Top 10 nghệ sĩ có sức ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ XX

0
1495
Vật Phẩm Phong Thủy

Dù đã bước qua thế kỷ XXI gần 2 thập kỷ , nhưng những nghệ sĩ trong quá khứ vẫn còn đã và đang trong tâm trí những người nghệ nhạc trên toàn thế giới bởi những tác phẩm kinh điển.

1.Louis Armstrong
Louis Armstrong (sinh 4 tháng 8 năm 1901 – 6 tháng 7 năm 1971), nghệ danh Satchmo, Sachimo hay Pops, là nghệ sĩ kèn trumpet và ca sĩ nhạc jazz của Mỹ.

Louis Armstrong bắt đẩu nổi tiếng từ thập niên 1920, sử dụng kèn cornet và trumpet điệu luyện. Ông đặt nền móng và tạo ảnh hưởng lớn cho phong trào nhạc jazz, chuyển hướng chơi nhạc từ trình diễn sáng tác tùy hứng chung sang hình thức trình diễn độc tấu. Ngoài cách bấm và thổi kèn độc đáo, ông còn có giọng hát khàn rất đặc biệt, thường uốn vặn âm điệu, lời ca của bài hát nhiều kiểu, với mục đích biểu cảm. Louis Armstrong còn có khả năng hát scat rất tài tình.

Ảnh hưởng của Louis Armstrong không chỉ trong lãnh vực nhạc jazz mà còn lan sang nhạc pop trong thập niên 1960. Theo bình luận gia âm nhạc Steve Leggett thì Armstrong “có thể là người có ảnh hưởng lớn nhất trong nền ca nhạc Mỹ trong thế kỷ 20.”

2.The Beatles
The Beatles là ban nhạc rock người Anh hoạt động trong thập niên 1960. Với 4 thành viên John Lennon, Paul McCartney, George Harrison và Ringo Starr, bộ tứ trở thành nghệ sĩ thành công nhất và ảnh hưởng nhất thời kỳ huy hoàng của nhạc rock. Khởi đầu với nhạc skiffle, beat và rock ‘n’ roll thập niên 1950, The Beatles sau đó đã chơi nhiều thể loại đa dạng, từ pop ballad tới psychedelic và hard rock, kết hợp với âm nhạc cổ điển theo nhiều cách khác nhau. Đầu những năm 1960, sự nổi tiếng của họ là nguồn gốc của hiện tượng Beatlemania, song cùng với sự phát triển trong quan điểm và cách viết nhạc, ban nhạc dần trở thành hiện thân của những ý tưởng thời kỳ giải phóng xã hội.

Từ năm 1960, The Beatles bắt đầu chơi nhạc tại các tụ điểm ở Liverpool và Hamburg trong suốt 3 năm. Nhà quản lý Brian Epstein đưa họ trở thành những nghệ sĩ chuyên nghiệp qua việc giới thiệu tiềm năng của nhóm tới nhà sản xuất George Martin. Họ sớm có được sự chú ý ở Anh ngay với đĩa đơn đầu tay “Love Me Do” vào cuối năm 1962. Ban nhạc được gán với tên gọi “Fab Four” trong quãng thời gian Beatlemania ngày một gia tăng tại Anh vào năm 1963, và tới năm 1964 họ trở thành ngôi sao nổi tiếng toàn thế giới, đưa British Invasion tới thị trường âm nhạc Mỹ. Kể từ năm 1965, The Beatles bắt đầu thu âm và thực hiện những kiệt tác xuất sắc nhất của họ, bao gồm những album vĩ đại nhất lịch sử âm nhạc thế giới như Rubber Soul (1965), Revolver (1966), Sgt. Pepper’s Lonely Hearts Club Band (1967), The Beatles (Album trắng, 1968) và Abbey Road (1969). Sau khi tan rã vào năm 1970, họ vẫn tiếp tục có được nhiều thành tựu. Lennon bị ám sát vào năm 1980, Harrison qua đời vì ung thư phổi vào năm 2001, 2 thành viên còn sống là McCartney và Starr tiếp tục những hoạt động dưới tên của ban nhạc.

Theo RIAA, The Beatles là nghệ sĩ có doanh số đĩa bán chạy nhất tại Mỹ với tổng cộng hơn 177 triệu đĩa đã bán. Họ cũng có nhiều album và đĩa đơn quán quân tại các bảng xếp hạng tại Anh hơn bất kể nghệ sĩ nào khác. Năm 2008, họ đứng đầu trong danh sách “Hot 100” các nghệ sĩ của tạp chí danh giá Billboard; và tới năm 2014, họ cũng là nghệ sĩ có nhiều đĩa đơn quán quân tại đây nhất với 20 đĩa đơn. The Beatles từng giành tới 10 giải Grammy, 1 giải Oscar cho nhạc phim hay nhất và 15 giải Ivor Novello. Có tên trong danh sách “Nhân vật quan trọng nhất của thế kỷ 20” của tạp chí Time, họ cũng được nhắc tới là nghệ sĩ có số đĩa bán chạy nhất lịch sử với hơn 600 triệu đĩa đã bán trên toàn thế giới. Năm 1998, tiểu hành tinh 8749 được đặt tên theo ban nhạc. Năm 2004, tạp chí Rolling Stone xếp The Beatles là nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại.


3.Coco Chanel
Coco Chanel, tên thật Gabrielle Bonheur Chanel, (19 tháng 8 năm 1883 tại Saumur – 10 tháng 1 năm 1971 tại Paris) là một nhà tạo mẫu người Pháp. Bà là người sáng tập thương hiệu thời trang cao cấp nổi tiếng Chanel.

Coco Chanel xuất thân trong gia đình buôn bán ở Cévennes, Ponteils-et-Brésis, tỉnh Gard. Bố là Albert Chanel và mẹ là Jeanne Devolle. Jeanne Devolle chết năm bà 12 tuổi; cha rời bỏ nhà đi tìm sự nghiệp ở Mỹ. Coco cùng hai em gái Julie, 13 tuổi, và Antoinette, 8 tuổi, vào trại mồ côi ở Aubazine, Corrèze. Hai người em (anh) trai đến sống tại những nhà nông dân.

Cùng người cô là Adrienne, Coco làm việc trong một cửa hàng ở Moulins rồi trở thành ca sĩ tại các phòng trà. Và bà lấy nghệ danh Coco từ khi đó.


4.Charles Chaplin
Sir Charles Spencer “Charlie” Chaplin (16 tháng 4 năm 1889 – 25 tháng 12 năm 1977), thường được biết đến với tên Charlie Chaplin (hay Vua hề Sác-lô) là một diễn viên, đạo diễn phim hài người Anh trở nên nổi tiếng trong kỷ nguyên phim câm. Chaplin trở thành một hình tượng toàn cầu thông qua nhân vật Tramp (Gã lang thang, hay còn có tên là Charlot trong tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và vài ngôn ngữ khác), thường được xem là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử ngành công nghiệp điện ảnh. Sự nghiệp của ông kéo dài trên 75 năm, từ tuổi thơ trong kỷ nguyên Victoria cho đến một năm trước khi qua đời ở tuổi 88, đem lại nhiều lời tán dương cũng như tranh cãi.

Tuổi thơ của Chaplin ở Luân Đôn cực kỳ khổ cực và nghèo đói, làm cho đường công danh về sau của ông trở thành “câu chuyện từ nghèo đói tới giàu sang kịch tính nhất từng được biết đến”, theo người viết tiểu sử David Robinson. Cha mẹ ly thân năm ông 2 tuổi và cha bỏ mặc gia đình, để mẹ ông chật vật kiếm tiền, ông đã hai lần bị gửi vào trại tế bần trước khi lên 9. Năm Chaplin 14 tuổi mẹ ông phải vào trại tâm thần. Chaplin bắt đầu trình diễn khi còn nhỏ tuổi, lưu diễn ở các rạp hát và sau đó trở thành một diễn viên sân khấu, một nghệ sĩ hài. Ở tuổi 19 ông gia nhập công ty danh tiếng Fred Karno, và có chuyến đi đầu tiên tới Hoa Kỳ, nơi phát triển sự nghiệp của ông.


5.Bob Dylan
Robert Allen Zimmerman (sinh ngày 24 tháng 5 năm 1941, tiếng Hebrew רוברט אלן צימרמאן‎, tên Hebrew שבתאי זיסל בן אברהם [Shabtai Zisl ben Avraham)[2][3], được biết đến với nghệ danh Bob Dylan, là ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, họa sĩ, nhà văn và nhà biên kịch người Mỹ. Ông là một trong những nghệ sĩ có ảnh hưởng nhất tới nền âm nhạc nói riêng và văn hóa thế giới nói chung trong suốt năm thập kỷ trở lại đây. Những thành tựu lớn nhất của ông chủ yếu có được trong thập niên 1960 khi ông trực tiếp là người khởi xướng và đi đầu trong những phong trào xã hội. Rất nhiều ca khúc những ngày đầu của Dylan, tiêu biểu là “Blowin’ in the Wind” và “The Times They Are a-Changin'”, đã trở thành thánh ca của các hoạt động nhân quyền và phản đối chiến tranh. Bỏ lại sau lưng sự phục hưng của dòng nhạc folk vốn là bệ phóng ban đầu của ông, đĩa đơn “Like a Rolling Stone” (1965) đã trực tiếp thay đổi bộ mặt nền âm nhạc đại chúng lúc bấy giờ. Những sản phẩm của ông kể từ giữa thập niên 1960, hợp tác với nhiều nghệ sĩ rock đương thời, đều có được vị trí cao tại các bảng xếp hạng của Mỹ, đồng thời nhận được nhiều thái độ chê bai và gièm pha từ làn sóng nhạc folk.

Ca từ của Dylan là sự kết hợp phức tạp giữa tính chính trị, xã hội, triết học và cả văn học. Nội dung của chúng trái hoàn toàn với thứ nhạc pop thông thường và là tiền đề cho phong trào phản văn hóa. Vốn ngưỡng mộ phong thái của Little Richard và cách viết nhạc của những Woody Guthrie, Robert Johnson và Hank Williams, Dylan đã cộng hưởng và tạo nên phong cách của riêng mình. Sự nghiệp thu âm kéo dài tới hơn 50 năm của ông là sự trải nghiệm của rất nhiều phong cách truyền thống đa dạng của nước Mỹ, từ folk, blues và nhạc đồng quê cho tới nhạc phúc âm, rock ‘n’ roll và rockabilly cũng như nhạc folk từ Anh, Scotland và Ireland, đôi lúc pha trộn với jazz và swing. Thương hiệu trình diễn của Dylan là sử dụng harmonica, guitar và keyboard. Cho dù thay đổi rất nhiều nhạc sĩ cộng tác, ông vẫn đi lưu diễn đều đặn kể từ cuối thập niên 1980 mà sau này ông đặt tên Never Ending Tour. Sự dung hòa giữa hình ảnh nghệ sĩ trình diễn và nghệ sĩ thu âm chính là điểm nhấn trong sự nghiệp của Dylan, song những đóng góp lớn nhất của ông vẫn là dưới vai trò người viết nhạc.

Kể từ năm 1994, Dylan đã cho phát hành 6 cuốn sách về những tác phẩm hội họa của mình và rất nhiều trong số chúng đã được trưng bày tại các triển lãm lớn nhỏ. Trong vai trò nhạc sĩ, ông đã bán được ít nhất 100 triệu đĩa nhạc, điều này giúp ông trở thành một trong số những nghệ sĩ có số đĩa bán chạy nhất mọi thời đại, ngoài ra ông cũng đạt được vô số danh hiệu và giải thưởng, trong đó có thể kể tới giải Grammy, giải Quả cầu vàng và giải Oscar; ông cũng được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll, Đại sảnh Danh vọng âm nhạc Minnesota, Đại sảnh Danh vọng nhạc sĩ Nashville và Đại sảnh Danh vọng nhạc sĩ. Dylan cũng được trao giải Pulitzer báo chí năm 2008 cho “những đóng góp đặc biệt của ông cho âm nhạc và văn hóa, chủ yếu với những ca từ phức tạp kết hợp với sức mạnh đặc biệt của thi ca”. Năm 2004, ông được tạp chí danh tiếng Rolling Stone bình chọn là nghệ sĩ vĩ đại thứ 2 mọi thời đại, chỉ sau ban nhạc The Beatles. Tháng 5 năm 2012, ông được Tổng thống Mỹ Barack Obama trao Huân chương Tự do. Năm 2016, ông nhận giải Nobel Văn học vì “đã tạo ra những sự diễn đạt thi vị theo cách mới trong truyền thống ca khúc tuyệt vời của Mỹ”.


6.Oprah Winfrey
Oprah Gail Winfrey (sinh ngày 29 tháng 1 năm 1954) là người dẫn chương trình đối thoại trên truyền hình (talk show host) và là nhà xuất bản tạp chí, cũng từng đoạt giải Emmy dành cho người Mỹ gốc Phi. Winfrey là phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên có tên trong danh sách các tỉ phú và được xem là một trong những nhân vật có nhiều ảnh hưởng nhất trên thế giới. Tháng 9 năm 2006, Oprah Winfrey được chọn bởi tạp chí Forbes để đưa vào danh sách 100 phụ nữ nhiều quyền lực nhất thế giới, với vị trí thứ 14.

7.Steven Spielberg
Steven Allan Spielberg (sinh ngày 18 tháng 12 năm 1946) là một đạo diễn và nhà sản xuất phim của điện ảnh Mỹ. Spielberg đã giành được ba giải Oscar và là nhà làm phim đạt doanh thu cao nhất mọi thời đại, với tổng doanh thu đạt được ước tính khoảng 3 tỷ USD. Tính cho đến năm 2006, tạp chí Premiere đã xếp Spielberg là nhân vật quyền lực và có ảnh hưởng nhất của ngành công nghiệp điện ảnh. Tạp chí Time cũng bầu chọn ông là một trong 100 nhân vật vĩ đại nhất thế kỉ 20. Vào cuối thế kỉ 20, tạp chí LIFE chọn Steven Spielberg là người có ảnh hưởng nhất của thế hệ ông.

Trải qua gần 4 thập niên trong nghề điện ảnh, Spielberg đã làm phim ở rất nhiều đề tài và thể loại. Trong các thập niên 1970, 1980 và 1990, ba bộ phim của ông, Hàm cá mập, E.T. người ngoài hành tinh và Công viên khủng long đã trở thành những bộ phim ăn khách nhất vào thời điểm mà chúng được phát hành. Trong những năm đầu của sự nghiệp đạo diễn, những tác phẩm khoa học giả tưởng và phiêu lưu mạo hiểm của ông được xem như hình mẫu cho việc sản xuất những bộ phim bom tấn của Hollywood hiện đại. Còn những năm gần đây, những bộ phim của ông đã đề cập đến những đề tài gây xúc động lớn như nạn diệt chủng người Do Thái, tình trạng nô lệ, chiến tranh và chủ nghĩa khủng bố.


8.Pablo Picasso
Pablo Ruiz Picasso (sinh ngày 25 tháng 10 năm 1881, mất ngày 8 tháng 4 năm 1973), thường được biết tới với tên Pablo Picasso hay Picasso là một họa sĩ và nhà điêu khắc người Tây Ban Nha. Tên đầy đủ của ông là Pablo Diego José Francisco de Paula Juan Nepomuceno María de los Remedios Cipriano de la Santísima Trinidad Clito Ruiz y Picasso. Picasso được coi là một trong những nghệ sĩ nổi bật nhất của thế kỷ 20, ông cùng với Georges Braque là hai người sáng lập trường phái lập thể trong hội họa và điêu khắc.Ông là một trong 10 họa sĩ vĩ đại nhất trong top 200 nghệ sĩ tạo hình lớn nhất thế giới thế kỷ 20 do tạp chí The Times, Anh, công bố.


9.Aretha Franklin
Aretha Louise Franklin (sinh 25 tháng 3 năm 1942) là một ca sĩ, nhạc sĩ và một nghệ sĩ piano người Mỹ với danh hiệu “Nữ hoàng nhạc Soul”. Dù nổi tiếng với những bản nhạc soul, Franklin cũng rất nổi tiếng với các thể loại khác như jazz, rock, blues, pop, R&B và nhạc Phúc âm.

Aretha Franklin bắt đầu sự nghiệp ca hát ở nhà thờ vào năm 10 tuổi và bắt đầu thu âm những bản nhạc vào bốn năm sau đó. Năm 18 tuổi, Aretha ký kết hợp đồng với hãng Columbia Records và bà đã không có thành công như mong đợi. Năm 1966, bà chuyển sang hãng đĩa Atlantic Records. Trong thời gian này, bà đã gặt hái những thành công thương mại lớn, trong đó gồm các hit tốp-mười Billboard Hot 100, và bà đã có đĩa đơn quán quân đầu tiên trên bảng xếp hạng này, đó là “Respect” (1967). Sau khi bà bị gãy chân năm 1969, Aretha tiếp tục thu âm một chuỗi hit lớn vào thập niên 1970, với các album Spirit in the Dark (1970), Young, Gifted & Black (1971) và Amazing Grace (1972). Trong đó, album Amazing Grace trở thành album nhạc Phúc âm bán chạy nhất thế giới. Sau khi thu âm album nhạc phim cho bộ phim Sparkle năm 1976, Aretha lại rời hãng Atlantic và chuyển sang hãng đĩa Artista Records năm 1980. Năm 1984, Aretha dấn thân sang thể loại pop rock và nhạc dance đương đại, tiêu biểu là trong album Who’s Zoomin’ Who? năm 1985. Những năm sau đó, sự nghiệp của bà giảm xuống khi Aretha khi Aretha thực hiện một album vào năm 2011, đây được xem là album Audio cuối cùng thu âm những bài hát mới do bà thể hiện, cho đến năm 2014 bà có thu âm lại những bản hit của Adele, Dinah Washington,… và đặt tên là “Aretha Sings The Great Diva Classics”

Aretha Franklin có vai trò quang trọng trong lịch sử nền âm nhạc Mỹ và có tầm ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với thế hệ ca sĩ sau bà như Whitney Houston, Mariah Carey, Céline Dion, v.v… . Tạp chí TIME đã xếp bà vào top 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế kỉ XX, đứng chung với hàng loạt vĩ nhân ở mọi lĩnh vực khác. Năm 2008, tạp chí âm nhạc danh tiếng của Mỹ Rolling Stone bầu chọn Aretha ở vị trí số một trong danh sách 100 ca sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. Aretha Franklin là một trong những ca sĩ giành được nhiều giải Grammy nhất, với 20 giải Grammy cho tới thời điểm này, trong đó có Giải Grammy Huyền thoại sống và Giải Grammy Thành tựu trọn đời. Bà đã có 20 ca khúc dành vị trí số một trong bảng xếp hạng Billboard R&B Singles, hai trong số đó dành vị trí số một trên Billboard Hot 100 là “Respect” (1967) và “I Knew You Were Waiting (For Me)” (1987), một ca khúc song ca với George Michael. Từ năm 1961, bà đã có 45 ca khúc lọt vào top 40 của bảng xếp hạng Billboard Hot 100. Năm 1987, Aretha trở thành nghệ sĩ nữ đầu tiên được lưu danh vào Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll. Bà cũng là một trong những ca sĩ biểu diễn trong lễ nhậm chức của tổng thống Barack Obama. Aretha Franklin là một trong những nghệ sĩ tiêu thụ đĩa nhạc lớn nhất, với 75 triệu bản album được bán ra toàn thế giới.


10.Frank Sinatra
Francis Albert “Frank” Sinatra (12 tháng 12 1915 – 14 tháng 5 1998) là một ca sĩ và diễn viên người Mỹ nổi tiếng một thời, từng đoạt giải Oscar.

Bắt đầu sự nghiệp âm nhạc cùng thời với Harry James và Tommy Dorsey, Sinatra trở thành một nghệ sĩ solo thành công nhất trong đầu thập niên 1940, thần tượng của “bobby soxers”. Sự nghiệp âm nhạc của Sinatra gặp chút trắc trở trong thập niên 1950 nhưng được hồi sinh sau khi ông dành Giải Oscar cho nam diễn viên phụ xuất sắc nhất năm 1954.

Ông ký hợp đồng với Capitol Records và phát hành một vài album nhận được những phê bình tích cực như In the Wee Small Hours, Songs for Swingin’ Lovers, Come Fly with Me, Only the Lonely và Nice ‘n’ Easy. Sinatra rời Capitol để thành lập công ty thu âm riêng Reprise Records (giành được thành công với những album như Ring-A-Ding-Ding, Sinatra at the Sands và Francis Albert Sinatra & Antonio Carlos Jobim) và thực hiện tour diễn quốc tế, Sinatra là một thành viên sáng lập của Rat Pack và có nhiều mối quan hệ với các nhân vật nổi tiếng, trong đó có tổng thống John F. Kennedy. Sinatra bước sang tuổi 50 năm 1965 và thu âm ca khúc kỉ niệm những năm tháng trong sự nghiệp September of My Years, ông cũng được xuất hiện trong chương trình đặc biệt giành được giải Emmy Frank Sinatra: A Man and His Music, và để lại dấu ấn với các hit như “Strangers in the Night” và “My Way”.

Sinatra cố gắng tạo sự thay đổi trong khẩu vị âm nhạc đại chúng nhưng khi doanh số bán album của ông ngày càng suy giảm và sau khi xuất hiện trong một vài bộ phim không được khán giả đón nhận nhiệt tình, Sinatra quyết định giải nghệ năm 1971. Trở lại sân khấu âm nhạc năm 1973, ông cho ra mắt một vài album, lọt vào được Top 40 hit với “(Theme From) New York, New York” năm 1980, tiếp đó là chuyến lưu diễn vòng quanh nước Mỹ và quốc tế vài năm cho tới khi ông qua đời năm 1998.

Sinatra cũng có một sự nghiệp diễn xuất lừng lẫy, ông dành Giải Oscar cho nam diễn viên phụ xuất sắc nhất cho bộ phim From Here to Eternity, và từng được đề cử cho Giải Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho bộ phim The Man with the Golden Arm. Ông cũng diễn xuất trong một vài bộ phim ca nhạc như High Society, Pal Joey, Guys and Dolls và On the Town. Ông được trung tâm Kennedy vinh danh năm 1983 và được Ronald Reagan trao tặng Huân chương Tự do Tổng thống năm 1985 và Huân chương vàng Quốc hội năm 1997. Sinatra cũng là người nắm giữ 11 giải Grammy bao gồm Giải Grammy Ủy thác, Giải Grammy Huyền thoại và Giải Grammy Thành tựu trọn đời.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN