Top 10 nhà lãnh đạo có sức ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ XX

0
2526
Vật Phẩm Phong Thủy

Đều là những nhà lãnh đạo kiệt xuất trong lịch sử loài người , họ được tôn vinh là những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất mọi thời đại và trong đó , nước ta vinh dự góp mặt với vĩ lãnh tụ vĩ đại nhất .

1.Adolf Hitler
Adolf Hitler (tiếng Đức: [ˈadɔlf ˈhɪtlɐ] (Speaker Icon.svg nghe) (20 tháng 4 năm 1889 – 30 tháng 4 năm 1945) là người Đức gốc Áo, Chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei, viết tắt NSDAP) từ năm 1921, Thủ tướng Đức từ năm 1933, là “Lãnh tụ và Thủ tướng đế quốc” (Führer und Reichskanzler) kiêm nguyên thủ quốc gia nắm quyền Đế quốc Đức kể từ năm 1934.

Hitler thiết lập chế độ độc quyền quốc gia xã hội của Đệ Tam Đế quốc, cấm chỉ tất cả các đảng đối lập và giết hại các đối thủ. Hitler đã gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai, thúc đẩy một cách có hệ thống quá trình tước đoạt quyền lợi và sát hại khoảng sáu triệu người Do Thái châu Âu cùng một số nhóm chủng tộc, tôn giáo, chính trị khác, được gọi là cuộc Đại đồ sát dân Do Thái (Holocaust).

Thời trẻ, khi còn ở Áo, Hitler muốn trở thành một họa sĩ, nhưng chưa từng được thành công. Về sau, Hitler trở thành một người theo chủ nghĩa dân tộc Đức cấp tiến. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Hitler phục vụ trong Quân đội Đế quốc Đức, từng bị thương, và được nhận hai tấm huân chương do chiến đấu anh dũng.

Thất bại của Đế chế Đức làm cho ông cảm thấy kinh ngạc và vô cùng phẫn nộ. Năm 1919, khi 30 tuổi, Hitler đã tham gia vào một nhóm cánh hữu nhỏ ở München. Không lâu sau, nhóm này đổi tên thành Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa, gọi tắt là NAZI. Hai năm sau, Hitler trở thành người lãnh đạo của Đảng này. Dưới sự lãnh đạo của Hitler, lực lượng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa lớn mạnh rất nhanh. Vào năm 1923, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa phát động một đợt chính biến được sử sách gọi là “Đảo chính nhà hàng bia”. Sau khi thất bại, Hitler bị bắt và bị xét xử, nhưng trên thực tế ngồi tù chưa được một tháng thì Hitler được phóng thích.

2.Winston Leonard Spencer-Churchill
Sir Winston Leonard Spencer-Churchill (30 tháng 11 năm 1874 – 24 tháng 1 năm 1965) là một nhà chính trị người Anh, nổi tiếng nhất với cương vị Thủ tướng Anh trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Ông từng là một người lính, nhà báo, tác giả, họa sĩ và chính trị gia. Churchill, nói chung, được coi là một trong những nhà lãnh đạo quan trọng nhất trong lịch sử Anh và lịch sử thế giới. Ông là Thủ tướng Anh duy nhất nhận giải Nobel Văn học và là người đầu tiên được công nhận là Công dân danh dự Hoa Kỳ

Ông đã được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như Huân chương Garter, Huân chương Công lao, Huân chương Companions of Honour, Huân chương Quân địa phương và Viện sĩ Hội Hoàng gia và là hội viên Hội đồng cơ mật Nữ hoàng Canada.

Họ chính thức của Churchill là Spencer-Churchill (ông có quan hệ với gia đình Spencer), nhưng bắt đầu từ cha ông, Sir Randolph Churchill, nhánh gia đình ông luôn chỉ sử dụng tên Churchill trước công chúng.


3.Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) tên khai sinh: Nguyễn Sinh Cung[2], là nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ XX, một chiến sĩ cộng sản quốc tế. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969.

Là lãnh tụ được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng, lăng của ông được xây ở Hà Nội, nhiều tượng đài của ông được đặt ở khắp mọi miền Việt Nam, hình ảnh của ông được nhiều người dân treo trong nhà, đặt trên bàn thờ, và được in ở hầu hết mệnh giá đồng tiền Việt Nam. Ông được thờ cúng ở một số đền thờ và chùa Việt Nam. Ông đồng thời cũng là nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp. Ông được tạp chí Time bình chọn là 1 trong 100 người có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX.

4.Mao Trạch Đông
Mao Trạch Đông nghe (trợ giúp·chi tiết)(Trung văn phồn thể: 毛澤東; giản thể: 毛泽东; bính âm: Máo Zédōng; 26 tháng 12 năm 1893 – 9 tháng 9 năm 1976), tự Nhuận Chi (潤之) ban đầu là Vịnh Chi (詠芝), sau đổi là Nhuận Chi (潤芝, chữ “chi” 之 có thêm đầu chữ thảo 艹), bút danh: Tử Nhậm (子任). Ông là Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1943 đến khi qua đời. Dưới sự lãnh đạo của ông, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giành thắng lợi trong cuộc nội chiến với Quốc Dân Đảng, lập nên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) năm 1949 và trở thành đảng cầm quyền ở Trung Quốc.

Ông đã tạo ra một chủ nghĩa Mác-Lênin được Trung Quốc hóa có tên là chủ nghĩa Mao mà ngày nay ban lãnh đạo Trung Quốc gọi là tư tưởng Mao Trạch Đông (Những người theo chủ nghĩa này được gọi là những người Mao-ít (Maoist), tương tự như Marxist, Leninist)

Mao Trạch Đông là người có công trong việc gần như thống nhất được Trung Quốc, đưa Trung Quốc thoát khỏi ách áp bức của ngoại quốc kể từ cuộc Chiến tranh Nha phiến cuối thế kỷ 19, mở đầu công cuộc hiện đại hóa Trung Quốc, nhưng cũng bị phê phán về những chính sách sai lầm dẫn tới nạn đói 1959–1961 và những thiệt hại xã hội của Cách mạng văn hóa. Dưới thời ông, nông nghiệp Trung Quốc được tập thể hóa dưới hình thức công xã nhân dân. Chính sách Đại nhảy vọt trong kinh tế đã để lại những hậu quả tai hại. Mao Trạch Đông cũng là người phát động Đại Cách mạng văn hóa vô sản, thường gọi là Cách mạng văn hóa.

Mao Trạch Đông thường được gọi một cách tôn kính tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là Mao Chủ tịch (毛主席). Vào thời đỉnh cao của sự sùng bái cá nhân, ông được tôn là người có bốn cái “vĩ đại”: Người thầy vĩ đại, Lãnh tụ vĩ đại, Thống soái vĩ đại, Người cầm lái vĩ đại (伟大导师,伟大领袖,伟大统帅,伟大舵手 vĩ đại đạo sư, vĩ đại lãnh tụ, vĩ đại thống soái, vĩ đại đà thủ).


5.Lech Wałęsa
Lech Wałęsa (IPA:[ˈlɛx vaˈwɛ̃sa] (trợ giúp·thông tin); sinh ngày 29 tháng 9 năm 1943) là một chính trị gia Ba Lan, một nhà hoạt động công đoàn và người hoạt động cho nhân quyền. Ông là người đồng sáng lập tổ chức Công đoàn Đoàn Kết (Solidarność), một công đoàn độc lập đầu tiên trong khối các nước cộng sản Đông Âu. Ông đã đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1983, và làm tổng thống Ba Lan từ năm 1990 tới năm 1995.

6.Franklin D. Roosevelt
Franklin Delano Roosevelt (30 tháng 1 năm 1882 – 12 tháng 4 năm 1945, thường được gọi tắt là FDR) là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 32 và là một khuôn mặt trung tâm của các sự kiện thế giới trong giữa thế kỷ XX. Là tổng thống Hoa Kỳ duy nhất được bầu hơn hai nhiệm kỳ, ông tạo ra một liên minh bền vững giúp tái tổ chức nền chính trị Hoa Kỳ trong nhiều thập niên. FDR đánh bại đương kim tổng thống Cộng hòa là Herbert Hoover trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 năm 1932 ở thời điểm tệ hại nhất của cuộc Đại khủng hoảng. Chính nhờ vào chủ nghĩa lạc quan và sự năng nổ hoạt động của ông đã làm cho tinh thần quốc gia sống dậy. Tuy nhiên các sử gia và kinh tế gia vẫn còn đang tranh luận về tính thông thái trong các chính sách của ông. Ông lãnh đạo Hoa Kỳ qua Chiến tranh thế giới thứ hai, mất khi đang bắt đầu nhiệm kỳ thứ tư của mình khi chiến thắng Đức và Nhật gần kề một bên.

Trong một trăm ngày đầu tiên với vai trò tổng thống, bắt đầu từ ngày 4 tháng 3 năm 1933, Roosevelt đã khởi động rất nhiều chương trình lớn khác nhau. Trong nhiệm kỳ đầu tiên (1933–37), FDR đã hướng dẫn Quốc hội Hoa Kỳ thông qua chương trình kinh tế Kinh tế Mới. Đây là một loạt gồm nhiều chương trình phức hợp lớn có liên quan với nhau nhằm giải cứu khủng hoảng (đặc biệt là tạo ra các việc làm của chính phủ dành cho người thất nghiệp) và cải cách kinh tế (theo ông có nghĩa là lập ra quy định kiểm soát đối với Phố Wall, ngân hàng và giao thông). Nền kinh tế cải thiện nhanh chóng từ năm 1933 đến 1937 nhưng lúc đó cũng đang rơi vào một tình trạng khủng hoảng sâu. Liên minh bảo thủ lưỡng đảng hình thành vào năm 1937 đã ngăn cản ông “đưa người” vào Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ hoặc thông qua quá nhiều luật mới; liên minh này cũng đã hủy bỏ phần lớn các chương trình trợ cấp khi tình trạng thất nghiệp thực tế chấm dứt trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai. Phần lớn các quy định kiểm soát thương nghiệp chấm dứt vào khoảng thời gian từ năm 1975–85, trừ quy định kiểm soát đối với Phố Wall do Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ đảm trách vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Cùng với một số chương trình nhỏ hơn, chương trình lớn còn tồn tại đến ngày nay là chương trình An sinh Xã hội được quốc hội thông qua năm 1935.

Vào lúc Chiến tranh thế giới thứ hai sắp bùng nổ sau năm 1938 khi Nhật Bản xâm lược Trung Hoa và Đức Quốc xã trở nên hiếu chiến, FDR đã giang tay hỗ trợ tài chính và ngoại giao mạnh mẽ cho Trung Hoa và Anh Quốc trong lúc vẫn duy trì chính thức tình trạng trung lập. Mục tiêu của ông là phải tạo cho nước Mỹ thành “kho vũ khí dân chủ” — cung cấp đạn dược vũ khí trong khi các quốc gia khác thực hiện việc chiến đấu. Tháng 2 năm 1941, với sự chấp thuận của Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Lend-Lease, Roosevelt cung cấp viện trợ cho các quốc gia chiến đấu chống Đức Quốc xã bên cạnh Anh Quốc. Ông được Quốc hội Hoa Kỳ gần như nhất trí cho phép tuyên chiến với Nhật Bản sau khi Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941. Ông trông coi việc tổng động viên toàn lực nền kinh tế Hoa Kỳ để hỗ trợ cho những nỗ lực chiến tranh của đồng minh, bị chỉ trích vì lúng túng lúc ban đầu nhưng chứng kiến tình trạng thất nghiệp biến mất và nền kinh tế phát triển lên đỉnh cao chưa từng có trước đó.

Roosevelt đã chi phối nền chính trị Mỹ, không chỉ trong suốt 12 năm làm tổng thống mà còn nhiều thập niên về sau. Ông là nhạc trưởng của việc tái phối trí cử tri mà sau đó hình thành nên Hệ thống đảng phái lần thứ 5. Liên minh New Deal của ông đã qui tụ được các công đoàn lao động, những cỗ máy thành phố lớn (?), các sắc tộc da trắng, những người nhận trợ cấp xã hội, người Mỹ gốc châu Phi và những người nông dân da trắng ở miền Nam Hoa Kỳ. Ảnh hưởng ngoại giao của Roosevelt cũng vang dội trên sân khấu thế giới rất lâu sau khi ông qua đời trong đó phải kể đến Liên Hiệp Quốc và Hệ thống Bretton Woods là những thí dụ về sức ảnh hưởng rộng lớn của chính phủ ông. Roosevelt từ trước đến nay luôn được các học giả đánh giá là một trong số các tổng thống vĩ đại của Hoa Kỳ.


7.Margaret Thatcher
Margaret Hilda Thatcher, Nữ Nam tước Thatcher (nhũ danh: Margaret Hilda Roberts, 13 tháng 10 năm 1925 – 8 tháng 4 năm 2013), còn được mệnh danh là người đàn bà thép (iron lady), là một chính khách người Anh, luật sư và nhà hóa học. Bà là lãnh tụ Đảng Bảo thủ Anh từ năm 1975 đến 1990, Thủ tướng Anh trong suốt thập niên 1980 (1979 – 1990), và là người phụ nữ đầu tiên giữ hai chức vụ đó. Nhiệm kỳ thủ tướng của bà dài nhất trong lịch sử Anh kể từ năm 1827. Là một chính khách quan trọng trong lịch sử đương đại Anh, bà được nhiều người ngưỡng mộ cũng như bị nhiều người chống đối.

Thatcher là thủ tướng phục vụ lâu nhất kể từ William Gladstone, cũng là người có thời gian liên tục dài nhất nắm giữ cương vị thủ tướng kể từ Lord Liverpool (đầu thế kỷ XIX). Bà là phụ nữ đầu tiên từng đảm nhiệm chức vụ thủ tướng và là lãnh tụ một chính đảng quan trọng tại Anh, là một trong ba phụ nữ từng nắm giữ một trong bốn chức vụ then chốt của quốc gia (thủ tướng, bộ trưởng tài chính, bộ trưởng nội vụ và bộ trưởng ngoại giao). Chắc chắn bà là một trong những chính trị gia quan trọng nhất trong lịch sử chính trị đương đại. Margaret Thatcher chiếm vị trí thứ 16 trong danh sách 100 người Anh vĩ đại nhất thuộc mọi thời đại, thực hiện bởi BBC năm 2002.

8.Giáo hoàng Gioan Phaolô II
Gioan Phaolô II (hay Gioan Phaolô Đệ Nhị, Latinh: Ioannes Paulus II; tên sinh Karol Józef Wojtyła (trợ giúp·chi tiết); 18 tháng 5 năm 1920 – 2 tháng 4 năm 2005) là vị giáo hoàng thứ 264 của Giáo hội Công giáo Rôma và là người lãnh đạo tối cao của Vatican kể từ ngày 16 tháng 10 năm 1978. Cho đến khi qua đời, triều đại của ông đã kéo dài hơn 26 năm và trở thành triều đại Giáo hoàng dài thứ hai trong lịch sử hiện đại, sau triều đại dài 32 năm của Giáo hoàng Piô IX. Cho đến hiện tại, ông là vị Giáo hoàng duy nhất người Ba Lan và là Giáo hoàng đầu tiên không phải người Ý trong gần 500 năm, kể từ Giáo hoàng Ađrianô VI năm 1520. Ông được tạp chí TIME bình chọn là một trong bốn người có ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ 20. và cả những năm đầu thế kỷ 21.

Trong triều đại của mình, Giáo hoàng Gioan Phaolô II không ngừng mở rộng ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo trong Thế giới thứ ba. Ông đã thực hiện rất nhiều chuyến tông du hơn 129 quốc gia, ông có thể nói được hơn 10 ngôn ngữ (ngoài tiếng Ba Lan còn có tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga .

Trong khi tại vị, ông đã lên tiếng phản đối chiến tranh và kêu gọi hòa bình, phản đối chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản, chế độ độc tài, chủ nghĩa duy vật, các phương pháp phá thai, thuyết tương đối, chủ nghĩa tư bản và cách thức chết êm dịu. Ông cũng được coi là một trong những nguồn lực dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Ba Lan và Đông Âu

Ông là vị giáo hoàng đầu tiên công khai xin lỗi về những lỗi lầm của Giáo hội trong quá khứ; tổng cộng hơn 100 lần về những hành động sai trái của Giáo hội Công giáo trong đó có sự kiện xưng thú 7 tội của Giáo hội trước đám đông tại quảng trường thánh Phêrô vào ngày 12 tháng 3 năm 2000. Ông cũng là vị Giáo hoàng đầu tiên đứng ra hòa giải với Chính thống giáo Đông phương và Do Thái giáo,; Anh giáo.; là vị Giáo hoàng đầu tiên đứng ra tổ chức cuộc gặp gỡ với các lãnh đạo của các tôn giáo khác như Phật giáo, Khổng giáo, Chính thống giáo Đông phương, Do Thái giáo, Cao Đài và Hồi giáo; là vị Giáo hoàng đầu tiên đến thăm một ngôi đền Hồi giáo ở Syria; là vị Giáo hoàng đầu tiên tổ chức ra Ngày Giới trẻ Thế giới hằng năm; và cũng là vị Giáo hoàng đầu tiên đến thăm vùng Thánh Địa Jerusalem. Gioan Phaolô II cũng đã lên tiếng thừa nhận vai trò của thuyết Tiến hóa, thuyết Nhật tâm, nguồn gốc thế giới theo quan điểm khoa học ngày nay, phủ nhận sự hiện hữu của một thiên đường vật chất trên các tầng mây và một địa ngục vật chất nơi con người bị thiêu đốt như trong Thánh kinh miêu tả

9.Vladimir Ilyich Lenin
Vladimir Ilyich Lenin (tiếng Nga: Влади́мир Ильи́ч Ле́нин, phiên âm tiếng Việt: Vla-đi-mia I-lích Lê-nin), tên khai sinh là Vladimir Ilyich Ulyanov (tiếng Nga: Влади́мир Ильи́ч Улья́нов), còn thường được gọi với tên V. I. Lenin hay N. Lenin, có các bí danh: V.Ilin, K.Tulin, Karpov…; sinh ngày 22 tháng 4 năm 1870, mất ngày 21 tháng 1 năm 1924; là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Karl Marx (1818 – 1883) và Friedrich Engels.

Ông sinh tại làng Gorki, Simbirsk, nay là Ulyanovsk. Tên họ thật là Vladimir Ilyich Ulyanov. Lenin là người tổ chức Đảng Cộng sản Liên Xô và lãnh đạo Cách mạng Tháng Mười thành lập nước Nga Xô Viết.

Ông được tạp chí Time coi là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử thế giới.

Ông mất tháng 1 năm 1924, thi hài được lưu giữ trong lăng Lenin trên Quảng trường Đỏ, Moskva cho tới nay. Tại nước Nga hiện nay, tên của ông được đặt cho 1 tỉnh của Nga (tỉnh Leningrad, nằm sát cố đô Saint Petersburg, nơi Lenin lãnh đạo thành công Cách mạng Tháng Mười), thành phố quê hương của Lenin thì được đặt tên là Ulyanovsk để tưởng nhớ ông (Lenin có họ là Ulyanov).


10.Mahatma Gandhi
Mahātmā Gāndhī (2 tháng 10 năm 1869 – 30 tháng 1 năm 1948), nguyên tên đầy đủ là Mohandas Karamchand Gandhi (Devanagari: मोहनदास करमचन्द गांधी; Gujarati: મોહનદાસ કરમચંદ ગાંધી), là anh hùng dân tộc Ấn Độ, đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ của hàng triệu người dân. Trong suốt cuộc đời, ông phản đối tất cả các hình thức khủng bố bạo lực và thay vào đó, chỉ áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức tối cao. Nguyên lý bất bạo lực (còn gọi là bất hại) được ông đề xướng với tên Chấp trì chân lý (sa. satyāgraha) đã ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh bất bạo động trong và ngoài nước cho đến ngày nay, bao gồm phong trào Vận động Quyền công dân tại Hoa Kỳ (American Civil Rights Movement) được dẫn đầu bởi Martin Luther King, Jr..

Từ lúc lãnh đạo cuộc đấu tranh giành tự do và đứng đầu đảng Quốc dân Đại hội Ấn Độ (Indian National Congress) năm 1918, ông được hàng triệu dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là Mahātmā, nghĩa là “Linh hồn lớn”, “Vĩ nhân” hoặc “Đại nhân”. Danh hiệu có gốc tiếng Phạn này được triết gia và người đoạt giải Nobel văn chương Rabindranath Tagore dùng lần đầu khi đón chào Gandhi tại Mumbai (hay Bombay) ngày 9 tháng 1 năm 1915. Mặc dù Gandhi không hài lòng với những cách gọi tôn vinh nhưng đến ngày nay, danh hiệu Mahātmā Gāndhī vẫn thường được dùng hơn tên Mohandas Gāndhī trên thế giới. Ngoài việc được xem là một trong những môn đồ Ấn Độ giáo và những nhà lãnh đạo Ấn Độ vĩ đại nhất, ông còn được nhiều người Ấn tôn kính như một Quốc phụ (gọi theo tiếng Hindi là Bapu). Ngày sinh của ông, 2 tháng 10, là ngày lễ quốc gia của Ấn Độ. Năm 2007, Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết lấy ngày 2 tháng 10 là Ngày Quốc tế Bất Bạo động.”

Bằng phương tiện bất hợp tác, Gandhi đã dẫn khởi nền độc lập Ấn Độ, đưa nước mình thoát sự đô hộ của Anh, khích lệ những người dân bị đô hộ khác phấn đấu cho nền độc lập của nước nhà và đả đảo triệt để Đế quốc Anh. Nguyên lý Chấp trì chân lý của Gandhi (có gốc tiếng Phạn: satya là “chân lý” và ā-graha là “nắm lấy”, “nắm chặt”), cũng thường được dịch là “con đường chân thật”, “truy tầm chân lý”, đã cảm kích những người chủ trương hành động giành tự do như Đạt-lại Lạt-ma Đăng-châu Gia-mục-thố (Tenzin Gyatso), Lech Wałęsa, Stephen Biko, Aung San Suu Kyi và Nelson Mandela. Tuy nhiên, không phải tất cả những nhà lãnh đạo nêu trên đều theo nguyên tắc bất bạo lực và bất kháng cự khắt khe của Gandhi.

Gandhi thường nói là nguyên tắc của ông đơn giản, lấy từ niềm tin truyền thống của Ấn Độ giáo: Chân lý (satya) và bất bạo lực (ahiṃsā). Chính ông nói rằng: “Tôi chẳng có gì mới mẻ để dạy đời. Chân lý và bất bạo lực đều có từ xưa nay”.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN