Top 8 bộ sách về văn hóa tôn giáo được nhiều người tìm đọc nhất hiện nay

0
1769
Vật Phẩm Phong Thủy

Hãy tạo cho mình thói quen đọc sách thường xuyên. Đọc sách giúp chúng ta giảm căng thẳng, kích thích trí não,.. và hơn hết đó là giúp chúng ta ngẫm lại những việc mình làm là đúng hay sai,.. rất nhiều lý do để bạn lên đọc sách. Topxephang.com chia sẻ với các bạn 8 bộ sách về văn hóa tôn giáo được nhiều người tìm đọc nhất hiện nay

1 Nghi Lễ Thờ Cúng Cổ Truyền Việt Nam
Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên đã trở thành một trong những nét văn hóa đặc thù của dân tộc Việt Nam, trong quá trình hình thành và phát triển nó đã góp phần tạo ra những giá trị đạo đức truyền thống cao cả như lòng hiếu thảo, lòng nhân ái, tính cộng đồng, tính cần cù, sáng tạo, lòng hiếu học và lòng yêu nước sâu sắc. Đó là những giá trị hết sức quý báu mà mỗi chúng ta cần gìn giữ.

Cuốn “Nghi lễ thờ cúng cổ truyền Việt Nam” của tác giả Nguyễn Quốc Thái phát hành góp phần bảo vệ và lưu giữ nét văn hóa truyền thống về nghi thức thờ cúng Việt Nam, tại nhà và các chùa, đình, đền, miếu, phủ, với hy vọng giúp mọi người hiểu thêm về tín ngưỡng lên chùa lễ Phật, lễ Thánh Thần ở các đình, đền. Sách là tài liệu tham khảo hữu ích của mọi thế hệ.

2 Tư Tưởng Đạo Gia
Trong quá trình tan rã của chế độ nô lệ thị tộc, một bộ phận của tầng lớp quý tộc nhỏ không chuyển biến kịp sang giai cấp địa chủ. Họ bị hai thế lực chèn ép: Đại quý tộc áp bức và địa chủ mới lên uy hiếp, địa vị kinh tế và xã hội rất mỏng manh (“Triêu bất bảo tịch”). Họ ý thức được sự tiêu vong không thể tránh nhưng tỏ ra bất lực, có tư tưởng bi quan trước hiện thực. Tư tưởng Đạo gia là phản ánh tư tưởng, nguyện vọng của tầng lớp này.

Đạo gia chia làm nhiều phái, tư tưởng của họ phong phú và đa dạng nhưng đều đồng nhất với nhau ở một điểm là, lợi ích cao nhất của cá nhân là gì, và làm thế nào để đạt tới lợi ích cho cá nhân; tức là họ chủ trương “vị ngã”. Chẳng hạn: Dương Chu nêu lên thuyết “Toàn sinh” (bảo toàn sinh mạng là quan trọng nhất), muốn vậy phải hạn chế dục vọng, coi thường lợi ích của ngoại giới, giữa người với người phải giữ quan hệ hòa khí, làm sao “người không phạm đến ta và ta không phạm đến người”; Trang Tử lại cho rằng lợi ích tối cao của con người không phải là sống lâu hay không sống lâu mà là thỏa mãn dục vọng, do vậy họ chủ trương tiêu dao, hồn nhiên hưởng thụ; Lão Tử cho rằng phải làm theo quy luật của tự nhiên, xã hội tức theo “Nhân đạo” và “Thiên đạo”; có người lại cho rằng lợi ích là phải sống dài lâu nhưng không hạn chế dục vọng mà phải tu luyện thân thế đạt tới “trường sinh bất lão”; có ngưòi cho là muốn “vị ngã” cao nhất thì phải “vô ngã” (hoặc là “vong ngã”). Tất nhiên sự phân biệt như vậy chỉ là rất tương đối, thực tế các phái thâm nhập vào nhau, vay mượn nhau, rất khó nhận ra. Sau đây chúng ta điểm qua những tư tưởng chính của Lão Tử và Trang Tử, mà tư tưởng của họ đã có ảnh hưỏng lớn lúc bấy giờ cũng như sau này trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc.

Lão Tử, còn gọi là Lão Đam, họ Lý, tên là Nhĩ, nguồn gốc và năm sinh năm mất của ông chưa rõ, nhưng có điều chắc chắn là ông sống cùng thời với Khổng Tử.

3 Đã Đến Lúc Phải Cứng Rắn Để Khôi Phục Sự Vĩ Đại Của Nước Mỹ
Tân Tổng thống Mỹ năm 2016 thiết lập một đại kế hoạch giúp nước Mỹ vĩ đại trở lại. Bởi theo Trump, người tiền nhiệm Obama là một thảm họa đối với đất nước này. Ông ta đã phá tung nền kinh tế, mở cửa biên giới cho những tên tội phạm bạo lực bước vào, thòng lên vai con cháu chúng ta gánh nặng nợ nần và đi khắp thế giới xin lỗi cho nước Mỹ như thể đất nước vĩ đại nhất thế giới này cần xin lỗi vì là mảnh đất của cơ hội và tự do như trước khi Obama trở thành Tổng thống. Giờ đây, nước Mỹ trông như một đất nước kiệt quệ.

Trong cuốn sách bestseller của New York Times, Trump đưa ra những câu trả lời mà nước Mỹ đang tìm kiếm như:

• Làm sao để đảm bảo an ninh biên giới và chặn dòng người nhập cư ồ ạt vào Mỹ.

• Làm sao để tạo ra việc làm cho người Mỹ bằng cách buộc Trung Quốc phải tiến hành hoạt động mậu dịch thật sự công bằng.

• Làm sao để trả dứt nợ mà không đe dọa các chương trình lâu đời như An sinh Xã hội, Chăm sóc Y tế và Trợ giúp Y tế mà hàng triệu người Mỹ đang phải sống dựa vào.

Thẳng thắn, gay gắt và hấp dẫn từ đầu đến cuối, cuốn sách vạch ra một nghị trình dựa trên hiểu biết thông thường để khôi phục sự thịnh vượng của nước Mỹ và khiến đất nước này trở lại với vị trí dẫn đầu thế giới.

4 Trà Kinh
Người Việt ta dường như mở mắt chào đời đã thấy trà, uống trà trọn đời và cho đến chết vẫn còn được tẩm liệm với trà (chưa kể “được” con cháu pha trà cúng trong các dịp Tết, giỗ). Thế nhưng viết về trà thì gần như chưa có ai viết cả. Tìm tài liệu trong sách xưa, tôi tìm từ các trứ tác của nhà học giả lỗi lạc Lê Quí Đôn (người đã từng ghi chú kĩ lưỡng hàng trăm loại lúa gạo trồng ở Việt Nam trong bộ “Bách Khoa” Vân Đài Loại Ngữ) cho đến toàn bộ trứ tác của gia đình danh sĩ họ Ngô (Ngô gia văn phái) trở lên các tác giả thời kỳ Lý Trần… cũng chỉ thấy ghi vô cùng sơ lược. Cho đến các tác giả cận đại, khi mà trà đã phổ biến và nổi tiếng khắp thế giới với nhiều bộ sách lớn và quan trọng viết về trà, thì tình cảnh cũng không khác. Trong thi văn thì trái lại, trà luôn được nhắc nhở. Tuy nhiên phần lớn vì nhiều tài liệu và giàu óc tưởng tượng, nhiều thần thoại tưởng tượng đã nhiều khi được biến thành giai thoại. Có lẽ độc giả hơn một lần, đâu đó, được đọc về các chuyện “Trà Tiên”, “Trảm Mã Trà”, “Hầu Trà”… có nhà văn còn cam đoan rằng đã từng được một bạn Tàu nào đó cho uống một thứ trà: “Chỉ cần một chén nhỏ thôi là thức ăn đầy bụng sau một đại tiệc bỗng tiêu tan cả, bụng lại thấy trồn và dường như sẵn sàng ăn hết cả một con heo quay…”. Hoặc “gắp một miếng thịt bỏ vào chén trà, một phút sau thịt tan rã cả ra”…

Ngay cả các vị đã từng đọc nổi Trà Kinh của Lục Vũ cũng nhiều khi không thấy được cái giới hạn của cuốn “thánh kinh” này trong không gian và thời gian của nó (thế kỷ thứ 8). Chính tôi đã được hầu trà cho các vị thúc bá trong gia đình. Được nghe các lão Nho bàn về trà Long Tĩnh, Vũ Di… (các thánh địa của trà), có cụ đã gửi hàng lạng vàng cho các thương khách Tàu, và chờ đợi hàng nhiều tháng để đổi cho được vài lạng trà thượng hảo hạng. Nghệ thuật thưởng thức trà của các cụ, quả thật là cao cường mà hạng tiểu tử như tôi mới là thứ nòng nọc vừa đứt đuôi trong giếng hẹp. Thế nhưng thấy các cụ vẫn quá tôn kính với những đại danh Vũ Di Sơn, Mộng Đình Sơn, Long Tĩnh… mà không nhất quán với các danh từ riêng về trà như “Tiền Minh, Hậu Minh, Tiền Vũ, Hậu Vũ…”. Một lần đánh bạo bàn góp, rằng thưa tỷ như trà Vũ Di có mấy chục loại, nào là Thiết La Hán, Phật Thủ, Thủy Tiên (tên trà chứ không phải trà Hoa Thủy Tiên), Thanh Hương, Đại Bạch, Đại Hồng Bào, Công Phu… Mỗi loại lại có năm bảy hạng. Vậy đúng hơn cần phải nói như thế nào? Suối Hổ Sơn có hai dòng, chảy dài mấy cây số, vậy phải chọn địa điểm nào để múc nước?

5 Đàn Ông, Đàn Bà Và Chuyện…
20 nhân vật nhà văn-nhà báo-nghệ sĩ điện ảnh, truyền hình trong và ngoài nước qua cái nhìn sắc sảo của tác giả – nhà báo Nguyễn Lệ Chi. Với họ, chị vừa là một đồng nghiệp, vừa là một người bạn thâm giao. Một góc nhìn khác về những con người trí thức, nổi tiếng trong xã hội hiện đại luôn chuyển động và vươn mình ra thế giới.

Nguyễn Lệ Chi không ngần ngại đưa vào tập sách này những lời các văn nghệ sĩ nói về chị. Người trả lời phỏng vấn đã quay lại nói về người đi phỏng vấn. Không phân vân, mà còn rất quả quyết, đó chính là bản tính của dịch giả Nguyễn Lệ Chi.

Khởi đầu từ dịch tiếng Trung, khi cần chị cũng xông thẳng vào tiếng Anh. Khởi đầu là một dịch giả, chị cũng hăm hở bước vào làm báo, rồi làm sách. Mê sách đến mức tự đứng ra mua bản quyền, tổ chức bản thảo, rồi làm đủ các công đoạn in ấn để được cầm cuốn sách thơm mùi giấy mùi mực trong tay. Sự can đảm, hồn nhiên, muốn được làm những gì mình thích quả thật đã đem lại niềm vui, trước hết là cho Nguyễn Lệ Chi, sau nữa là cho những người đã thành bạn bè của chị, sau nữa là những người đọc có khả năng chia sẻ…

6 Mật Mã Do Thái
Người Do Thái chỉ chiếm ít hơn 1 % dân số thế giới, nhưng 176 người đạt giải Nobel lại là người Do Thái. 25 phần trăm các tổ chức nhận giải thưởng Nobel Hòa bình thì đều do người Do Thái thành lập hoặc đồng sáng lập. Trong khi ở Mỹ có khoảng 67 phần trăm học sinh tốt nghiêp cấp ba vào được đại học, thì người Do Thái lại có đến 80% học sinh vào được đại học trong đó có 23% vào được trường Ivy League – một trường đại học danh giá của Mỹ. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng người Do Thái gốc Đức và Bắc Âu rất thông minh với chỉ số IQ từ 117 đến 125, cao hơn 12-15 so với nhóm không phải Do Thái. Nhóm hiệu quả kinh tế người Mỹ gốc Ít-sa-en được xem là nhóm mà “có khả năng nhiều hơn 7 lần các nhóm khác về tập trung cao nhất những nguồn thu nhập cao hơn và có tỉ lệ thấp nhất sự phụ thuộc vào sự giúp đỡ của xã hội”.

Có nhiều người xác định hiên tượng phi thường này do yếu tố thiên tài, còn một số khác thì cho rằng đó là do yếu tố thành công bí mật ẩn chứa trong văn hóa Do Thái đã thúc đẩy họ thành công đến như vậy. Theo khía cạnh tâm linh, mục sư Mô-sê người Do Thái cổ đại đã cho chúng ta kinh Torah và cho chúng ta những lời tiên tri Do Thái đã được viết trong Kinh thánh Cựu Ước. Phần lớn những người viết kinh Tân Ước , cùng với người sáng lập đạo Ki-tô giáo đều là những người được lớn lên và giảng dạy trong các gia đình Do Thái. Theo lịch sử, người Do Thái vừa là người thành công nhất và cũng là người bị ngược đãi nhiều nhất trong tất cả các nhóm dân tộc trên trái đât. Ngày nay, sự tài năng và chuyên môn kinh doanh của họ đã đưa họ đến những vị trí cao nhất trong cộng đồng kinh doanh toàn cầu. Đó là những luật sư đứng đầu, những bác sĩ tài năng và những nhà lãnh đạo thành công.

7 Phương Pháp Dâng Sao Giải Hạn
Đầu xuân đi lễ chùa, cầu cho quốc thái, dân an từ lâu đã trở thành một sinh hoạt tín ngưỡng của người dân Việt Nam, trong đó có lễ dâng sao giải hạn. Đây được coi là thủ tục có ý nghĩa quan trọng đối với các thành viên trong gia đình khi một năm mới bắt đầu.

8 Thiền Đạo
Trong cuộc khủng hoảng tinh thần của thế giới hiện đại, Thiền được đưa thành công vào một số lĩnh vực khoa học như y học, tâm lý học… để trị liệu hiệu quả nhiều loại bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến tinh thần, phụng sự rộng rãi hơn cho loài người. Như thế, Thiền có đơn thuần chỉ là một phương pháp trị liệu? Không, với tư cách là một trong những báu vật quý giá nhất mà Châu Á trao tặng cho thế giới, Thiền rộng lớn và sâu sắc hơn rất nhiều.

Vậy Thiền là gì? Đạo là gì? Vì sao cả nghìn năm qua, nó dường như vẫn vô cùng huyễn hoặc, thậm chí với không ít người Á Đông? Đó là câu hỏi không chỉ Allan Watts đặt ra. Nhưng ông đã dành phần lớn cuộc đời mình đi vào thế giới Đông Phương Minh Triết, kiếm tìm câu trả lời toàn diện nhất có thể trong khả năng của mình. Đơm hoa kết trái trên hành tinh đó là khoảng 20 cuốn sách có giá trị đã công bố. Đặc biệt phải kể đến Thiền đạo (1956) – chứa đựng tri thức uyên áo sâu sắc về Thiền và Đạo, như một kinh điển phi thời gian hé mở cho bao thế hệ độc giả Đông Tây cánh cửa của chân lý và giác ngộ, nợi cội nguồn phúc lạc và những tiềm năng lớn lao vốn thuộc về con người mà ta chưa chạm đến.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN