Top 5 nghề ngành tài nguyên và môi trường hot nhất hiện nay

0
3330
Vật Phẩm Phong Thủy

Chọn ngành, chọn nghề là câu chuyện muôn thuở của nhiều bạn trẻ khi đứng trước ngưỡng cửa đại học, là trăn trở của nhiều thế hệ. Trong thời đại có nhiều biến động như hiện nay, lựa chọn cho mình một ngành nghề đã không dễ, xác định con đường sự nghiệp lâu dài còn khó khăn hơn. Để giúp các bạn trẻ và các ứng viên có nhu cầu tìm việc Mạng Việc Làm xin giới thiệu các nghề hot thuộc ngành tài nguyên và môi trường

1 KỸ SƯ ĐỊA CHẤT
+ Địa chất học: nghiên cứu địa chất phục vụ việc tìm kiếm các khoáng sản có ích.

+ Địa chất thủy văn: nghiên cứu địa chất để tìm kiếm, khai thác, xử lý các nguồn nước dưới lòng đất phục vụ cho sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp v.v…

+ Địa chất công trình – địa kỹ thuật: nghiên cứu địa chất phục vụ cho xây dựng các dạng công trình khác nhau, đề xuất và thiết kế giải pháp xử lý nền móng công trình.

+ Nguyên liệu khoáng: nghiên cứu địa chất phục vụ tìm kiếm khoáng sản và các công nghệ tiên tiến chế biến khoáng sản.

+ Địa sinh thái và công nghệ môi trường: nghiên cứu địa chất ở góc độ khai thác hợp lý và bảo vệ môi trường địa chất.

2 NGHỀ KHAI THÁC DẦU
Nhà nghiên cứu khoa học

Nhà nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu, tham gia thiết kế các công trình khai thác dầu khí, đề xuất với cơ sở sản xuất áp dụng phương pháp khai thác hợp lý nhằm tăng hệ số thu hồi dầu khí, giảm chi phí sản xuất, tham gia xây dựng hoặc phản biện các chương trình phát triển bền vững trong lĩnh vực khai thác dầu khí, tham gia công tác giảng dạy trong nhà trường, tham dự các hội nghị khoa học chuyên ngành về khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước.

Nơi bạn công tác có thể là: Viện Dầu khí Việt Nam tại Hà Nội, Viện nghiên cứu khoa học và thiết kế của Xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt Xô tại Vũng Tàu hoặc các trường ĐH, CĐ trong toàn quốc.

Kỹ sư và Kỹ thuật viên thực hành

Đây là những người làm các công tác như: điều hành kỹ thuật ở các giếng khoan khai thác; điều khiển, theo dõi, phát hiện, xử lý các sự cố ở các giếng khai thác. Họ cũng là chuyên gia trong khâu thu gom dầu thô từ các giếng khai thác vào bồn chứa để xử lý tách khí dầu nước thành dầu thương phẩm rồi bơm vào các tàu chở dầu chuyên dụng đưa đi cung ứng cho những nơi tiêu thụ, điều hành hệ thống bơm và đường ống dẫn dầu thương phẩm, tiếp nhận dầu vào tàu chứa, tái xử lý dầu thương phẩm rồi bơm vào các tàu chở dầu chuyên dụng.

Kỹ sư và kỹ thuật viên làm việc tại các công trình khai thác dầu khí ngoài biển khơi như: giàn khai thác, giàn công nghệ trung tâm, tàu chứa dầu. Họ sống và làm việc ở các công trình trên biển với những máy móc tự động hóa hiện Đại.

Nhà tư vấn, nhà quản lý

Nếu bạn có trình độ cao, đã qua thực tế sản xuất, giàu kinh nghiệm, bạn sẽ được tiến cử làm chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực khai thác dầu khí cho các cơ quan quản lý về dầu khí các cấp. Nhiệm vụ của bạn lúc này là nghiên cứu, nắm bắt tình hình khai thác dầu khí trong nước và quốc tế để đề xuất với lãnh đạo về chủ trương, chính sách phát triển ngành dầu khí một cách bền vững, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Nếu bạn là chuyên gia giỏi trong lĩnh vực tư vấn, cộng thêm năng lực quản lý, bạn có thể trở thành cán bộ lãnh đạo ở các công ty khai thác dầu khí hay cao hơn nữa. Với vị trí trên, bạn làm việc và nghiên cứu chủ yếu tại văn phòng. Đồng thời, bạn cũng có nhiều cơ hội tham quan, khảo sát thực tế, dự các hội thảo trong và ngoài nước, học hỏi đồng nghiệp về công tác chuyên môn.

3 NGHỀ KHAI THÁC MỎ
Kỹ sư khai thác mỏ lộ thiên

Kỹ sư khai thác mỏ lộ thiên nghiên cứu, thiết kế kỹ thuật, công nghệ khai thác các mỏ lộ thiên, tổ chức tiến hành, chỉ đạo, giám sát các khâu kỹ thuật – công nghệ của quá trình xây dựng và sản xuất tại các mỏ than khai thác lộ thiên.

Họ có thể làm việc tại các viện và trung tâm nghiên cứu về mỏ và xây dựng, các công ty tư vấn – khảo sát – thiết kế mỏ và xây dựng, các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề mỏ và liên quan, các mỏ khai thác lộ thiên, công trình thuỷ điện, các sở công nghiệp và tài nguyên môi trường…

Cuộc sống của người kỹ sư khai thác mỏ lộ thiên thường có mối liên quan trực tiếp tới các quy trình công nghệ – kỹ thuật sản xuất trên mỏ lộ thiên.

Kỹ sư khai thác hầm lò

Nghiên cứu, thiết kế kỹ thuật, công nghệ của các mỏ hầm lò, tổ chức tiến hành, chỉ đạo, giám sát các khâu kỹ thuật – công nghệ của quá trình xây dựng và sản xuất tại các mỏ khai thác hầm lò.

Các kỹ sư khai thác hầm lò làm việc tại các viện và trung tâm nghiên cứu về mỏ và xây dựng, các công ty tư vấn – khảo sát – thiết kế mỏ và xây dựng, các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề đào tạo các chuyên ngành mỏ và liên quan, các mỏ khai thác hầm lò, công trình thuỷ điện, các sở công nghiệp và tài nguyên môi trường v.v…

Kỹ sư xây dựng mỏ

Nghiên cứu, thiết kế kỹ thuật, công nghệ để xây dựng các mỏ hầm lò, tổ chức tiến hành, chỉ đạo, giám sát các khâu kỹ thuật – công nghệ của quá trình xây dựng các mỏ khai thác hầm lò. Ngoài ra, họ còn có thể tiến hành công tác xây dựng công trình ngầm trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ khác.

Các kỹ sư xây dựng mỏ làm việc trong các viện và trung tâm nghiên cứu về mỏ, các công ty tư vấn – khảo sát – thiết kế mỏ, các trướng Đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề đào tạo các chuyên ngành mỏ và liên quan, các cơ sở khai thác mỏ hầm lò, các đơn vị xây dựng công trình ngầm… Họ còn có thể làm việc tại các cơ quan, đơn vị xây dựng công trình ngầm trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ khác v.v…

Kỹ sư tuyển khoáng

Nghiên cứu, thiết kế kỹ thuật, công nghệ ở các nhà máy, xí nghiệp tuyển khoáng, tổ chức tiến hành, chỉ đạo, giám sát các khâu kỹ thuật – công nghệ của quá trình tuyển khoáng, làm giàu khoáng sản sau khi khai thác.

Công việc của người kỹ sư tuyển khoáng thường có mối liên quan trực tiếp tới các quá trình công nghệ của khâu sản xuất trong các xí nghiệp, nhà máy tuyển khoáng và làm giàu khoáng sản. Các kỹ sư tuyển khoáng có thể làm việc tại các viện và trung tâm nghiên cứu về mỏ, các công ty tư vấn – khảo sát – thiết kế mỏ, giảng dạy trong các trường có ngành mỏ và liên quan, các cơ sở tuyển khoáng, các đơn vị khai thác và chế biến khoáng sản, các cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trườngóa

Kỹ sư máy và thiết bị lò

Nghiên cứu, thiết kế kỹ thuật, thiết kế chế tạo, thiết kế vận hành và thử nghiệm các loại máy và thiết bị cơ giới hoá đồng bộ quá trình khai thác mỏ, tuyển khoáng và các ngành liên quan, tổ chức tiến hành, chỉ đạo, giám sát các khâu kỹ thuật – công nghệ của quá trình vận hành và sửa chữa các loại máy và thiết bị mỏ sử dụng trong ngành mỏ và liên quan, tham gia thực hiện công tác thiết kế kỹ thuật, công nghệ gia công chế tạo và sửa chữa máy, thiết bị mỏ tại các cơ sở sản xuất v.v…

Các kỹ sư máy và thiết bị mỏ làm việc tại các viện và trung tâm nghiên cứu về mỏ và máy mỏ, các công ty tư vấn – khảo sát – thiết kế mỏ các trưởng Đại học, cao đẳng trung cấp và dạy nghề mỏ và liên quan, các nhà máy, hãng chế tạo máy và thiết bị mỏ… Công việc của họ có mối liên quan trực tiếp tới công tác chế tạo, thử nghiệm, đánh giá, lựa chọn, vận hành và sửa chữa các loại máy và thiết bị mỏ hoạt động trong ngành mỏ và liên quan.

Kỹ sư điện khí hóa xí nghiệp mỏ và dầu khí

Thiết kế, chế tạo, sản xuất, thử nghiệm, vận hành, sử dụng, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, quản lý, nghiên cứu phát triển hệ thống điện, trang thiết bị điện. Ngoài ra, họ còn tư vấn thiết kế, lắp đặt, hiệu chỉnh hệ thống điều khiển và tự động hoá các khâu công nghệ của quá trình sản xuất tại các xí nghiệp mỏ và dầu khí.

Các kỹ sư điện khí hoá xí nghiệp mỏ và dầu khí làm các viện, trung tâm nghiên cứu về mỏ, máy mỏ và dầu khí, các công ty tư vấn – khảo sát – thiết kế mỏ, các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề đào tạo các chuyên ngành mỏ, dầu khí và liên quan, các cơ sở khai thác khoáng sản và dầu khí, các đơn vị sản xuất và quản lý điện lực… Công việc của họ thường có mối liên quan trực tiếp tới các quá trình cung cấp hiệu quả và đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống cung cấp điện và các hộ tiêu thụ điện trong toàn bộ hệ thống sản xuất tại các xí nghiệp mỏ và dầu khí.

Kỹ sư tự động hóa xí nghiệp mỏ và dầu khí

Thiết kế các hệ thống tự động hoá dây chuyền công nghệ của xí nghiệp mỏ và dầu khí; thiết kế điều khiển hệ thống truyền động điện (thuỷ lực, nén khí) cho các máy và thiết bị mỏ, dầu khí (máy xúc, máy khoan nông, khoan sâu v.v…), quản lý, vận hành và khai thác các hệ thống tự động của các xí nghiệp mỏ, dầu khí cũng như các xí nghiệp công nghiệp khác (xí nghiệp lọc hoá dầu, nhà máy điện, xi măng).

Kỹ sư tự động hoá xí nghiệp mỏ và dầu khí làm việc tại các viện và trung tâm nghiên cứu về mỏ, máy mỏ và dầu khí; các công ty tư vấn – khảo sát – thiết kế mỏ và dầu khí; các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề đào tạo các chuyên ngành mỏ và dầu khí; các cơ sở khai thác khoáng sản, các đơn vị sản xuất xi măng, chế biến nước sạch, các xí nghiệp cơ khí chế tạo có mức độ tự động hoá cao.

Kỹ sư khoan – khai thác dầu khí

Thực hiện các công tác trong quá trình nghiên cứu, thiết kế kỹ thuật, công nghệ khoan – khai thác dầu khí; tổ chức tiến hành, chỉ đạo, giám sát các khâu kỹ thuật – công nghệ của quá trình khoan – khai thác dầu khí.

Các kỹ sư này thường làm việc tại các viện và trung tâm nghiên cứu về mỏ, địa chất và dầu khí; các công ty tư vấn – khảo sát – thiết kế mỏ và dầu khí; các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề đào tạo các chuyên ngành mỏ, dầu khí và liên quan; các cơ sở khai thác dầu khí; các đơn vị khảo sát – thăm dò địa chất; các xí nghiệp khai thác nước ngầm…

Kỹ sư kinh tế và quản trị doanh nghiệp mỏ

Nghiên cứu, phân tích, đánh giá, hạch toán kinh tế và quản trị các doanh nghiệp xây dựng và khai thác mỏ; tổ chức tiến hành, chỉ đạo, giám sát các hoạt động kinh tế, thương mại, quản trị… cho các đơn vị xây dựng và khai thác mỏ.

Các kỹ sư kinh tế và quản trị doanh nghiệp mỏ làm việc tại các viện và trung tâm nghiên cứu về mỏ, các công ty tư vấn – khảo sát – thiết kế mỏ, các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề đào tạo các chuyên ngành mỏ, kinh tế mỏ và liên quan, các cơ sở xây dựng và khai thác mỏ… Công việc của người kỹ sư kinh tế và quản trị doanh nghiệp mỏ có mối liên quan trực tiếp tới công tác kinh tế – tài chính và quản trị kinh doanh các đơn vị khai thác mỏ và liên quan.

4 NGHỀ MÔI TRƯỜNG
Nhà khoa học môi trường

Công việc chính của nhà khoa học môi trường:

– Nghiên cứu những đặc điểm của các thành phần môi trường tự nhiên hoặc môi trường nhân tạo (khu công nghiệp, đô thị, nông thôn…).

– Nghiên cứu mối quan hệ và tác động qua lại giữa con người với các thành phần của môi trường sống, từ đó tư vấn cho Nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội nhằm hạn chế những tác động xấu tới môi trường mà vẫn có thể đem lại lợi ích…

– Nghiên cứu các công cụ quản lý môi trường với các biện pháp về kinh tế, cũng như các biện pháp về pháp luật, xã hội, nhằm bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững của vùng, quốc gia cũng như toàn cầu.

– Tư vấn cho các cơ quan quản lý Nhà nước hoàn thiện chính sách về môi trường sao cho phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, khai thác tài nguyên hợp lý nhất.

– Là thành viên của các nhà máy với nhiệm vụ tham gia vào quá trình đảm bảo chất lượng môi trường ở địa bàn hoạt động, giúp nhà máy đảm bảo tiêu chuẩn về nước thải, khí thải hay rác thải trước khi thải ra môi trường.

Kỹ sư môi trường

Công việc chính của kỹ sư môi trường :

– Nghiên cứu các công nghệ, kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ chất lượng, môi trường sống của con người.

– Thiết kế các quy trình, máy móc xử lí ô nhiễm.

– Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá, quyết định biện pháp, quy trình xử lí ô nhiễm tại khu vực bị ô nhiễm.

– Trực tiếp tham gia vào các công đoạn của quá trình xử lí ô nhiễm, đảm bảo quy trình vận hành tốt nhất, hiệu quả nhất.

– Tham gia nghiên cứu các chỉ tiêu môi trường (chỉ tiêu về nước thải, khí thải v.v…). Những tiêu chuẩn này chính là cơ sở để các nhà môi trường đánh giá xem một nhà máy, xí nghiệp… có gây ô nhiễm môi trường hay không.

– Theo dõi, giám sát các đối tượng thuộc phạm vi quản lý môi trường của mình về mức độ gây hại cho môi trường, để từ đó có những biện pháp xử lý và xử phạt kịp thời.

Nhà sinh thái môi trường

Nhiệm vụ chủ yếu là bảo tồn các loài động thực vật hoang dã thông qua các hình thức: tuyên truyền, vận động, giáo dục, đấu tranh chống hoạt động săn bắt động vật quý hiếm.

5 NHÀ KHOA HỌC ĐỊA CHẤT
– Địa chất học: nghiên cứu địa chất phục vụ việc tìm kiếm các khoáng sản có ích.

– Địa chất thủy văn: nghiên cứu địa chất để tìm kiếm, khai thác, xử lý các nguồn nước dưới lòng đất phục vụ cho sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp v.v…

– Địa chất công trình – địa kỹ thuật: nghiên cứu địa chất phục vụ cho xây dựng các dạng công trình khác nhau, đề xuất và thiết kế giải pháp xử lý nền móng công trình.

– Nguyên liệu khoáng: nghiên cứu địa chất phục vụ tìm kiếm khoáng sản và các công nghệ tiên tiến chế biến khoáng sản.

– Địa sinh thái và công nghệ môi trường: nghiên cứu địa chất ở góc độ khai thác hợp lý và bảo vệ môi trường địa chất.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN