Nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống của mình, bạn sẽ phải làm những điều khác biệt. Tuy nhiên, đôi khi chỉ vài cuốn sách truyền cảm hứng cũng có thể thay đổi hoàn toàn cái nhìn của bạn và khiến cuộc sống của bạn bước sang trang mới. Dưới đây là 6 tựa sách hay của hòa thượng Thích Nhất Hạnh được nhiều người mua nhất hiện nay
1 Gieo Trồng Hạnh Phúc
Tôi phải mất nhiều năm lò mò đi học, đi tìm hiểu, nghiên cứu các thiền cho đúng. Trước đây tôi cứ nghĩ thiền là chỉ ngồi kiết già, im phăng phắc suốt ngày đêm trong rừng sâu hay bóng tối và thiền là dành cho người xuất gia Nhưng đâu phải vậy, Thiền dành cho tất cả chúng ta. May thay nếu bạn có trên tay cuốn cẩm nang này “Gieo trồng hạnh phúc” của thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Trước đây mỗi khi ngồi thiền, tâm tôi thường hay tán loạn, chạy nơi này, nơi kia. Có lúc đang tôi đang ngồi tại nhà ở Sài Gòn mà tâm tôi đã vọt đi tận đến Huế, Đà Nẵng thậm chí qua đến tận Mỹ. Ôi cái tâm ma lanh thế thì làm sao mà điều phục được chúng. Khi đi, lúc nấu ăn hay bất cứ làm một công việc gì thì tôi cũng đều mong cho nhanh, cho xong việc. Có nhiều khi làm một lần 2, 3 công việc. Đến lúc hoàn thành công việc thì người cũng mệt lả đi.
Tôi cũng đã từng tham gia nhiều khóa tu của Làng Mai, cũng sinh hoạt cùng với tăng thân. Nhưng có một điều rất lạ là khi tham gia khóa tu hay khi sinh hoạt cùng tăng thân thì tôi thực tập rất tốt. Rất có chánh niệm và thường xuyên ý thức được rằng là mình đang làm gì. Cũng nhờ vậy mà tôi thấy mình khỏe lên, có một nguồn năng lượng giúp tôi hoàn thành công việc một cách nhẹ nhàng, bình an.
Nhưng rồi nguồn năng lượng ấy cứ mất dần khi tôi quay trở lại đời sống thường ngày. Nhiều lúc công việc nó cuốn làm tôi mất đi chánh niệm, mất đi sự kiểm soát khi có cơn buồn giận nổi lên.
Rồi một ngày, bạn tôi tặng cho cuốn sách “ GIEO TRỒNG HẠNH PHÚC” . Tôi nhận quyển sách từ tay bạn và mở ngay mục lục ra để đọc. Tôi vui mừng quá. Một cảm giác không thể tả được. Vì quyển sách này thực sự là cuốn cẩm nang giúp tôi thực tập thiền hàng ngày. Những điều mà tôi đã được quý thầy và quý sư cô hướng dẫn khi tham gia khóa tu bây giờ có cẩm nang thật sự đây rồi. Tôi dựa vào “ GIEO TRỒNG HẠNH PHÚC” để thưc tập đúng như những khi tôi được tham gia sinh hoạt trong các khóa thiền.
Việc rất quan trọng với tôi và cả bạn nữa là tập 10 động tác chánh niệm mỗi buổi sáng. Đây là những bài tập thể dục hết sức căn bản và đầy đủ kết hợp với hơi thở. Thật tuyệt vời. Trước đây khi tập thể dục tôi chỉ chú ý đến động tác và tập làm sao mà cho người đổ mồ hôi ra càng nhiều càng tốt. Nhưng đôi khi cũng chính vì tập quá mức nên cơ thể tôi cũng rơi vào tình trạng mệt mỏi.
Tôi tập áp dụng tập 10 động tác kết hợp với hơi thở vào, hơi thơi ra và cảm thấy rất rõ kết quả diệu kỳ. Tôi thở vào thật sâu và thở ra thật nhẹ và chậm. Mỗi động tác cũng làm thạt chậm để ý thức về từng bộ phận trong cơ thể mình. Khi tập xong tôi cảm thấy người nhẹ nhàng và sảng khoái. Bây giờ hàng ngày tôi thường xuyên duy trì tập 10 động tác chánh niệm này để tạo sức khỏe và bình an cho mình, để lưu thông khí huyết. Vừa nhẹ nhàng mà vừa ít tốn thời gian. Tôi rất muốn bạn thực tập 10 động tác giản đơn và hiệu quả này mỗi ngày cùng tôi. Nhé.
2 Con Đường Chuyển Hóa
Cũng từ sau năm 2005 tôi mới tham gia đều đặn các khóa thiền Vipassana, mỗi khóa 10 ngày, chuyên tâm quán thân, thọ, tâm, pháp, không nói chuyện hay giao tiếp với bất cứ ai. 10 ngày chuyên tâm nhập thất thực hành thiền quán rất đặc biệt và thú vị. Kết quả sau mỗi khóa thiền này thật bất ngờ và tôi càng thấy ý nghĩa hơn của bản kinh “Bốn lĩnh vực quán niệm”.
Tôi cũng từng bước biết quán vô thường, quán buông bỏ, quán vô dục, quán diệt vọng tưởng. Tôi dần dần biết đến không, vô tướng, vô tác như ba cánh cửa giải thoát. Cứ thực tập như vậy, lúc chuyên, khi thì chưa, mỗi ngày một xíu, mỗi tháng một chút, tôi thấy Phật pháp thật vi diệu. Tôi dần dần ngấm thêm năng lượng tập thể khi được cùng thực hành những lời dạy của Đức Phật trong cùng nhóm bạn đạo, tại công ty, cùng với gia đình, bạn bè. Tôi tham gia các khóa thiền đều đặn và dần rủ thêm, thậm chí thuyết phục mọi người quanh mình cũng tham gia. Thật kỳ diệu.
Tôi dần ngấm rõ rằng sống một mình, sống trong giác ngộ và giải thoát là sống tự tại, thong dong, không mong chờ, không hoài tưởng. Rằng mình cần thực tập sống hết mình với hiện tại, ngay bây giờ và ở đây.
Tôi thích thú nhất khi thực tập và phát hiện ra rằng thiền chính là sống, rằng mình đang thực tập sống thiền. Khi mình thư giãn theo dõi hơi thở của mình, quan sát các bộ phận trong cơ thể, mọi hành động của mình, khi quán chiếu các cảm thọ, khi quan sát các pháp diễn ra quanh mình thông qua 6 giác quan thì ta có ngay bình an và hạnh phúc. Đơn giản chỉ quan sát mà không phán xét. An lạc tự đến rất bất ngờ.
Tôi nhân ra rằng, chỉ cần thực tập những cái đơn giản nhất như khi ăn biết mình đang ăn, khi đi biết mình đang đi, khi ngồi biết mình đang ngồi, khi uống nước biết mình đang uống, khi ngắm mặt trời mọc, mặt trời lặn ta biết mình đang ngắm mặt trời là hạnh phúc có ngay lập tức. Như sớm nay, tôi ngồi ngắm lọ hoa trong phòng, tôi tiếp xúc với từng cánh hoa, từng chiếc lá tôi thấy thật bình an. Như tôi đang gõ những dòng chữ được rót ra từ tâm mình, tôi thấy hạnh phúc đến lạ kỳ.
Ngày nhỏ, tôi cứ nghĩ Đức Phật là ông thần, ông thánh, là người ban phát tiền bạc, niềm vui, công danh, sự nghiệp,… Cũng như bao người dân thôn quê miền Bắc, tôi theo bà, theo mẹ vào chùa để lễ, để cầu xin. Mãi đến sau này, lớn lên rồi, tôi mới biết Đức Phật là một vị thầy đáng kính. Rằng không ai mang vật chất lẫn vui buồn cho mình. Rằng không có con đường đi đến hạnh phúc mà hạnh phúc chính là con đường. Rằng mình cứ thực tập quán bốn lĩnh vực: thân, thọ, tâm, pháp là tức khắc có hạnh phúc tức thì. Dễ vậy vậy mà sao bao năm xưa tôi không phát hiện ra. Đơn giản đến vậy mà đến nay, đến tận lúc này, bao người vẫn không biết.
3 Giọt Nước Cành Dương
Đúng vào hôm tôi vừa ở Phật Học Đường Báo Quốc về thì Vĩnh đến thăm. Anh đến mang cho tôi một chồng sách Phật viết bằng tiếng Pháp mà anh mới gởi mua tận xứ xa. Anh cũng không quên mang tặng chú Tâm Mãn một cuốn tự điển Pháp Việt mới xuất bản, bởi vì anh biết chú Mãn đang cần cuốn này để học thêm Pháp văn.
Vĩnh cười nói với chú Mãn:
– Pháp văn của chú đã khá lắm rồi đấy. Truyện của Alphonse Daudet mà chú có thể đọc không cần tự điển rồi cơ mà, nhưng mà mà Hán văn của tôi còn tệ lắm. Học chóng quên qua. Chẳng biết bao giờ tôi có thể đọc được sách Hán văn như các chú.
Tôi cũng cười:
– Anh chẳng lo. Cứ chịu khó theo phương pháp của tôi đã bày mà học. Với cái thông minh của anh, có lẽ chẳng bao lâu anh vượt được cả chú Mãn nữa đấy.
Vĩnh thông minh thật. Độ tôi còn ở chùa (chưa vào nội trú Phật học đường), mỗi tuần anh đến hai lần học với tôi, thế mà chỉ trong vòng ba tháng thôi, anh đã có thể đọc nhấp nhem được quyển “Phật giáo sơ học khóa bản” viết bằng chữ Hán. Anh học chữ Hán bởi vì anh cố công muốn nghiên cứu giáo lý đạo Phật. Anh chịu khó đáo để. Gần đến kỳ thi tú tài phần hai rồi mà anh vẫn không bỏ Hán văn. Anh bảo:
4 Hạnh Phúc Mộng Và Thực
– “Tại sao Đức Thế Tôn lại nói trong cái vui phi thời của ái dục vị ngọt rất ít mà chất cay đắng rất nhiều, cái hưởng thụ rất mà mà tai họa rất lớn? Tại sao Đức Thế Tôn lại nói an trú trong hiện pháp là lìa bỏ được những ngọn lửa phiền não đốt cháy, vượt ngoài thời gian, đến để mà thấy, tự mình thông đạt, tự mình có thể giác tri?”
Nếu một miếng xương trần không thể nào làm no một con chó, thì đối tượng của ái dục không bao giờ làm thỏa mãn cái khát khao của một con người. Càng theo ái dục, ta càng bị phiền não đốt cháy. Phiền não ở đây là sự không được thỏa mãn.
Bạn đã bao giờ dừng lại để nhìn xem mình có đang chạy theo “khúc xương trần” đó hay không và hạnh phúc mà tang đang có làMỘNG hay THỰC?
5 Trái Tim Mặt Trời
Thiền tập của đạo Bụt khởi nguyên từ đời sống hàng ngày của đức Thế Tôn và cũng được nếp sống ấy hàm dưỡng từng ngày. Truyền thống thiền tập của đạo Bụt sở dĩ sinh động và phong phú như ngày nay là do đã được nuôi dưỡng liên tục bởi nhiều thế hệ thiền giả trong hai ngàn sáu trăm năm qua. Với sự hiểu biết tường tận và kinh nghiệm sống thiền dào dạt của mình, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã mở toang cánh cửa đi vào nếp sống thiền hùng vĩ ấy để chúng ta có thể thừa hưởng được suối nguồn tuệ giác đạo Bụt.
Thiền trong Trái Tim Mặt Trời là một nếp sống sống động. Nếp sống ấy đặt nền tảng trên sự hiểu biết tường tận và trung thành với Phật giáo Nguyên thủy, nếp sống ấy thừa hưởng được sự thăng hoa và cởi mở của Phật giáo Đại thừa, nếp sống ấy hơn thế nữa, còn thể hiện sự hòa quyện mầu nhiệm giữa suối nguồn tuệ giác đạo Bụt với nền triết học hiện đại và các khám phá mới nhất của khoa học thế giới.
Qua Trái Tim Mặt Trời, Thiền sư sẽ đưa nhịp thở mong manh của trái tim bạn hòa làm một với nhịp thở hùng tráng của mặt trời.
6 Thương Yêu Theo Phương Phát Bụt Dạy
Thông thường khi nói đến thương yêu, ta hay nghĩ rằng đối tượng thương yêu là một người khác. Từ nhỏ chúng ta cũng được dạy rằng phải yêu thương người khác, thậm chí đến quên mình, đó được ca ngợi là đức hy sinh. Nhưng Bụt dạy rằng đối tượng thương yêu đầu tiên phải là chính bản thân mình. Nếu không thương yêu được bản thân thì ta không thể thương yêu được bất cứ ai khác.
Thương yêu ở trong đạo Phật là một sự thực tập chứ không phải là sự hưởng thụ mà thôi. Tu tập như vậy thì càng ngày mình càng hạnh phúc và người yêu của mình càng ngày càng hạnh phúc.