Top 10 loài rắn đang có nguy cơ tuyệt chủng trong sách đỏ Việt Nam

0
3785
Vật Phẩm Phong Thủy

Danh mục sách đỏ động vật Việt Nam bao gồm các loài động vật có trong Sách đỏ Việt Nam dưới các mức độ đe dọa khác nhau. Trong số đó là các loài động vật chỉ tìm thấy duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam, không tìm thấy ở nơi khác trên thế giới như. Dưới đây là những loài rắn đang có nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

1.Rắn hổ mang Ấn Độ
Rắn hổ mang Ấn Độ[cần dẫn nguồn] (tên khoa học Naja naja) là một loài rắn trong họ Rắn hổ. Loài này được Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1758. Nó được tìm thấy tại tiểu lục địa Ấn Độ và một thành viên trong “tứ đại”, bốn loài rắn gây ra hầu hết rắn cắn ở Ấn Độ.Loài rắn này được tôn kính trong thần thoại và văn hóa Ấn Độ, và thường được dùng trong thôi miên rắn. Nó bây giờ được bảo vệ ở Ấn Độ dưới Đạo luật Bảo vệ Động vật hoang dã Ấn Độ (1972).

2.Rắn hổ mang chúa
Rắn hổ mang chúa (danh pháp hai phần: Ophiophagus hannah) là loài rắn thuộc họ Elapidae (họ Rắn hổ) phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa ghi nhận được trong tự nhiên là 7 m.

Mặc dù danh từ “rắn hổ mang” nằm trong tên gọi thông thường của loài rắn này nhưng chúng không thuộc chi Naja (chi rắn hổ mang thật sự). Đây là loài duy nhất thuộc chi Ophiophagus.[ Con mồi của rắn hổ mang chúa chủ yếu là những loài rắn khác, thậm chí loài rắn này còn ăn thịt đồng loại. Khi con mồi chủ yếu khan hiếm, rắn hổ mang chúa sẽ ăn một vài loài nhỏ có xương sống như thằn lằn, gặm nhấm.

Rắn hổ mang chúa được đánh giá là loài nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của chúng,] mặc dù loài rắn này không chủ động tấn công con người. Rắn hổ mang chúa được tôn sùng trong nhiều tín ngưỡng văn hóa khác nhau, đặc biệt trong nền văn hóa Hindu giáo ở tiểu lục địa Ấn Độ.

3.Rắn hổ trâu
Rắn hổ trâu hay rắn long thừa, rắn hổ hèo, rắn hổ dện, rắn ráo trâu (danh pháp hai phần: Ptyas mucosa) là một loài rắn thuộc họ Rắn nước.

Loài rắn này có thể dài tới 2 m. Màu của nó biến thiên từ nâu nhạt ở những vùng khô tới gần như đen ở những khu rừng ẩm ướt. Nói chung nó hay được tìm thấy ở khu vực ven đô thị, nơi số lượng các loài gặm nhấm khá phong phú.


4.Rắn lục đầu bạc
Rắn lục đầu bạc (danh pháp hai phần: Azemiops feae) là một loài rắn lục thuộc chi Azemiops trong phân họ đơn chi Azemiopinae. Hiện tại, chưa có phân loài nào của nó được công nhận.Mẫu vật đầu tiên được nhà thám hiểm người Ý Leonardo Fea sưu tập, và loài mới cùng chi mới được Boulenger mô tả vào năm 1888.[Được xem là một trong các loài rắn lục nguyên thủy nhất, nó được tìm thấy trong các dãy núi ở Đông Nam Á tại Trung Quốc, đông nam Tây Tạng và Việt Nam.

Loài này có kích cỡ trung bình, đầu hơi dẹp phân biệt rõ với cổ. Chiều dài cơ thể khoảng 80 cm. Chúng sống trên các vùng núi cao lên tới 1.000 m. Tại Việt Nam, rắn lục đầu bạc phân bố ở Cao Bằng, Vĩnh Phú, Lạng Sơn.


5.Rắn lục núi
Rắn lục núi (Danh pháp khoa học: Ovophis monticola)là một loài rắn trong họ Rắn lục. Loài này được Günther mô tả khoa học đầu tiên năm 1864.


6.Rắn lục sừng
Rắn lục sừng (danh pháp khoa học: Trimeresurus cornutus) là một loài rắn pitviper độc được tìm thấy ở Việt Nam. Trước đây, nó được biết đến từ chỉ hai tiêu bản nhưng gần đây các phát hiện lại ở miền trung Việt Nam. Không có phân loài được công nhận. Đầu chúng có hình tam giác phân biệt rõ với cổ, mặt trên đầu phủ vảy nhỏ, có vảy trên mắt phát triển thành cái sừng trên mắt. Kích thước trung bình của cơ thể là 50 cm.


7.Rắn ráo
Rắn ráo hay còn gọi tu ngù lình (người Tày),ngù sla (người Nùng)ngù xinh (người Thái), rắn lải[cần dẫn nguồn] (danh pháp hai phần: Ptyas korros) là một loài rắn thuộc họ Rắn nước (Colubridae). Đây là một loài rắn không có nọc độc. Đuôi rắn có màu ôliu và các vảy có màu sẫm ở phần rìa, trên các phần dày nhất của thân có các dải màu nâu nhạt mờ, nhưng mất dần đi khi chúng lớn. Mắt tương đối lớn. Chiều dài khoảng 1,6 m-3,5 m (5,2-11,5 ft).


8.Rắn sọc đốm đỏ
Rắn sọc đốm đỏ (danh pháp khoa học: Oreocryptophis porphyraceus) là một loài rắn nước châu Á, được Cantor mô tả khoa học đầu tiên năm 1839 dưới danh pháp Coluber porphyraceus, hiện được coi là loài duy nhất trong chi Oreocryptophis; trước đây nó từng được xếp vào chi Elaphe.


9.Rắn sọc khoanh
Rắn sọc khoanh (Danh pháp khoa học: Orthriophis taeniurus callicyanous) hay còn gọi với tên tiếng Anh là: Vietnamese Blue Beauty/Blue Beauty Snake, là một phân loài của loài rắn (Orthriophis taeniurus/Beauty rat snake) thuộc họ rắn nước, là loài bản địa ở Việt Nam đồng thời có phân bố ở Lào và Campuchia. Tại Việt Nam, chúng được người dân Tuyên Quang xem như là rắn thần và tôn sùng thờ cúng. Tại một số địa phương, “rắn thần” còn trở thành một đặc sản bổ dưỡng có hương vị đậm đà. Do bị săn bắt và mất môi trường sống, số lượng của chúng đã suy giảm mạnh trong tự nhiên


10.Rắn sọc xanh
Rắn sọc xanh (danh pháp hai phần: Elaphe prasina) thuộc họ Rắn nước (Colubridae), bộ Có vảy (Squamata).

Cơ thể dài, mảnh, có 1 vảy má, 2 + 2 vảy thái dương. Mép trên 9 vảy. Các vảy dưới đuôi xếp thành 2 hàng. Lưng xanh hơi thẫm, bụng nhạt màu hơn lưng và mỗi bên có một đường sáng mảnh. Chiều dài cơ thể tới 1,14 m. Môi trên và bề mặt dưới màu ánh vàng hay trắng ánh vàng.

Rắn sọc xanh sinh sống tại Ấn Độ, Myanma, Trung Quốc (Vân Nam, Quý Châu, Hải Nam), bắc Thái Lan, Lào, tây Malaysia, Philippines, Việt Nam (Lào Cai (Sa Pa, Bảo Hà), Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ (Tam Đảo), Gia Lai (Sơ Klang)).

Rắn sọc xanh có giá trị khoa học và là loài rắn được buôn bán giữa các nước.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN