Nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống của mình, bạn sẽ phải làm những điều khác biệt. Tuy nhiên, đôi khi chỉ vài cuốn sách truyền cảm hứng cũng có thể thay đổi hoàn toàn cái nhìn của bạn và khiến cuộc sống của bạn bước sang trang mới. Dưới đây là 6 tựa sách hay về khoa học được nhiều người mua nhất hiện nay
1 Nhân Tố Enzyme
Hiromi Shinya trở thành trưởng khoa Nội soi dạ dày của một bệnh viện lớn ở Mỹ khi mới 30 tuổi. Trong suốt thời gian công tác, bác sĩ Hiromi Shinya chưa một lần bị bệnh. Ông chỉ đi khám duy nhất một lần vào năm 19 tuổi khi mắc cúm.
Để có được cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai như vậy, theo ông dù công việc vất vả đến đâu ta vẫn phải duy trì phương pháp ăn uống lành mạnh và thói quen sinh hoạt khoa học.
Với cương vị là một bác sĩ, Hiromi Shinya chỉ ra rằng khi đường ruột sạch, dạ dày đẹp, bạn mới có thể sống thọ và khỏe mạnh. Ông ví dạ dày, đường ruột là “vị tướng” và “tràng tướng”, nếu giữ được hai vị tướng tốt đồng nghĩa với việc ta có một sức khỏe tốt.
Với mong muốn giúp đỡ mọi người có một cuộc sống lành mạnh, Hiromi Shinya đã cho ra đời tác phẩm Nhân tố Enzyme. Cuốn sách mang đến cho bạn đọc những phương pháp sống lâu, khỏe mạnh từ việc không tiêu tốn hết “enzyme diệu kỳ”.
2 Sinh Học Phân Tử Của Tế Bào – Tập 3: Cấu Trúc Và Chức Năng Của Tế Bào
Sinh học phân tử của tế bào là nền tảng của sinh học hiện đại, với những lý giải về sự sống từ các thành phần hoá học đến các đơn vị cấu trúc và hoạt động của tế bào. MOLECULAR CELL BIOLOGY (Sinh học phân tử của tế bào) là một trong số những cuốn sách nổi tiếng nhất thế giới về sinh học phân tử tế bào – cuốn cẩm nang đầy đủ và cập nhất trong lĩnh vực này, được viết bởi các nhà khoa học danh tiếng của Hoa Kỳ. Cuốn sách cung cấp từ những khái niệm cơ bản dành cho học sinh, sinh viên mới làm quen với sinh học đến những kiến thức chuyên sâu dành cho các nhà khoa học của các ngành công nghệ sinh học, y, dược và nông nghiệp hiện đại.
Đây là bản dịch tập 3 theo ấn bản 7 cuốn sách Sinh Học của Phân Tử Tế Bào, tiếp theo tập 1 – Cơ sở hóa học và phân tử – và tập 2 – Di truyền học và sinh học phân tử – đã phát hành. Nội dung tập 3 đề cập đến phần Cấu trúc và chức năng của tế bào, bao gồm 6 chương tiếp theo của tập 2, từ chương 9 đến chương 14:
Chương 9: Nuôi cấy, quan sát và tác động lên hoạt động của tế bào;
Chương 10: Cấu trúc màng sinh học;
Chương 11: Vận chuyển ion và phân tử nhỏ qua màng;
Chương 12: Năng lượng của tế bào
3 Các Thế Giới Song Song
Lần đầu nhìn thấy cuốn sách này, Kin đã lẩm bẩm trong miệng: “Các thế giới song song là thế nào nhỉ?” Và chính cái sự tò mò ấy đã thôi thúc Kin đặt cuốn sách không hề nhỏ này ngay lập tức.
Thú thật là thời gian đầu khi tiếp xúc với những dòng chữ trong cuốn sách của tác giả Micho Kaku Kin khá căng. Căng là bởi vì nó không hề dễ trôi chữ bởi những vấn đề về lịch sử vũ trụ hay là vật lý lượng tử mà rất ít khi Kin ngâm cứu đến. Nói trắng da là chủ đề này khá khô khan với con người uỷ mị sướt mướt như Kin *haha*. Tuy nhiên, sau khi (cố gắng) đọc được qua 1,2 chương đầu thì cuốn sách lại có sức hút khiến Kin chẳng thể ngừng lại được.
Kin đã mất một quãng thời gian khá lâu để có thể đọc hết cuốn sách Các thế giới song song. Nhưng lại không hề cảm thấy mất sức khi lật tới trang cuối cùng. Lí do vì sao Kin sẽ chia sẻ ngay ở những đoạn dưới đây. Kin nghĩ rằng, đây là một cuốn sách cực kì đặc biệt cho phần đông độc giả đại chúng vẫn đang tò mò về vũ trụ thông qua thuyết tương đối và thuyết vật lý lượng tử hết sức huyền bí này.n
4 Khoa Học Khám Phá – Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay
Sống cuộc đời của mình như thế nào? Sống trong xã hội ra sao? Mình có thể biết được gì? Chắc chắn đó là ba câu hỏi phản ánh những bận tâm chính của chúng ta. Lý tưởng nhất là lẽ sống của ta phải đưa chúng ta đến một cảm giác viên mãn, từng phút khơi nguồn sáng tạo và không làm chúng ta hối hận lúc lâm chung; cuộc sống trong xã hội cùng với những người khác phải tạo ra tinh thần trách nhiệm toàn nhân loại; tri thức phải giúp chúng ta khám phá ra bản chất của thế giới xung quanh và bản chất của tâm linh con người.
Những câu hỏi này đã tạo tiền đề cho sự ra đời của khoa học, triết học, chính trị, nghệ thuật, hành động xã hội và tâm linh. Tuy nhiên, sự phân chia mang tính chủ quan các hoạt động này sẽ chỉ dẫn đến sự lụi tàn dần dần tồn tại của con người: không có tri thức được nuôi dưỡng bằng lòng vị tha thì khoa học và chính trị sẽ trở thành những con dao hai lưỡi, đạo đức trở nên mù quáng, nghệ thuật phù phiếm, xúc cảm hoang dã và tâm linh viển vông. Không có hiểu biết, tri thức sẽ suy vong; không có đạo đức, tất cả các hoạt động này trở nên nguy hiểm, và không có sự tu chính tâm linh, chúng sẽ trở nên vô nghĩa.
Từ thế kỷ XVII cho đến nay, hầu như tất cả mọi người đều cho rằng khoa học ngày càng đồng nghĩa với tri thức; hơn nữa, sự tăng lên theo hàm mũ của sự tích tụ thông tin chưa hề có dấu hiệu chững lại. Bên cạnh đó, hoạt động tôn giáo đã suy giảm tại các xã hội vô thần và dân chủ, và thường có xu hướng cấp tiến hóa tại các xã hội do các Quốc giáo cai trị. Cái mà bình thường phải tạo nên nền tảng của tôn giáo-tình yêu và lòng trắc ẩn-đã bị sai lệch hết sức thảm họa do những biến cố lịch sử.
5 Khoa Học Khám Phá – Lồng Kính – Tự Động Hóa Và Chúng Ta
Với công nghệ ngày càng phát triển, kỹ thuật ngày càng tinh vi, con người đã tạo ra vô vàn những công cụ, máy móc hỗ trợ trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Hầu như tất cả những công việc trước đây đòi hỏi đến sức lực cơ thể lẫn trí não mới có thể hoàn thành thì nay chỉ cần một cái chạm nhẹ, ta đã thu được kết quả tốt đẹp và chính xác, một cuộc sống tiết kiệm sức lao động và hoàn toàn tự do, một cuộc sống trong đó mọi thứ ta cần đều có thể được đáp ứng dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, đôi khi ta phải tự hỏi điều đó tốt hay xấu?
Qua quyển sách này, Nicholas Carr cho ta cái nhìn toàn diện hơn về những máy móc công nghệ hiện nay. Từ ô tô tự động, robot, GPS, internet… ông đã đặt ra cho mỗi người chúng ta câu hỏi: máy móc là nô lệ phục vụ chúng ta, hay chúng ta là nô lệ của máy móc? Sử dụng máy móc cho chúng ta lợi ích gì và tước đi của chúng ta những gì? Thông qua câu trả lời của mỗi người, chúng ta sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về công nghệ và có thể sử dụng máy móc cách thông minh nhất.
6 Khoa Học Cứu Mạng – Phiêu Lưu Miền Núi
Liệu khoa học có cứu được con người? Câu trả lời sẽ có trong từng tập sách khi người đọc cùng với nhà khoa học Joe, một nhà thám hiểm dũng cảm, xông pha đến các vùng hoang dã và hiểm trở. Bằng vốn kiến thức của mình, Joe đã thoát khỏi các hiểm nguy trong từng hoàn cảnh hiểm nghèo để sống sót và tồn tại.
Qua câu chuyện, người đọc sẽ được trang bị các kiến thức khoa học một cách cặn kẽ và dễ hiểu: các khái niệm, mô tả đặc điểm của từng địa hình: từ rừng mưa nhiệt đới đến vùng núi non hiểm trở, hải đảo, đại dương, đến các cùng khắc nghiệt như Bắc cực, sa mạc. Các cảnh báo nguy hiểm, các hoạt động an toàn xen lẫn với các kỹ năng tồn tại nơi hoang dã, khắc nghiệt được lồng vào câu chuyện tăng thêm phần kiến thức cho người đọc. Và cuối cùng là những khả năng thiên nhiên đang bị đe dọa để bạn đọc nhỏ tuổi có ý thức hơn về bảo vệ môi trường.