyệt chủng trong sách đỏ Việt Nam

0
2126
Vật Phẩm Phong Thủy

Danh mục sách đỏ động vật Việt Nam bao gồm các loài động vật có trong Sách đỏ Việt Nam dưới các mức độ đe dọa khác nhau. Trong số đó là các loài động vật chỉ tìm thấy duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam, không tìm thấy ở nơi khác trên thế giới như. Dưới đây là những loài rùa đang có nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

1.Rùa da
Rùa da hay rùa luýt (danh pháp khoa học: Dermochelys coriacea) là loài rùa biển lớn nhất và là loài bò sát lớn thứ tư sau 3 loài cá sấu. Đây là loài duy nhất còn sống trong chi Dermochelys. Chúng rất dễ phân biệt với các loài rùa biển khác ngày nay vì chúng không có mai. Thay vào đó lưng của chúng được bao phủ bởi lớp da và thịt trơn. Dermochelys coriacea là loài duy nhất tồn tại trong họ Dermochelyidae. Rùa da không có răng mà chỉ có các điểm trên rìa cắt sắc nhọn thuộc môi trên với các gai mọc ngược trong họng giúp nó nuốt thức ăn. Nó có thể lặn sâu đến 1.200 mét (4.200 feet). Chúng còn là loài bò sát di chuyển nhanh nhất thế giới và được ghi nhận năm 1992 bởi sách kỷ lục Guinness với tốc độ 35,28 kilômét một giờ (21,92 mph)(9,8 m/s) trong nước.

2.Heosemys grandis
Heosemys grandis là một loài rùa trong họ Emydidae. Loài này được Gray mô tả khoa học đầu tiên năm 1860.

3.Rùa đầu to
Rùa đầu to (danh pháp hai phần: Platysternon megacephalum) là một loài động vật phân bố tại các vùng núi ở một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanma, Campuchia và ở Trung Quốc. Đây là loài duy nhất trong họ Platysternidae thuộc bộ Rùa Testudines .Đặc điểm nhận dạng của rùa đầu to là chúng có đuôi rất dài (bằng chiều dài thân), đầu (được phủ bởi các mảnh sừng rất cứng) không thụt vào mai được, hàm trên tạo thành móc (chính vì thế nên chúng còn được gọi là rùa mỏ vẹt), xương sọ đặc và dày. Rùa đầu to sống ở các khe suối trong rừng, nơi nước trong và chảy chậm. Ban ngày chúng ẩn dưới các tảng đá hoặc phơi nắng trên bờ suối, chúng đi tìm mồi lúc sẩm tối hoặc ban đêm. Thức ăn của chúng là động vật không xương sống, các loài thân mềm hoặc động vật giáp xác nhỏ. Khi trưởng thành rùa có thể đạt kích thước mai khoảng hơn 20 cm.

Ở Việt Nam, rùa đầu to nằm trong danh mục bò sát của Vườn quốc gia Hoàng Liên Vườn quốc gia Ba Bể Khu bảo tồn Tây Yên Tử,Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Vườn quốc gia Tam Đảo và phân bố ở cả khu vực Miền Trung (Quảng Trị), vào đến Tây Nguyên. Đây là loài rùa có phân bố rộng ở lưu vực suối trong các khu vực rừng núi đá vôi, tuy nhiên số lượng lại hạn chế do đặc tính sinh sản. Hiện nay số lượng loài này đang suy giảm nghiêm trọng do rừng nguyên sinh mất dần (ít gặp chúng trong các khu rừng thứ sinh) và đặc biệt là do tình trạng săn bắt quá mức để mua bán trao đổi với nước ngoài. Ngay cả nỗ lực bảo tồn và sinh sản loài này của Chương trình bảo tồn rùa ở Vườn quốc gia Cúc Phương cũng gặp khó khăn. Rùa đầu to có tên trong Sách đỏ động vật Việt Nam, với mức độ đe dọa hạng R.


4.Rùa hộp lưng đen
Rùa hộp lưng đen (Danh pháp khoa học: Cuora amboinensis kamaroma, Rummler & Fritz, 1991) hay còn gọi là rùa hộp Đông Nam Á hay rùa hộp Mã Lai là một phân loài của loài rùa hộp Cuora amboinensis. Chúng hiện là động vật quý hiếm, nằm trong danh sách các loài động vật cần được bảo tồn.


5.Cuora galbinifrons
Cuora galbinifrons là một loài rùa trong họ Geoemydidae. Loài này được Bourret mô tả khoa học đầu tiên năm 1939.

6.Rùa núi vàng
Rùa núi vàng (danh pháp hai phần: Indotestudo elongata) là một loài rùa thuộc họ Rùa núi (Testudinidae), phân bố ở Đông Nam Á và một phần Nam Á.


Đầu có nhiều tấm sừng. Mai gồ cao, có màu vàng, giữa mỗi tấm vảy có đốm đen. Phía trước yếm phẳng, phía sau yếm lõm sâu. Chân hình trụ, ngón chân không có màng. Rùa núi vàng trưởng thành dài khoảng 30 cm, nặng khoảng 3,5 kg. Con cái có xu hướng to hơn và tròn hơn con đực trong khi con đực có đuôi lớn hơn nhiều so với con cái.

Rùa núi vàng đẻ trứng vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm, mỗi lứa đẻ từ 4 trứng đến 5 trứng, kích thước trứng khoảng 4 cm đến 5 cm và có tập tính vùi trứng vào đất. Thức ăn của rùa núi vàng là thực vật và quả rụng.

7.Rùa núi viền
Rùa núi viền (danh pháp khoa học: Manouria impressa) là một loài động vật bản địa của các khu vực rừng miền núi tại Đông Nam Á, như ở Myanma, miền nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia và Malaysia. Rùa núi viền thường sinh sống trên cạn ở các khe rãnh, thung lũng. LOài rùa này là một trong số các loài rùa đẹp cạn đẹp nhất, với mai và da màu nâu vàng. Rùa núi viền trưởng thành nhỏ hơn nhiều so với họ hàng gần của nó là rùa núi nâu (Manouria emys), với kích thước tối đa là 35 cm.

Các địa phương ở Việt Nam có rùa núi viền là các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng. Loài này được liệt kê trong Sách đỏ động vật Việt Nam, hạng V.


8.Rùa răng
Rùa răng (tên khoa học Heosemys annandalii) là một loài rùa trong họ Emydidae. Loài này được Boulenger mô tả khoa học đầu tiên năm 1903.. Chúng là một loài rùa lớn nguồn gốc từ Đông Nam Á. Những con rùa này sống thủy sinh và có thể có kích thức lớn tới hơn 20 in (51 cm). Nó đã được báo cáo sống trong môi trường nuôi nhốt hơn 35 năm. Chúng nói chung là một vật ăn cỏ.
Chúng được tìm thấy tại Thái Lan, Lào, Việt Nam và Malaysia, và có thể ở Myanmar.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN