Những bài văn bất hủ của học sinh, bài văn “tả thực” ngây thơ đi cùng năm tháng, tổng hợp những bài tập làm văn vui cười rất hài hước của học trò sẽ giúp bạn giải trí và xả stress nhanh chóng.
1 BÀI VĂN BẤT HỦ CỦA HỌC TRÒ – EM HÃY TẢ BÀ NỘI CỦA MÌNH
Đề bài: Em hãy tả bà nội của mình.
“… Bà nội em rất hiền. Mắt bà một mí nhìn sụp xuống. Bà khoái ăn trầu, ngày nào cũng ăn, nhổ ra cái nước đỏ lòm. Bà rất thích đánh em vì em hay trốn ngủ trưa. Cái roi bà giấu sau cánh cửa. Bà sai em đi mua cho bà ly chè sương sa, bánh lọt. Vừa đi em vừa húp bớt lớp nước dừa ở trên vì nó béo lắm. Về nhà nhìn ly nước, bà sai em ra xin thêm nước dừa và chê bà bán hàng hà tiện nước dừa. Em đâu có dám xin thêm. Bà em rất cao. Thân bà cao bảy thước. Gần nhà em có mấy cái cô bán bia ôm, buổi trưa hay la lối, cười giỡn om sòm với mấy cái ông lạ hoắc ở đâu tới. Bà tức lắm, chống nạnh chửi qua. Mấy cô thấy bà cao lớn, không dám chửi lại”.a
2 BÀI VĂN BẤT HỦ CỦA HỌC TRÒ – EM HÃY TẢ CON GÀ TRỐNG NHÀ EM
Đề bài: Em hãy tả con gà trống nhà em.
– “Chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái”.
– “Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ. Tức mình, em ném nó què chân”.
3 BÀI VĂN BẤT HỦ CỦA HỌC TRÒ – SAU KHI ĐỌC TÁC PHẨM “TẮT ÐÈN” CỦA NGÔ TẤT TỐ, EM CÓ SUY NGHĨ GÌ VỀ NHÂN VẬT CHỊ DẬU?
Ðề bài: Sau khi đọc tác phẩm “Tắt Ðèn” của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ gì về nhân vật chị Dậu?
Bài làm của bạn N.H.T, lớp 10B: “Sau khi đọc xong tác phẩm Tắt Ðèn của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ như sau: Chị Dậu là một nàng con gái có bộ lòng yêu chồng, thương con cực đại. Nàng ta rất chi dũng cảm, không sợ roi vọt. Chẳng hạn, khi thấy chồng bị đánh đập, nàng hùng dũng chưởng lại bằng mấy cú ca-ra-tê hết sức đẹp mắt…”.
4 BÀI VĂN BẤT HỦ CỦA HỌC TRÒ – CHỨNG MINH SỰ BẤT CÔNG VỚI PHỤ NỮ DƯỚI CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN
Ðề bài: Em hãy cho biết sự bất công với phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, hãy chứng minh?
Một bạn tên Hoài Nhân, lớp 9 THCS viết: “Sự bất công với người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy. Ngày nay quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm, người ta lấy ngày 8/3 làm quốc khánh phụ nữ…”.
5 BÀI VĂN BẤT HỦ CỦA HỌC TRÒ – EM HÃY PHÂN TÍCH NGHỆ THUẬT TẢ NGƯỜI CỦA NGUYỄN DU TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU
Đề bài: Em hãy phân tích nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều
Bài làm của một học sinh lớp 9 ở tỉnh Bình Dương có đoạn viết như sau: “… Nguyễn Du có thể nói là sư phụ trong việc sử dụng nghệ thuật biến hóa. Ông tả Từ Hải thiệt “ngầu”: “vai năm tấc”, ” thân mười thước” – y như ông Thần Đèn (chứ ngoài đời làm sao có thiệt). Ông tả chỗ này còn độc đáo hơn: “Râu hùm, hàm én, mày ngài”. Trên một nhân vật có tới ba đại diện loài vật: hổ – chim – bướm. Thật tài quá xá”.
Lời phê của giáo viên: Dùng từ ngữ cẩu thả, phân tích bậy bạ, tưởng tượng loạn xạ; thiệt cũng “tài quá xá”. 1 điểm.
6 BÀI VĂN BẤT HỦ CỦA HỌC TRÒ – PHÂN TÍCH TẤM LÒNG NGƯỜI MẸ CỦA BÀ CỤ TỨ TRONG CHUYỆN “VỢ NHẶT” CỦA NHÀ VĂN KIM LÂN
Đề bài: Phân tích tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện ” Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.
“Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt”, chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng… mẹ”.
Lời phê của thầy giáo: “Vào đề so sánh khập khiễng, nhưng rất bất ngờ” (0 điểm).
7 BÀI VĂN BẤT HỦ CỦA HỌC TRÒ – PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG “NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ”
Đề bài: Phân tích hình tượng “người lái đò sông Đà”
(Mở bài) Mỗi khi nghe tiếng sóng dữ dội đập vào bờ biển đầy rẫy những hòn đá là em lại chợt rùng mình trong lòng như tê tái có một điều gì đó làm em lo sợ. Đúng rồi, đó là tiếng sóng dữ dội mà ông lái đò từng trải qua mà em đã từng được học trên lớp.
8 BÀI VĂN BẤT HỦ CỦA HỌC TRÒ – PHÂN TÍCH CÂU THƠ “SÔNG DÀI, TRỜI RỘNG, BẾN CÔ LIÊU”
Đề bài: Phân tích câu thơ “Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”
“Bến cô liêu” thì có nghĩa cô liêu là tên của một bến đò. Và “Cô” ở đây chỉ cô gái đứng cô đơn một mình.
9 BÀI VĂN BẤT HỦ CỦA HỌC TRÒ – PHÂN TÍCH CÂU THƠ “LƠ THƠ CỒN NHỎ GIÓ ĐÌU HIU”
Đề bài: Phân tích câu thơ “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu”
Mở đầu bài thơ tác giả đưa ngay ra một cái cồn nhỏ. Cồn của người khác thì rậm rạp còn cồn của Huy Cận thì lơ thơ vài loại cây. Cây cối của Huy Cận chỉ đủ dùng cho một luồng gió.
10 BÀI VĂN BẤT HỦ CỦA HỌC TRÒ – TẢ CÂY HOA HỒNG
Đề bài: Tả cây hoa hồng
Mẹ em mới mua một cây hồng, để ở góc nhà. Em nhí nhói nghịch chơi, mẹ không cho, bảo em: Cây hồng này mẹ mua đắt lắm, con mà nghịch, mẹ bán ngay…
Đúng là hoa hồng đắt thật. Nhất là vào ngày lễ như lễ tình nhân hay mùng 8/3, lúc đó một bông hoa hồng có thể lên tới 50.000 đồng. Đắt như thế mà cũng có những thằng ngu bỏ tiền ra mua cho bạn gái. Em thì còn lâu… Em không thèm nghịch cây hồng nữa, em bắt đầu quan sát nó… (bây giờ mới đi vào nội dung chính là tả cây hoa hồng…)