Nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống của mình, bạn sẽ phải làm những điều khác biệt. Tuy nhiên, đôi khi chỉ vài cuốn sách truyền cảm hứng cũng có thể thay đổi hoàn toàn cái nhìn của bạn và khiến cuộc sống của bạn bước sang trang mới. Dưới đây là 6 tựa sách hay về dạy con theo phương pháp Montessori được nhiều người mua nhất hiện nay
1 Combo Học Montessori Để Dạy Trẻ Theo Phương Pháp Montessori
Điều tuyệt vời mà ad tâm đắc nhất ở phương pháp Montessori, đó là Montessori tôn trọng trẻ, cực kỳ tôn trọng trẻ! Montessori và các bà mẹ Mon coi mỗi trẻ là một tiểu vũ trụ sống động, rạng rỡ. Mỗi trẻ có một nhịp độ phát triển riêng, một khả năng đặc biệt riêng, một cá tính độc đáo riêng – mà nếu đưa tất cả vào một lớp học truyền thống – kịch bản thời đại của chúng ta sẽ lại lặp lại các bạn ạ.
Chờ con lớn thì đã muộn, hãy tự học Montessori đi – chưa cần phải theo các khóa học chuyên gia, chưa cần phải cho con theo các trường Mon đắt tiền, nếu nhà bạn không nhiều điều kiện, hãy tự học để tự tạo một môi trường Montessori ở nhà cho con. Hãy tự học để nắm được tinh thần của phương pháp giáo dục này, để con được phát triển mọi khả năng con có và trở thành những em bé hạnh phúc!
2 Phương Pháp Giáo Dục Montessori – Thời Kỳ Nhạy Cảm Của Trẻ
Phương pháp Montessori được đánh giá là phương pháp giáo dục tiên tiến, khoa học và hoàn thiện nhất thế giới hiện nay. Ở Việt Nam, ngày càng nhiều trường Mon, lớp Mon được mở cùng với đó là ngày càng nhiều cha mẹ quan tâm tìm hiểu phương pháp này. Bộ sách giới thiệu đầy đủ quá trình phát triển và hoạt động thích hợp trên các phương diện tình cảm, giao tiếp, vận động và trí tuệ của trẻ 0-6 tuổi. Từ đó giúp cha mẹ hiểu được quy luật phát triển tự nhiên của trẻ, tạo ra môi trường Mon phong phú và sống động ngay tại nhà, giúp con được học mà chơi, chơi mà học mà vẫn tiến bộ và dẫn đầu.
Khái quát được “thời kì nhạy cảm của trẻ” đã tạo bước đột phá về chất cho phương pháp giáo dục Montessori. Nhờ đó, tiềm năng của trẻ sẽ được khai phá một cách nhẹ nhàng và hiệu quả nhất.
Montessori từng nói: “Những đứa trẻ trải qua thời kì nhạy cảm đang nhận sự “chỉ huy” từ một mệnh lệnh thần kì trong vô thức, ngay cả tâm hồn bé nhỏ của chúng cũng nhận được sự khích lệ”. Trong quá trình phát triển từ 0~6 tuổi, trẻ chịu sự chi phối của sức sống nội tại, ở một giai đoạn nào đó sẽ vô cùng chú ý tới những đặc trưng của sự vật trong một môi trường nào đó, đồng thời không ngừng lặp lại quá trình thực tiễn. Sau khi thuận lợi vượt qua thời kì nhạy cảm, trí tuệ của trẻ sẽ được nâng lên một tầm cao mới.
Thời kì nhạy cảm không chỉ là giai đoạn quan trọng cho việc học tập của trẻ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển tâm hồn và tính cách của chúng. Do vậy, các bậc phụ huynh nên tôn trọng những hành động mà tự nhiên đã ban tặng cho trẻ, đồng thời đưa ra những định hướng cần thiết, giúp trẻ không bỏ lỡ cơ hội duy nhất này.
3 Phương Pháp Giáo Dục Montessori
Phương pháp Giáo dục Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục Ý Maria Montessori (1870–1952). Đây là phương pháp với tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác. Năm 1907 bà bắt đầu sự nghiệp là nhà giáo dục khi bà được mời tổ chức 1 trường trong khu tái định cư ổ chuột khu vực San Lorenzo, Ý. Trong giai đoạn này bà đã quan sát thấy rằng trẻ em hoàn toàn bị cuốn hút bởi các vật dụng và chất liệu được thiết kế để trợ giúp sự cảm nhận của giác quan.Tiến sĩ Montessori tiếp tục phát triển những sự trợ giúp dạy học chuyên biệt được dùng cho những trẻ trong môi trường thích hợp và tôn trọng những đặc tính riêng biệt của trẻ.
Phương pháp Montessori chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tuỳ theo những khả năng riêng của mình và thời gian riêng của mình. Do đó việc tổ chức các lớp học theo mô hình Montessorri phải đảm bảo sự tôn trọng tính riêng biệt của mỗi trẻ và phải bố trí phòng học và bài học phù hợp những nhu cầu và mục đích của mỗi em.
4 Phương Pháp Montessori – Cẩm Nang Nuôi Dạy Con
Đó là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục Ý Maria Montessori (1870–1952). Phương pháp này do bác sĩ nhi – nhà tâm lý Maria Montessori sáng lập năm 1907, chương trình học Montessori (được áp dụng trên hơn 5.000 trường học ở Mỹ và Canada) nhấn mạnh tầm quan trọng và mối liên hệ giữa tất cả các vật thể sống, và nhu cầu của mỗi con người trong việc tìm được một công việc ý nghĩa cũng như một chỗ đứng cho riêng mình trong thế giới này. Học sinh theo chương trình này sẽ được học về các văn hoá khác nhau, động vật, thực vật cùng với các kỹ năng tập đọc, ngôn ngữ và các toán học.
Giáo viên – hoặc còn gọi là “Người hướng dẫn” – đóng vai trò chỉ bảo cho từng trẻ, dựa vào khả năng thực của trẻ.Các chương trình học của Montessori khuyến khích trẻ có tính độc lập. Trẻ luôn luôn hỏi và nêu ý kiến nếu chúng muốn thử một hoạt động mới, nếu trẻ cần giúp đỡ hoặc nếu chúng cảm thấy chưa sẵn sàng. Sự hướng dẫn ở đây còn liên quan chặt chẽ đến các phụ huynh trong việc giáo dục con em mình – mối liên kết giữa giáo viên-học sinh-phụ huynh cần được chăm nuôi cẩn thận.
5 Phương Pháp Montessori Trong Gia Đình
Chắc hẳn các bạn đều biết đến một thời kỳ vô cùng quan trọng gọi là “Thời kỳ mẫn cảm” ở trẻ.“Thời kỳ mẫn cảm” là thuật ngữ vốn được sử dụng trong ngành sinh vật học. Nó chỉ một khoảng thời gian ngắn trong thời thơ ấu của tất cả các sinh vật, khi mà tính nhạy cảm đối với một việc nhất định trở nên đặc biệt nhạy bén. Nhà cải cách giáo dục thiếu nhi của thế kỷ 20, bà Maria Montessori, cũng phát hiện ra thời kỳ mẫn cảm này ở con người. Bà nhận thấy việc ứng dụng thời kỳ mẫn cảm chính là tận dụng “Sức mạnh của giai đoạn phát triển” – thứ năng lượng tự nhiên vô giá – vào giáo dục.
Tùy vào việc biết hay không biết sự thật về thời kỳ mẫn cảm này, mà con mắt nhìn trẻ của chúng ta sẽ rất khác nhau. Nó trở thành chiếc chìa khóa giúp chúng ta mở cánh cửa nuôi dạy trẻ hoặc “hết sức vui vẻ” hoặc “vô cùng chán ngắt”.
6 Phương Pháp Montessori – Nghệ Thuật Nuôi Dạy Trẻ Đỉnh Cao
“Các nhà giáo dục người Đức đã nói về nhà giáo dục Montessori như sau: “Trong lịch sử nền giáo dục, những nhà giáo dục được mọi người biết đến như Montessori là không nhiều. Chỉ có duy nhất phương pháp giáo dục Montessori có thể vượt qua sự khác biệt về lãnh thổ, thế giới quan, tôn giáo để nhanh chóng được phổ biến trên thế giới.”
Sở dĩ phương pháp giáo dục Montessori có thể gây ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống giáo dục trên thế giới là do bà dựa trên cơ sở đúc kết những tư tưởng giáo dục theo chủ nghĩa tự nhiên của Rousseau, Pestalozzi, Froebel để hình thành quan điểm về trẻ em mang tính cách mạng của riêng mình. Bà cho rằng, từ khi sinh ra trẻ em đã có một “sức sống nội tại” rất tích cực và không ngừng phát triển. Nó mang trong mình sức mạnh vô biên. Nhiệm vụ của giáo dục là giúp trẻ em phát huy được “sức sống nội tại” đó để nó phát triển một cách tự nhiên và tự do theo một quy luật riêng. Bà cho rằng, không nên đối xử với trẻ em như thể chúng là một vật thể, mà nên đối xử với chúng như con người. Trẻ em không phải cái kho để người lớn và thầy cô giáo nhồi nhét mọi thứ vào. Trẻ em không phải là sáp hoặc bùn để có thể nhào nặn tùy ý, không phải tấm gỗ có thể khắc gì lên trên cũng được, không phải cái cây để cha mẹ và thầy cô giáo vun trồng, cũng không phải loài vật được nuôi dưỡng. Trẻ em là người có sức sống, năng động, hoạt bát và luôn phát triển.
Các nhà giáo dục, thầy cô giáo và cha mẹ nên quan sát và nghiên cứu trẻ em thật kỹ lưỡng, tìm hiểu thế giới nội tâm của chúng, phát hiện “bí mật thời thơ ấu”, phải yêu thương trẻ em, tôn trọng tính cách của chúng, giúp trí não, tinh thần, thân thể và tính cách của trẻ phát triển tự nhiên.