Top 7 quốc gia có diện tích đất liền cao nhất trên thế giới

0
1106
Vật Phẩm Phong Thủy

ây là một danh sách các nước trên Thế giới xếp hạng theo tổng diện tích. Danh sách chỉ xếp hạng 193 thành viên Liên Hiệp Quốc cùng với Vatican (là Quốc gia có chủ quyền không bị tranh chấp); các Quốc gia không phải là thành viên Liên Hiệp Quốc và không được công nhận đầy đủ cũng như các vùng Lãnh thổ cũng được liệt vào danh sách nhưng không đánh số. Tổng các diện tích gồm, ví dụ đất và các vùng mặt nước trong nội địa (hồ, hồ chứa nước, sông). Các vùng tại Nam Cực do nhiều nước tuyên bố chủ quyền không được tính vào. Và quốc gia nào rộng nhất thế giới , chúng ta cùng tìm hiểu sau đây.

1.Nga
Liên bang Nga trải dài trên phần phía bắc của siêu lục địa Á – Âu. Tuy rằng Nga chiếm phần lớn khu vực Bắc cực và cận Bắc cực nhưng có ít hơn về dân số, hoạt động kinh tế cũng như các sự đa dạng vật lý trên một đơn vị diện tích so với phần lớn các khu vực khác, phần lớn diện tích ở phía nam của khu vực này có phong cảnh và khí hậu đa dạng hơn. Phần lớn đất đai Nga là các đồng bằng rộng lớn, ở cả châu Âu và châu Á, được biết đến như là Siberi. Các đồng bằng này chủ yếu là thảo nguyên về phía nam và rừng rậm về phía bắc, với các tundra (lãnh nguyên) dọc theo bờ biển phía bắc. Các dãy núi chủ yếu nằm ở biên giới phía nam, chẳng hạn như Kavkaz (ở đây có đỉnh Elbrus, là điểm cao nhất thuộc Nga và châu Âu với cao độ 5,633 m) và dãy núi Altai, cũng như ở phần phía đông, chẳng hạn như dãy Verkhoyansk hoặc các núi lửa trên Kamchatka. Dãy Ural, là một dãy núi chạy theo hướng bắc – nam, tạo ra sự phân chia cơ bản giữa châu Âu và châu Á cũng là một dãy núi nổi tiếng.

Nga có đường bờ biển dài trên 37,000 km dọc theo Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương[71], cũng như dọc theo các biển mang tính trong nội địa ít hay nhiều như biển Baltic, biển Đen và biển Caspi. Một số các biển nhỏ hơn là các phần của các đại dương như biển Barents, Bạch Hải, biển Kara, biển Laptev và biển Đông Siberi là các phần của Bắc Băng Dương, trong khi các biển như biển Bering, biển Okhotsk và biển Nhật Bản thuộc về Thái Bình Dương. Các đảo chính bao gồm Novaya Zemlya, mũi Franz-Josef, quần đảo Tân Siberi, đảo Wrangel, quần đảo Kuril và Sakhalin.

2.Canada
Canada (phiên âm tiếng Việt: Ca-na-đa; phát âm tiếng Anh: /ˈkænədə/, tiếng Pháp: [kanadɑ]) hay Gia Nã Đại[9], là quốc gia có diện tích lớn thứ hai trên thế giới, và nằm ở cực bắc của Bắc Mỹ. Lãnh thổ Canada gồm mười tỉnh bang và ba vùng lãnh thổ liên bang, trải dài từ Đại Tây Dương ở phía đông sang Thái Bình Dương ở phía tây, và giáp Bắc Băng Dương ở phía bắc. Về phía nam, Canada giáp với Hoa Kỳ liền kề; về phía tây bắc, Canada giáp với tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ. Ở phía đông bắc của Canada là đảo Greenland thuộc Vương quốc Đan Mạch. Ở ngoài khơi phía nam đảo Newfoundland của Canada có quần đảo Saint-Pierre và Miquelon thuộc Pháp. Biên giới chung của Canada với Hoa Kỳ về phía nam và phía tây bắc là đường biên giới dài nhất thế giới.

Kể từ năm 1925, Canada tuyên bố chủ quyền với phần thuộc vùng Bắc Cực nằm giữa 60°T và 141°T, song yêu sách này không được công nhận phổ biến. Canada là nơi có khu định cư viễn bắc nhất của thế giới, đó là trạm Alert của Quân đội Canada, nằm ở mũi phía bắc của đảo Ellesmere – vĩ độ 82,5°B – cách Bắc Cực 817 kilômét (508 mi).Phần lớn vùng Bắc Cực thuộc Canada bị băng và tầng đất đóng băng vĩnh cửu bao phủ. Canada có đường bờ biển dài nhất trên thế giới, với tổng chiều dài là 202.080 kilômét (125.570 mi); thêm vào đó, biên giới Canada-Hoa Kỳ là biên giới trên bộ dài nhất thế giới, trải dài 8.891 kilômét (5.525 mi).


3.Trung Quốc
Với diện tích xấp xỉ 9,6 triệu km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ nhì trên thế giới,và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, tùy theo phương pháp đo lường.Cảnh quan của Trung Quốc rộng lớn và đa dạng, thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung Quốc với Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là sông dài thứ ba và thứ sáu trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông có dân cư đông đúc. Đường bờ biển của Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương và dài 14500 km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông.


4.Hoa Kỳ
Với 3,79 triệu dặm vuông (9,83 triệu km²) và 322,3 triệu dân (2015), Hoa Kỳ là quốc gia lớn thứ 3 về tổng diện tích (xem phần địa lý để biết thêm chi tiết) và thứ 3 về dân số trên thế giới. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đa dạng chủng tộc nhất trên thế giới, do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nền kinh tế quốc dân của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới (tính trên giá trị danh nghĩa) và đứng thứ 2 thế giới (sau Trung Quốc) tính theo sức mua tương đương. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Mỹ được ước tính cho năm 2015 là trên 18,1 ngàn tỉ đô la (khoảng 23% tổng sản lượng thế giới dựa trên GDP danh nghĩa, và khoảng 16% theo sức mua tương đương). GDP bình quân đầu người của Hoa Kỳ là 56.421 đô la, đứng hạng 5 thế giới theo giá trị thực và hạng 10 theo sức mua tương đương.


5.Brasil
Brasil là một quốc gia rộng lớn. Tổng diện tích của nước này là 8.514.876,599 km²,[27] chiếm tới một nửa diện tích lục địa Nam Mỹ. Lãnh thổ Brasil tiếp giáp với các quốc gia và vùng lãnh thổ là Argentina, Bolivia, Colombia, Guiana thuộc Pháp, Guyana, Paraguay, Peru, Suriname, Uruguay và Venezuela. Brasil có quốc gia có diện tích lớn thứ năm trên thế giới, chỉ đứng sau Nga, Canada, Mỹ và Trung Quốc. Lãnh thổ nước này trải dài trên 4 múi giờ khác nhau. Brasil còn có một đường bờ biển dài 7367 km tiếp giáp với Đại Tây Dương.
Về địa hình, Brasil là một trong những nước có nhiều hệ thống sông lớn nhất trên thế giới. Nước này có tổng cộng 8 bồn địa lớn, nước của các con sông đi qua các bồn địa này để thoát ra Đại Tây Dương. Sông Amazon là con sông lớn nhất thế giới tính theo dung lượng nước và đồng thời là con sông dài thứ hai trên thế giới. Lưu vực sông Amazon rộng lớn và màu mỡ đã tạo điều kiện cho những cánh rừng mưa nhiệt đới hùng vĩ phát triển cùng với một hệ thống sinh vật phong phú. Ngoài ra còn phải kể đến hệ thống sông Paraná và phụ lưu của nó, sông Iguaçu, nơi có thác nước Iguaçu nổi tiếng. Bên cạnh đó còn có các sông Negro, São Francisco, Xingu, Madeira và Tapajos. Một số hòn đảo và đảo san hô trên Đại Tây Dương cũng thuộc chủ quyền của Brasil.

Địa hình của Brasil phân bố rất đa dạng và phức tạp. Tuy nhiên nhìn chung ta có thể chia địa hình của Brasil ra làm hai vùng chính. Phần lớn lãnh thổ ở phía bắc của Brasil là những vùng đất thấp được che phủ bởi rừng Amazon. Trong khi đó, phía nam của nước này có địa hình chủ yếu lại là đồi và những vùng núi thấp. Vùng bờ biển giáp Đại Tây Dương có nhiều dãy núi cao, có độ cao so với mặt nước biển là 2900 m. Đỉnh núi cao nhất Brasil là đỉnh Pico da Neblina, cao 3.014 m thuộc cao nguyên Guiana.

6.Úc
Diện tích đất liền của Úc là 7.617.930 kilômét vuông (2.941.300 sq mi). Tọa lạc trên mảng Ấn-Úc, bao quanh là Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương,[N 3] tách biệt với châu Á qua các biển Arafura và Timor, biển San hô nằm ngoài khơi bờ biển bang Queensland, và biển Tasman nằm giữa Úc và New Zealand. Úc là lục địa nhỏ nhất thế giới nhưng là quốc gia lớn thứ 6 về tổng diện tích, do kích thước lớn và biệt lập nên Úc còn được gán cho tên “lục địa đảo”, và đôi khi được xem là đảo lớn nhất thế giới. Úc có đường bờ biển dài 34.218 kilômét (21.262 mi) (chưa tính đến các đảo ngoài khơi),[ và tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế rộng 8.148.250 kilômét vuông (3.146.060 sq mi), chưa tính đến vùng đặc quyền kinh tế của Lãnh thổ châu Nam Cực thuộc Úc.


7.Ấn Độ
Ấn Độ bao trùm phần lớn tiểu lục địa Ấn Độ và nằm trên đỉnh của mảng kiến tạo Ấn Độ- một phần của mảng Ấn-Úc. Các quá trình địa chất học xác định được của Ấn Độ bắt đầu từ 75 triệu năm trước, khi đó tiểu lục địa Ấn Độ một bộ phận của siêu lục địa phương nam Gondwana và bắt đầu trôi giạt về phía đông-bắc qua Ấn Độ Dương (khi đó còn chưa thành hình) kéo dài trong 50 triệu năm. tiểu lục địa sau đó va chạm và hút chìm bên dưới mảng Á-Âu đẩy lên cao dãy Himalaya có độ cao lớn nhất hành tinh. Dãy Himalaya hiện tiếp giáp với Ấn Độ ở phía Bắc và Đông-Bắc. Tại đáy biển cũ nằm ngay phía nam dãy Himalaya, kiến tạo mảng hình thành nên một máng rộng lớn để rồi dần bị trầm tích từ sông bồi lấp;[109] hình thành nên đồng bằng Ấn-Hằng hiện nay. Ở phía tây có hoang mạc Thar, dãy núi cổ Aravalli chia cắt hoang mạc này với đồng bằng Ấn-Hằng.

Ấn Độ có đường bờ biển dài 7.517 kilômét (4.700 mi); trong đó, 5.423 kilômét (3.400 mi) thuộc Ấn Độ bán đảo và 2.094 kilômét (1.300 mi) thuộc các dãy đảo Andaman, Nicobar, và Lakshadweep. Theo biểu đồ thủy văn học của Hải quân Ấn Độ, bờ biển lục địa của quốc gia gồm: 43% là bãi biển cát; 11% là bờ đá, gồm cả vách đá; và 46% là bãi bùn hay bãi lầy.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN