Bỏ qua những bận rộn ngày thường, dịp cuối tuần các bạn nên dành thời gian tự thưởng tâm hồn mình bằng những cuốn sách. Một cuốn sách hay hoàn toàn có thể giúp bạn bổ sung thêm góc nhìn mới về cuộc sống và ngày càng yêu đời hơn đấy!
1. Làm như chơi – Minh Niệm
Đây là cuốn sách dành cho tất cả mọi người khi nó gợi ra những vấn đề chung mà tất cả mọi người đều gặp phải trong cuộc sống hiện đại ngày nay .
Đến với “Làm như chơi” bạn sẽ nhận thấy những vấn đề mới rất thú vị. Cuốn sách giúp người đọc trả lời những câu hỏi mà chính bản thân còn mông lung về đáp án: Làm để sống hay sống để làm?; Ta có gì đặc biệt không?…
“Làm như chơi” luận bàn trên nhiều chủ đề, mỗi chủ đề là một bài thực tập nhỏ mà tác giả chia sẻ dựa trên những đúc kết tinh hoa từ truyền thống thiền tập (Vipassana). Và hơn hết, với 262 trang sẽ giúp bạn có những bí quyết cân bằng cuộc sống để mọi người có thể “vừa làm, vừa sống”, chọn hướng đi đúng đắn biến công việc, nghề nghiệp hàng ngày của mình thành niềm vui và hạnh phúc – đúng như tựa đề mà cuốn sách đã gợi lên.
2. Những tấm lòng cao cả – Edmondo De Amirics
Những tấm lòng cao cả là một cuốn sách tuyệt vời tập hợp những câu chuyện giản dị, với những con người bình thường nhất nhưng nhân cách của họ, mối quan hệ của họ, cùng những tấm lòng thánh thiện của họ mãi là những bài học đạo đức và cách làm người đầy sâu sắc, đáng quý dành cho mọi lứa tuổi. Edmondo De Amirics không chỉ viết ra một tác phẩm để hàng trăm năm sau độc giả còn đón nhận nó, coi nó là kim chỉ nam để sống và hành động mà chính cuộc đời tác giả cũng là một bài học sống động nhất cho chúng ta về một người chân chính. Tác giả từ khi còn là một câu thanh niên đến khi mệt mỏi rã rời đều sống và chiến đấu cho đời sống này, cho một đời sống công bằng bình đẳng bác ái.
3. Ngay bây giờ hoặc không bao giờ – S. J. Scott
Ngay Bây Giờ Hoặc Không Bao Giờ – 23 Thói Quen Chống Lại Sự Trì Hoãn
Ai trong đời cũng từng đôi lần trì hoãn. Trong khi đa số thường xuyên trì hoãn, thì một vài người khác lại coi việc trì hoãn là trở ngại ngăn cản họ đến với một cuộc sống hạnh phúc và thành đạt. Cuốn sách này được viết cho những người đó, những người đang nỗ lực tranh đấu để hoàn thành dự án và những công việc cá nhân đúng thời hạn đề ra.
Ngừng trì hoãn không phải là một việc bất khả thi. Bạn chỉ cần rèn luyện thuần thục những thói quen được rất nhiều người thành đạt sử dụng và biến chúng trở thành một phần công việc hằng ngày của mình. Một số người cũng thường có những nỗi sợ hãi và những hạn chế giống như bạn, nhưng nhờ vào việc tự rèn luyện, họ đã có thể hành động một cách kiên định và hiệu quả.
Trong cuốn sách Ngay bây giờ hoặc không bao giờ, bạn sẽ khám phá ra hàng loạt ý tưởng giúp bản thân vượt qua sự trì hoãn hằng ngày. Trong khi nhiều cuốn sách khác chỉ cung cấp những mẹo mực đơn giản, thì với cuốn sách này, bạn sẽ biết được tại sao một chiến lược lại trở nên hiệu quả, nó loại bỏ những hạn chế về niềm tin nào và bằng cách nào chiến lược ấy có thể được ứng dụng tức thì vào cuộc sống của bạn. Nói một cách ngắn gọn, bạn sẽ khám phá ra được những căn nguyên gây ra sự trì hoãn và cách chiến thắng chúng.
4. Óc sáng suốt – Nguyễn Duy Cần
Óc sáng suốt là một trong những tác phẩm tiêu biểu của học giả Thu Giang – Nguyễn Duy Cần. Thông qua cuốn sách này, tác giả hướng dẫn cho người đọc những phương pháp để rèn luyện cho mình một bộ óc minh mẫn và sáng suốt, tư duy có hiệu quả để thành công trong công việc và cuộc sống. Cuốn sách này xuất bản lần đầu tiên cách đây hơn nửa thế kỷ (1952), dù đã trải qua một thời gian rất dài nhưng giá trị tư tưởng của sách vẫn phù hợp và có thể áp dụng trong đời sống hiện nay. Trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
3. Nếu tôi biết được khi còn 20 – Tina Seelig
Những bước ngoặt lớn của cuộc đời như rời xa giảng đường êm ả hoặc khởi đầu một sự nghiệp mới thường khiến ta nhụt chí. Phải đối mặt với một rừng những lựa chọn trong khi hiểu rằng sẽ chẳng có ai cho ta biết mình đang lựa chọn đúng hay sai thật đáng sợ. Chẳng có con đường vẽ sẵn hay công thức viết sẵn nào cho thành công, thậm chí việc quyết định mình nên bắt đầu thế nào và ở đâu cũng đã rất khó khăn rồi.
Hiểu được những khó khăn, đặc biệt của những người trẻ, trước các bước ngoặt như thế trong cuộc đời, tác giả – một doanh nhân, một giáo viên, một nhà khoa học – đã dồn tâm huyết viết nên những chia sẻ tuy nhẹ nhàng và khiêm nhường, nhưng thật sâu sắc. Những trang sách chứa đầy ví dụ thú vị, cả trong phòng học lẫn trong phòng họp, về những con người sẵn sàng phấn đấu để vượt xa các tiêu chuẩn ở mức “vừa đủ”, thách thức các giả định hay quan điểm đã thành lối mòn, không bao giờ bỏ lỡ cơ hội để vươn tới tiềm năng cao nhất, và nhờ đó đạt tới những thành công vang dội.
Thông qua quyển sách, tác giả còn muốn các độc giả, đặc biệt là độc giả trẻ, sẽ được trang bị đủ sự tự tin để biến căng thẳng thành sự hào hứng, biến thử thách thành các cơ hội, và cứ sau mỗi lần vấp ngã lại đứng lên trưởng thành hơn.
Thông điệp cốt lõi của quyển sách có thể tóm gọn như sau: “Hãy cho phép mình táo bạo và xuất sắc!”
5. Tâm lý học đám đông – Gustave Le Bon
Theo Le Bon, những đám đông luôn bị vô thức tác động, họ xử sự như người nguyên thuỷ, người dã man, không có khả năng suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các ý tưởng; họ không kiên định, thất thường, và đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến ngây dại ngớ ngẩn nhất.
Ngày nay, lí thuyết của Le Bon vẫn chịu một số chỉ trích. Ông được coi là người đặt nền móng cho chủ nghĩa quốc gia hiện đại. Nhưng dù thế nào đi nữa thì Le Bon cũng chỉ là “con đẻ” của thời đại ông. Nỗi lo sợ về nạn bạo lực, sự hoành hành, chứng khủng bố của những đám đông thể hiện rất rõ trong lí thuyết của ông. Ông dường như đã quá phóng đại về nguy cơ bạo lực và sự vô lí của đám đông. Tuy vậy, cuốn sách này thực sự là tác phẩm quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới tư tưởng thời đại của Le Bon nói chung cũng như tâm lí học hiện đại nói riêng.
6. Đi Tìm Lẽ Sống – Viktor Emil Frankl
Đi tìm lẽ sống của Viktor Frankl là một trong những quyển sách kinh điển của thời đại. Thông thường, nếu một quyển sách chỉ có một đoạn văn, một ý tưởng có sức mạnh thay đổi cuộc sống của một người, thì chỉ riêng điều đó cũng đã đủ để chúng ta đọc đi đọc lại và dành cho nó một chỗ trên kệ sách của mình. Quyển sách này có nhiều đoạn văn như thế.
Trước hết, đây là quyển sách viết về sự sinh tồn. Giống như nhiều người Do Thái sinh sống tại Đức và Đông Âu khi ấy, vốn nghĩ rằng mình sẽ được an toàn trong những năm 1930, Frankl đã trải qua khoảng thời gian chịu nhiều nghiệt ngã trong trại tập trung và trại hủy diệt của Đức quốc xã. Điều kỳ diệu là ông đã sống sót, cụm từ “thép đã tôi thế đấy” có thể lột tả chính xác trường hợp này. Nhưng trong Đi tìm lẽ sống, tác giả ít đề cập đến những khó nhọc, đau thương, mất mát mà ông đã trải qua, thay vào đó ông viết về những nguồn sức mạnh đã giúp ông tồn tại. Ông chua xót kể về những tù nhân đã đầu hàng cuộc sống, mất hết hy vọng ở tương lai và chắc hẳn là những người đầu tiên sẽ chết. Ít người chết vì thiếu thức ăn và thuốc men, mà phần lớn họ chết vì thiếu hy vọng, thiếu một lẽ sống. Ngược lại, Frankl đã nuôi giữ hy vọng để giữ cho mình sống sót bằng cách nghĩ về người vợ của mình và trông chờ ngày gặp lại nàng. Ông còn mơ ước sau chiến tranh sẽ được thuyết giảng về các bài học tâm lý ông đã học được từ trại tập trung Auschwitz. Rõ ràng có nhiều tù nhân khao khát được sống đã chết, một số chết vì bệnh, một số chết vì bị hỏa thiêu. Trong tập sách này, Frankl tập trung lý giải nguyên nhân vì sao có những người đã sống sót trong trại tập trung của phát xít Đức hơn là đưa ra lời giải thích cho câu hỏi vì sao phần lớn trong số họ đã không bao giờ trở về nữa.
Nhiệm vụ lớn lao nhất của mỗi người là tìm ra ý nghĩa trong cuộc sống của mình. Frankl đã nhìn thấy ba nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc gay go của cuộc sống. Đau khổ tự bản thân nó không có ý nghĩa gì cả, chính cách phản ứng của chúng ta mới khoác lên cho chúng ý nghĩa. Frankl đã viết rằng một người “có thể giữ vững lòng quả cảm, phẩm giá và sự bao dung, hoặc người ấy có thể quên mất phẩm giá của con người và tự đặt mình ngang hàng loài cầm thú trong cuộc đấu tranh khắc nghiệt để sinh tồn”. Ông thừa nhận rằng chỉ có một số ít tù nhân của Đức quốc xã là có thể giữ được những phẩm chất ấy, nhưng “chỉ cần một ví dụ như thế cũng đủ chứng minh rằng sức mạnh bên trong của con người có thể đưa người ấy vượt lên số phận nghiệt ngã của mình”.
7 Những Lựa Chọn Thay Đổi Cuộc Đời
– Cách thức mà những người hùng đã và đang áp dụng trong hàng ngàn năm nay để chuyển bại thành thắng.
– Tại sao QUYẾT ĐỊNH ĐẰNG SAU QUYẾT ĐỊNH lại là quyết định quan trọng nhất mà bạn đưa ra.
– BẢY QUY LUẬT TẬP TRUNG THEN CHỐT chính là bảy quy luật tự nhiên ảnh hưởng đến những gì mà bạn tập trung tâm trí vào, những điều mà bạn tin tưởng và những thứ mà bạn trông đợi từ cuộc sống.
– Ba lựa chọn then chốt biến những người bình thường thành những người hùng.
8 Tỷ Phú Bán Giày
Tỷ Phú Bán Giày không phải là một cuốn sách dạy cách làm giàu tuần tự theo các bước 1 – 2 – 3,… cũng không hẳn là một cuốn sách chỉ dẫn bí quyết kinh doanh hay nghệ thuật quản lý. Là hành trình tìm ra chân lý của Hạnh phúc, Đam mê và Lợi nhuận, Tỷ Phú Bán Giày kể câu chuyện về thành công và thất bại của tác giả từ những thương vụ kinh doanh được khởi nghiệp từ khi 9 tuổi. Những trang trại giun đất, làm cúc áo thủ công, bán pizza ở Harvard,… đã trở thành nền móng cho một LinkExchange và sau này là Zappos lừng danh.
Với Tỷ Phú Bán Giày, người đọc sẽ nhận được cảm hứng, nhiệt tình và cả một chút điên rồ cho những ý tưởng kinh doanh mà nghe qua tưởng như rất liều mạng. Nhưng với Zappos, Tony Hsieh đã tạo dựng được một thương hiệu về “văn hóa công ty” – chìa khóa thành công để theo đuổi một môi trường làm việc năng động và những dịch vụ xuất sắc.
9 Phớt Lờ Tất Cả Và Bơ Đi Mà Sống
Nếu bạn đang cảm thấy chán nán hay tức tối vì những ý tưởng, những việc làm vô cùng sáng tạo, đang bị mọi người chê bai và xem thường, thì hãy đọc và làm theo Hugh Macleod, Phớt Lờ Tất Cả Và Bơ Đi Mà Sống. Quyển sách chứa đựng nguồn năng lượng tiếp thêm can đảm để đương đầu với mọi thử thách, khó khăn trước mắt, để chiến đấu tới cùng cho ước mơ.
39 chìa khóa được diễn đạt theo phong cách vừa nghiêm túc, vừa hài hước như “Nên chết trẻ”, “Cách tốt nhất để được phê duyệt là không cần phê duyệt”, “Không có gì thuộc về khoa học tên lửa”, “Sức mạnh ư, chẳng ai cho đâu. Bạn phải giành lấy nó thôi”… sẽ là bản đồ chỉ hướng cho người đọc. Cuốn sách mở ra cánh cửa ánh sáng, bật tung sáng tạo, khơi mở những giới hạn chưa từng được chạm đến và thoát khỏi những suy nghĩ lề lối cũ kỹ đang làm cho trí óc héo gầy từng ngày. Với quyển sách thú vị này, không cần phải đọc hết một lượt mới có thể hiểu toàn bộ, vì mỗi chương sẽ trình bày một thông điệp hết sức rõ ràng, súc tích. Đằng sau những bức tranh biếm họa hài hước đem đến nụ cười là những bài học đáng suy ngẫm mà tác giả muốn gửi gắm.
Chính tác giả đã từng trải nghiệm và đã thành công. “Tôi vẫn còn nhớ rõ lúc mới bắt đầu vẽ, phản ứng chung khi tôi cho mọi người xem tác phẩm trên lưng danh thiếp toàn là gãi đầu”. Phớt Lờ Tất Cả Và Bơ Đi Mà Sống đã cho thấy rằng việc lắng nghe ý kiến mọi người xung quanh là đúng, nhưng hãy tư duy mới mẻ, thay đổi, không nên sống ràng buộc bản thân, phải hết mình với đam mê và sở thích, để quyết định tương lai.
10 Điều Khác Biệt Nhất Giữa Kẻ Làm Chủ và Người Làm Thuê
Đọc cuốn sách này, bạn sẽ nhận ra những khác biệt rất lớn giữa Kẻ làm chủ và Người làm thuê:
– Kẻ làm chủ tự học nhiều hơn tiêu khiển
– Người làm thuê tiêu khiển nhiều hơn tự học
– Kẻ làm giàu nhận trách nhiệm khi thất bại
– Người làm thuê xem thất bại là điều tệ hại
– Kẻ làm chủ tìm kiếm giải pháp lâu dài
– Người làm thuê tìm kiếm vấn đề trước mắt
– Kẻ làm chủ nói : ” Lỗi của tôi ” .
– Người làm thuê nói : ” Không phải tại tôi ”
Và nhiều khác biệt nữa …